1. Định hướng hoạt động của Vinamilk
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
• Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
• Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt Nam.
• Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ.
• Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới.
• Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới thị phần các sản phẩm dành cho trẻ em, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá
trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn Công ty.
• Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp.
• Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả. Phủ khắp hơn 300.000 cửa hàng bán lẻ sữa trên toàn quốc.
• Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.
• Đứng vào top 50 Cty sữa có doanh thu cao nhất trên thế giới vào năm 2017, với doanh số 3 tỷ USD mỗi năm.
3. Các biện pháp để phát triển thương hiệu Vinamilk:
Dựa trên các định hướng và mục tiêu phát triển như trên, có thể đưa ra một số biện pháp thực tiễn mà công ty có thể áp dụng trong chiến lược phát triển thương hiệu như sau:
3.1. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm
Kinh doanh các sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, Vinamilk cần đặc biệt chú trọng giữ vững uy tín về chất lượng – giá trị cốt lõi của thương hiệu Vinamilk. Như đã nói ở trên, công ty đặc biệt chú trọng về chất lượng sản phẩm, từ nguyên liệu, quy trình công nghệ đến hệ thống quản lý chất lượng. Từ đó mà sản phẩm Vinamilk chất lượng không hề thua kém sản phẩm của các công ty nước ngoài. Tất cả những yếu tố này cần được tuân thủ nghiêm ngặt và phát huy hơn nữa bởi nếu để mất uy tín về chất lượng, đánh mất lòng tin của người tiêu dùng thì giá trị thương hiệu sẽ không còn. Đã có dây chuyền công nghệ hiện đại, cùng với áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp, điều Vinamilk cần làm là đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, có tay nghề để khai thác công nghệ có hiệu quả.
Năm 2010, công ty cũng đầu tư 179,3 tỉ đồng vào Công ty Miraka Limited tại New Zealand (chiếm 19,3% vốn cổ phần của dự án). Dự án này nằm
trong chiến lược dài hạn giúp Vinamilk từng bước hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, tiếp thu công nghệ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tăng cường xuất khẩu. Đây cũng là một hướng đi cần được khuyến khích.
Công ty cần nghiên cứu thị trường và làm rõ xem sản phẩm nào có tính cạnh tranh lớn từ đó tập trung phát triển thông qua các hướng như nâng cao thông số dinh dưỡng sản phẩm hay tăng cường tính thích ứng của sản phẩm. Trẻ em cần phân ra từng lứa tuổi với những đặc điểm riêng biệt để cung cấp các sản phẩm có tính năng phù hợp với lứa tuổi đó. Hoạt động nghiên cứu thị trường cần chính xác, đầy đủ và cập nhật để kịp thời biết mà có chiến sách phù hợp, chớp được thời cơ để giải quyết
3.2. Mở rộng và tăng cường quản lý kênh phân phối
Vào cuối năm 2008, Vinamilk lại bị một số người tiêu dùng tẩy chay vì sữa nhiễm vi khuẩn khiến sữa bị chua, bao bì bị biến dạng, không thể sử dụng được. Công ty đã giải thích sự cố này là do khâu vận chuyển, bảo quản chứ không phải do sản xuất. Cụ thể là các cửa hàng nhỏ lẻ ở một số tỉnh đã không tuân thủ quy định về vận chuyển cũng như không có máy lạnh để bảo quản sữa.
Kế hoạch của công ty là sẽ phủ kín hơn 300.000 điểm bán lẻ sữa trên cả nước, vì thế, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa kênh phân phối để tình trạng này không lặp lại. Các cửa hàng nhỏ không có máy lạnh chỉ được phép bày bán các sản phẩm sữa nước, sữa bột, sữa đặc bởi các sản phẩm này có thể bảo quản ở nhiệt độ thường.
Theo quan điểm của ban lãnh đạo Vinamilk, một doanh nghiệp muốn thành đạt, muốn “ra biển lớn” thì trước hết phải thắng trên sân nhà. Việc đầu tư mở rộng hệ thống phân phối sẽ giúp Vinamilk củng cố hơn nữa vị trí dẫn đầu thị trường, từ đó làm nền tảng cho việc tăng cường xuất khẩu, đạt mục tiêu doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017.
