7. Những thành tựu đạt được
3.4 Kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu từ thành công và thất bại của P&G
là nhờ tới Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ (American Dental Association-ADA) - cơ quan chức năng duy nhất có thể giúp mang đến uy tín cho sản phẩm của mình. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, ADA chấp nhận cho sử dụng tên tuổi của mình trong quảng cáo hàng tiêu dùng và mang lại kết quả thật mỹ mãn. Trong vòng một năm, doanh thu của Crest đã tăng gấp đôi và đến năm 1962, con số này tăng lên gấp 3 và đưa Crest trở thành kem đánh răng được tiêu thụ mạnh nhất ở Mỹ. Và thị trường Mỹ, vốn là thị trường có tầm ảnh hưởng mạnh đối với các khu vực lân cận và khác trên thế giới, nắm được tâm lý người Mỹ, biết cách thoải mãn nhu cầu khác hàng và nâng cao chất lượng cuộc sống, P&G đã tạo được thành công lớn đối với nhãn hàng Crest- từ khi hình thành đến khi thất bại và sửa sai thất bại đó để thành công vang dội cho đến ngày hôm nay- cho người Mỹ, từ đó mà thành công lan rộng hơn đến cả khu vực châu Mỹ và các khu vực khác trên thế giới.
Những yếu tố trên đã thể hiện P&G là một công ty đa quốc gia và dung định hướng chiến lược xuyên quốc gia để kinh doan toàn cầu. Định hướng chiến lược này đã giải quyết một số yếu kém trong kinh doanh toàn cầu của công ty. Tạo ra sự phát triển bền vững cho P&G.
3.4 Kinh nghiệm kinh doanh toàn cầu từ thành công và thất bại của P&G. P&G.
Những công ty đang thực hiện kinh doanh nội địa muốn phân phối sản phẩm của mình ra thị trường thế giới thì cần phải xem xét những bài học kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia thành công trên thế giới điển hình là P&G.
Trong việc kinh doanh toàn cầu của mình thì P&G đã đạt được những thành công tốt đẹp nhưng trong lịch sử của mình thì P&G cũng đã gặp phải một số thất bại. Thất bại khi thâm nhập thị trường mà không tìm hiểu văn hóa địa phương, nhu cầu của thị trường nội địa… qua những thất bại đó thì nhóm chúng em xin rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các công ty muốn kinh doanh toàn cầu.
Thứ nhất, trước khi muốn mở rộng công ty phân phối của mình ra nước ngoài thì cần phải xác định nhu cầu của địa phương, đối chiếu lại sản phẩm của mình xem có phù hợp với nhu cầu của địa phương đó không, nếu không phù hợp thì cần có những điều chỉnh thích hợp để đáp ứng nhu cầu của địa phương.
Thứ hai, nghiên cứu các giá trị văn hóa của địa phương mà mình có phân phối sản phẩm, sử dụng một số nguồn nhân lực địa phương để kinh doanh và dễ dàng tiếp cận khách hàng.
Thứ ba, tùy vào nội tại, tiềm lực tài chính và kinh nghiêm kinh doanh của mình mà lựa chọn định hướng chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp. Lựa chọn hình
thức liên doanh, nhượng quyền, thành lập công ty con… thì phải phù hợp với loại hình sản phẩm mình kinh doanh.
Thứ 5, nghiên cứu và đánh giá chính xác về các đổi thủ cạnh tranh về sản phẩm của công ty trên toàn cầu và của địa phương, qua đó có thể đưa ra các định hướng chiến lược nhằm giành được thì phần nhiều hơn, thòa mãn được khách hàng.
Các công ty khi muốn kinh doanh toàn cầu cần dựa vào tiềm lực, sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp để lựa chọn định hướng chiến lược kinh doanh toàn cầu phù hợp.
KẾT LUẬN.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày nay các công ty đa quốc gia ngày càng lớn mạnh, các công ty ngày càng hoàn thiện các chiến lược kinh doanh toàn câu của mình để tạo ra những lợi ích của cuộc sống và lợi nhuận cao nhất.
P&G là một công ty kinh doanh toàn cầu với mục đích đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người. P&G có những chính sách hướng đến một cuộc sống cho tương lai mai sau. Bằng hệ thống sản phẩm đa dạng và phong phú hơn 300 loại của mình. P&G đã và đang đạt được mục đích kinh doanh của mình, hướng tới một mục tiêu xa hơn trong tương lai. Tạo ra mô hình kinh doanh cho các công ty nội địa tham khảo kinh nghiệm về kinh doanh toàn cầu.
Danh sách tài liệu tham khảo. 1. www.pg.com
2. Sách “Kinh doanh toàn cầu ngày nay” của tập thể tác giả ( Ts. Nguyễn Đông Phong, Ts. Nguyễn Văn Sơn, Ts. Ngô Thị Ngọc Huyền, Ths. Quách Thị Bữu Châu).