An toàn lao động trong phân xưởng đập nghiền

Một phần của tài liệu Thiết kế máy nghiền màu phần 3 (Trang 31 - 36)

An toàn lao động là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của công nhân và nâng cao năng suất lao động.

Để đảm bảo an toàn cho người làm việc ở phân xưởng đập nghiền phải thực hiện các qui tắc kỹ thuật an toàn, các định mức vệ sinh công nghiệp như nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, nồng độ bụi ở nơi làm việc.

Các tiêu chuẩn về độ chiếu sáng thực hiện thông qua việc bố trí các đèn điện ở nhà sản xuất. Các tiêu chuẩn về nồng độ bụi được bảo đảm bằng cách thực hiện bằng các biện pháp khử bụi như phun nước vào vật liệu, bao kín các nguồn sinh bụi và dùng quạt gió đẩy bụi đến bộ phận thu bụi ... Tùy theo tính chất của loại vật liệu nồng độ bụi cho phép ở trong khoảng từ 0,3÷10mgam/m3

Để bảo đảm an toàn và thuận tiện cho việc vận hành, sửa chữa thiết bị thì sân công tác phải đủ rộng để thợ vận hành, thợ sửa chữa làm việc và đủ chỗ để đặt phụ tùng dự trữ và các chi tiết máy tháo dở ra khi sửa chữa, phần diện tích công tác cao hơn sàn nhà từ 0,3m trở lên phải có hàng rào chắt chắn, cao hơn 1 m bao quanh, chân rào có bờ cao ít nhất là 180mm.

Các ống và máng vận chuyển phải luồng sâu hoặc đặt ở độ cao tối thiểu là 2,2m so với mặt sàn. Trong các phân xưởng phải

bố trí cầu trục hoặc palăng để vận chuyển và nâng hạ các chi tiết nặng khi lắp ráp hoặc sửa chữa, thay thế.

Các phần chuyển động và chỗ nguy hiểm của máy phải được che kín, cụ thể là các bộ phận truyền động và dẫn động của tất cả các máy, phiểu chất khoáng và miệng cấp khoáng của các máy đập và máy nghiền, tang quay của máy cấp liệu và băng tải dọc chiều băng tải phải có thành chắn ở 2 bên.

Chiều rộng của lối đi chính trong phân xưởng phải lớn hơn 1,5m. chiều rộng lối đi quanh các máy lớn và phải quan sát cẩn thận khi vận hành. Lối đi quanh các thiết bị khác cần lớn hơn 1m. khoảng cách giữa các phần tĩnh của các thiết bị cần lớn hơn 600mm.

Các thiết bị mở máy cần đặt ở chỗ mà khi công nhân vận hành đóng mở máy có thể nhìn bao quát toàn bộ diện tích làm việc, và phải ở gần lối đi dẫn đến các máy. Khi bố trí các thiết bị khởi động tập trung thì chỉ được mở máy khi đã nhận được tín hiệu của người vận hành máy. Nút ấn để dừng máy phải đặt ở gần máy.

Nội qui an toàn được xác định cụ thể cho từng vị trí làm việc. Công nhân phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ các điều ghi ở bản nội qui đó. Các nhân viên an toàn, các độ trưởng tổ trưởng sản xuất có trách nhiệm giám sát và đôn đốc thực hiện.

KẾT LUẬN

Sau hơn 3 tháng làm việc được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô trong Khoa cơ khí em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế theo đúng thời gian yêu cầu.

Trong khi thực hiện thiết kế, em đã kết hợp các lý thuyết về nghiền trong các tài liệu về vật liệu xây dựng, các kiến thức cơ khí chuyên môn đã học và thực tế sản xuất ở các cơ sở gia công đá trong khu vực Đà Nẵng. Dây chuyền nghiền đá xây dựng với máy nghiền có công suất N=33KW thích hợp với các cơ sở sản xuất vừa và lớn. Kết cấu máy đơn giản, điều kiện vận hành bảo quản dễ dàng, với trang thiết bị sẵn có ở các nhà máy cơ khí địa phương cho phép chúng ta có thể sản xuất được máy này để cung cấp cho các nhà máy công trường. Vì khả năng có hạn, kiến thức thực tế còn ít, thời gian ngắn nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của thầy cô.

Một lần nữa em xin chân thành tỏ lòng biết ơn thầy cô hướng dẫn, các thầy cô trong Khoa cơ khí đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em được hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đà Nẵng, ngày .... tháng 05 năm 2002

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU...01

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU ĐÁ VAÌ QUÁ TRÌNH KHAI THÁC ĐÁ...02

1.1. Giới thiệu về vật liệu đá và đá dăm dùng trong sản xuất các cấu kiện bê tông và làm đường sá...02

1.2. Giới thiệu về quá trình và thiết bị khai thác và gia công vật liệu đá và đá dăm...06

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH ĐẬP NGHIỀN...09

2.1. Mục đích và ý nghĩa của đập nghiền...09

2.2. Các phương pháp đập nghiền...10

2.3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật...12

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẬP NGHIỀN VAÌ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN HỢP LÝ...22

3.1. Phân loại chung...22

3.2. Các loại máy nghiền trong công nghiệp vật liệu xây dựng 22 3.3. Giới thiệu một số máy cở thô...24

3.4. Chọn phương án thiết kế...30

3.5. Cấu tạo máy nghiền má...31

CHƯƠNG 4: TÍNH CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY...35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Tính góc ngoạm của má động...35

4.2. Số vòng quay của trục lệch tâm...38

4.3 Xác định năng suất máy...41

4.4. Tính công suất động cơ điện...45

5.1. Xác định kích thước động học...48

5.2. Phân tích động học cơ cấu...52

5.3. Tách cơ cấu thành nhóm ATXUA...57

CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN CÁC CHI TIẾT CHỦ YẾU...61

6.1. Chọn động cơ điện...61

6.2. Chọn công suất và số vòng quay động cơ...62

6.3. Thiết kế bộ truyền đai...64

6.4. Tính toán và thiết kế trục lệch tâm...70

6.5. Thiết kế gối đỡ trục...76

6.6. Tính sức bền má động...80

6.7. Tính tấm đẩy...83

6.8. Lựa chọn chọn thân máy...86

6.9. Lựa chọn các tấm lót...86

CHƯƠNG 7: HƯỚNG DẪN VAÌ SỬ DỤNG...87

7.1. Các thông số kỹ thuật của máy...87

7.2. Lắp ráp và vận hành máy...87

7.3. Sửa chữa máy...89

7.4. An toàn lao động trong phân xưởng đập nghiền...93

KẾT LUẬN...95

TAÌI LIỆU THAM KHẢO

1. Thiết kế chi tiết máy

Tác giả: Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lãm

NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội 1979 2. Nguyên lý máy

Tác giả: Đinh Gia Tường - Bùi Xuân Liên

NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp 1970 3. Máy nâng chuyển

Tác giả: Phạm Phú Lý - Trần Thế Vinh 4. Đập nghiền khoán sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác giả: Nguyễn Bơi - Trương Cao Suyển - Kiều Cao Thăng

Một phần của tài liệu Thiết kế máy nghiền màu phần 3 (Trang 31 - 36)