3.6.1. Mô men khởi động
Động cơ của máy lạnh lạnh phải có mômen khởi động lớn để có thể khởi động ngay trong trạng thái đầy tải. Vì khi máy đang hoạt động có thể thermostat (rơle nhiệt độ phòng lạnh) hoặc bất kỳ một rơle nào đó ngắt mạch, khi động cơ máy nén ngừng chạy, sau một thời gian rơle đóng mạch, động cơ khởi động và phải đưa máy nén đang ở trạng thái đầy tải hoạt động.
3.6.2. Tốc độ động cơ và trục khuỷu
Các loại máy nén kín, nửa kín và hở dùng khớp nối trực tiếp, tốc độ động cơ đúng bằng tốc độ trục khuỷu máy nén. Tốc độ động cơ xác định theo biểu thức:
21 2 1 2 1 d n n d = (3.13)
n1: tốc độ động cơ, vg/ph.
n2: tốc độ vòng quay trục khuỷu máy nén, vg/ph. d1: đường kính hiệu quả bánh đai động cơ, mm. d2: đường kính hiệu quả bánh đai máy nén, mm. 3.6.3. Quan hệ công suất động cơ và năng suất lạnh
Năng suất lạnh của một máy nén không cố định mà thay đổi, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Công suất động cơ yêu cầu tăng khi:
- Lưu lượng qua máy nén tăng. - Số vòng quay máy nén tăng.
- Nhiệt độ ngưng tụ tăng, áp suất ngưng tụ tăng. - Nhiệt độ bay hơi tăng, áp suất bay hơi tăng. 3.6.4. Bảo vệ động cơ
Các động cơ điện làm mát bằng không khí tự nhiên hoặc cưỡng bức thường được trang bị các thermostat trên mỗi cuộn dây quấn các thermostat được mắc nối tiếp nên chỉ cần một thermostat bất kỳ tác động là động cơ được ngắt điện để bảo vệ.
Đối với các động cơ của máy nén kín thường sử dụng các thiết bị bảo vệ sau đây: - Rơle nhiệt bảo vệ quá tải kiểu dòng điện.
- Thermistor bảo vệ. - Rơle nhiệt.
- Thermostat lắp đặt ở đầu cuộn dây.