Chuẩn hóa mức 1(1.NF)

Một phần của tài liệu Phần mềm quản lý nhân sự và lương Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu (Trang 25 - 30)

Chi tiết chức năng Quản lý nhân sự

2.1.Chuẩn hóa mức 1(1.NF)

Chuẩn hóa mức 1( 1.NF) quy định rằng, trong mỗi danh sách không được phép chứa những thuộc tính lặp, nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách các thuộc tính lặp đó ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý.

Gán thêm cho nó một tên, tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm một thuộc tính đinh danh của danh sách gốc.

2.2.Chuẩn hóa mức 2(2.NF)

Chuẩn hóa mức 2(2.NF) quy định rằng, trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phục thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không chỉ phụ thuộc vào 1 phần của khóa. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khóa thành một danh sách con mới.

Lấy bộ phận khóa đó làm khóa cho danh sách mới. Đặt cho danh sách mới này một tên riêng cho phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách.

2.3.Chuẩn hóa mức 3(3.NF)

phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm và thuộc tính Y và Y phụ thuộc hàm vào X thì phải tách chúng và 2 danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chưa quan hệ Yvới X.

Xác định khóa và tên cho mỗi danh sách mới.

Trên cơ sở chuẩn hóa dữ liêu 3 mức ta xây dựng được cơ sở dữ liệu của hệ thống Quản lý nhân sự và tính lương gồm các bảng sau: Bảng bộ phận, Bảng chức vụ, Bảng nhân viên, Bảng chám công, Bảng dữ liệu lương, Bảng các khoản phụ

3.Thiết kế dữ liệu

Qua phần phân tích hệ thống ở trên, phần thiết kế cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin mới là một việc rất quan trong. Thiết kế cơ sở dữ liệu là xác định lại yêu cầu của người sự dụng thông tin mới. Cơ sở dữ liệu của hệ thống quản lý lương của công ty phải bao gồm các bảng dữ liệu sau:

1 - Bảng Bộ phận

Tên trường Loại dữ liệu Ghi chú

Mabophan Text Mã bộ phận

Tenbp Text Tên bộ phận

Giodm Number Giờ làm định mức

Sanluongdm Number Sản lượng định mức

Loaibp Text Loại bộ phận

2 - Bảng chức vụ

Tên trường Loại dữ liệu Ghi chú

Macv Text Mã chức vụ

Tencv Text Tên chức vụ

Mabp text Bộ phận

3 - Bảng Nhân viên

Tên trường Loại dữ liệu Ghi chú

Mahv Text Mã nhân viên

Hoten Text Họ và tên nhân viên

Maluong Number Hệ số lương

Makp Number Các khoản phụ

Dangvien Boolean Đảng viên

4 - Bảng Chấm công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tên trường Loại dữ liệu Ghi chú

Macong Text Mã chấm công

Ngay date Ngày làm

Ca Number Ca làm

Thoigian Number Thời gian làm

Sanluong number Sản lượng làm được 5 - Bảng Dữ liệu lương

Tên trường Loại dữ liệu Ghi chú

Maluong Text Mã lương

Loailuong text Loại lương

Sotien Number Số tiền từng loại

6 - Bảng Các khoản phụ

Tên trường Loại dữ liệu Ghi chú

Makp Text Mã khoản phụ

khoanmuc text Khoản mục

Sotien Number Số tiền từng loại

Ghichu text Ghi chú

Các bảng dữ liệu trên sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin của người sử

dụng, đặc biệt đối với nhà quản trị. Giữa các bảng có mối liên hệ với nhau, giúp cho nhà quản trị có thể xác định được tổng tiền lương phải trả là bao nhiêu, những cán bộ công nhân viên nào làm tốt được công việc hàng tháng để khen thưởng và tăng lương.

4.Thiết kế thuật toán/ logic xử lí

4.1.Khái niệm giải thuật

Giải thuật( Algorithm) là một dãy các quy tắc chặt chẽ xác định một trình tự các thao tác trên một đối tượng cụ thể để giải quyết một vấn đề hoặc để hoàn thành một mục đích cuối cùng nào đó.

 Các phương pháp diễn đạt giải thuật

Để diễn đạt một giải thuật thông thường người ta có thể dung ba phương pháp chủ yếu sau:

Phương pháp 1: Diễn đạt giải thuật bằng lời

Phương pháp 2: Diễn đạt giải thuật bằng sơ đồ khối

Phương pháp 3: Diễn đạt giải thuật bằng một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc Trong đề tài này em đã dùng phương pháp Diễn đạt giải thuật bằng sơ đồ khối. Tư tưởng của phương pháp này là trên cơ sở ý đồ chủ đạo của giải thuật, người ta tiến hành xây dựng các khối biểu diễn các quy trình tính toán, xử lý dữ liệu và mối liên hệ giữa các khối với nhau.

Phương pháp biểu diễn giải thuật toán bằng sơ đồ khối cho ta một cái nhìn tổng thể về phương pháp giải quyết bài toán và mối liên hệ giữa các khối với nhau.

4.2.Thiết kế các module

Chương trình gồm 4 tầng xử lý chính, hướng đối tượng hoàn toàn, được lập trình bởiVisual Basic .NET và SQL Server Express

+ Tầng cơ sở dữ liệu: Bao gồm các thành phần cơ sở dữ liệu: các trường, các bảng, các thủ tục tích hợp. Quản lý kết nối và xử lý các câu lệnh truy vấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tầng thực thể: bao gồm các đối tượng xử lý, các hàm và thủ tục để điều khiển đối tượng. Tầng thực thể làm việc trực tiếp với tầng cơ sở dữ liệu. Thông tin đầu vào và đầu ra chỉ tương tác với tầng xử lý ngữ cảnh.

+ Tầng xử lý ngữ cảnh: Nhận các yêu cầu của người dùng theo từng chức năng, ngữ cảnh của chương trình từ tầng giao diện. Phân tích thành các yêu cầu và truyền xuống tầng thực thể. Kết quả của quá trình xử lý sẽ trả về tầng giao diện.

+ Tầng giao diện: Giao tiếp trực tiếp với người sử dụng, phân bổ các chức năng và nhân các yêu cầu của người sử dụng. Tương ứng sẽ truyền và nhận thông tin từ tầng xử lý ngữ cảnh để áp ứng nhu cầu người sử dụng.

Một phần của tài liệu Phần mềm quản lý nhân sự và lương Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu (Trang 25 - 30)