3.3. Ổn định nguồn cung sữa bò nguyên liệu
Theo báo cáo quy hoạch sữa của Bộ Công Thương năm 2010 cũng đã chỉ rằng, tổng sản lượng sữa bò cả nước từ năm 2008 đến nay hầu như chỉ đáp ứng khoảng 60% tổng sản lượng sữa nước được sản xuất bởi các doanh nghiệp. Từ trước đến nay Vinamilk cũng phải nhập khẩu rất nhiều sữa bột, chủ yếu từ các nước phát triển như Úc, New Zealand. Giá sữa bột nhập khẩu cao hơn giá sữa tươi thu mua trong nước, tuy nhiên hàm lượng dinh dưỡng lại kém hơn. Vì thế để đạt mục tiêu tăng trưởng cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm, Vinamilk nên đầu tư nhiều hơn vào phát triển các trang trại bò sữa của riêng mình. Năm 2009 Vinamilk đã khánh thành trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam ở Nghệ An với quy mô 3000 con bò sữa. Trang trại với công nghệ hiện đại và quy trình chăm sóc nghiêm ngặt, đàn bò sữa được đảm bảo từ chuồng trại, thức ăn đến môi trường sống, do đó chất lượng sữa nguyên liệu cực kì đảm bảo. Tuy nhiên việc đầu tư những trang trại như vậy đòi hỏi nguồn vốn không nhỏ. Vì thế song song với phát triển những trang trại của riêng mình, Vinamilk cần tăng cường tìm kiếm nguồn cung sữa nguyên liệu trong nước. Hiện tại cả nước chỉ có khoảng 119.000 con bò sữa, đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguyên liệu đầu vào của 73 doanh nghiệp sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa tại Việt Nam. Trong định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu ngành sữa do Bộ công thương đề ra, đến năm 2020, số lượng bò sữa cả nước sẽ đạt 426.088 con và đến năm 2025, số lượng bò sữa sẽ đạt 601.436 con. Đây là điều kiện rất thuận lợi, Vinamilk nên tăng cường tác với các hộ nông dân, từ hỗ trợ tài chính đến hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và có giám sát, kiểm tra chặt chẽ chất lượng sữa đầu ra để tăng nguồn cung chất lượng cao và giá thành rẻ trong nước.
Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam tăng lên đáng kể từ mức 8,09 lít/người/năm vào năm 2000 lên 14,81 lít/người/năm trong năm 2010, với mức tăng trưởng bình quân hơn 9%/ năm. Dự báo lượng tiêu thụ sữa ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo, do đó để đạt mục tiêu tăng trưởng, ngoài nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, ổn định nguồn nguyên liệu thì việc duy trì các hoạt động xúc tiến hỗn hợp là rất cần thiết. Vinamilk nên tiếp tục tài trợ và kêu gọi cho các chương trình từ thiện vì cộng đồng bởi nó vừa giúp ích cho xã hội, vừa đem lại danh tiếng cũng như góp phần nâng cao doanh thu bán hàng. Các chiến dịch quảng cáo cần tiếp tục được đầu tư bởi nó có hiệu quả rất lớn trong việc nâng cao doanh số cũng như củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Công ty nên tiếp tục duy trì quảng bá sản phẩm rộng lớn rãi tới người tiêu dùng qua các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, tạp chí, internet, banner….Thường xuyên thay đổi các nội dung , hình thức quảng cáo mới lôi kéo sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng: tăng thể tích sữa giá bất đổi, tặng kèm đồ chơi trẻ em hay tổ chứ các chương trình giới thiệu, dùng thử sản phẩm ở những nơi công cộng: siêu thị, trường học v.v…
3.5. Đảm bảo giá cả phù hợp với đặc điểm thị trường Việt Nam:
Chiến lược giá cần phải phù hợp với giá trị của sản phẩm, phù hợp với thu nhập của từng người tiêu dùng, nên có nhiều loại cho họ lựa chọn. Giá cả là mối quan tâm chủ yếu vì đây là yếu tố cạnh tranh và khích lệ người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm. Trong tương lai nếu nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào và đảm bảo chất lượng công ty giảm nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài. Giá các sản phẩm sẽ được điều chỉnh phù hợp với thu nhập của người lao động. Nên thường xuyên đưa ra những chương trình giảm giá, tăng dung tích sữa nhân những ngày đặc biệt…
• Về phía nhà nước
Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ giúp cho công ty phát triển để phát triển thương hiệu nước nhà như và đồng thời cũng cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra chất lượng của sản phẩm để giúp người tiêu dùng an tâm về sản phẩm hơn. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp phát triển với mục đích chủ yếu là vì người tiêu dùng, vì tương lai của trẻ em, vì sự phát triển của cả xã hội nên cần chú trọng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới chất lượng của sản phẩm.