Các giải pháp thực hiện
− Nguyên tắc vay nợ của Trung Quốc là chú trọng các khoản vay trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi của các nước và các tổ chức tiền tệ quốc tế, tận dụng các khoản vay hỗn hợp mang tính ưu đãi, các khoản vay xuất khẩu và các khoản vay thương mại, lựa chọn các điều kiện vay hợp lý nhất.
− Trung Quốc chú trọng hơn tới hình thức vay theo dự án. Các khoản vay đều phải là các khoản vay của các dự án, không vay để bù đắp nợ tài chính.
− Chú trọng hợp lý hoá hướng đầu tư của các khoản vay. Các khoản vay nước ngoài phần lớn được hưởng vào các ngành hạ tầng cơ sở như: năng lượng, giao thông. Ngoài ra, có thể đầu tư vào các dự án then chốt của ngành công nghiệp, đầu tư cải tạo kỹ thuật của các doanh nghiệp công nghiệp, xây dựng nông nghiệp, đầu tư cho phát triển công nghiệp xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, các dự án nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật để có thể đảm bảo lợi ích kinh tế của các khoản vay.
− Quy mô các khoản vay phải hợp lý và khoa học, phải căn cứ vào nhu cầu xây dựng kinh tế và khả năng trả nợ của các đơn vị vay để quyết định quy mô các khoản vay, tỷ lệ hoàn trả nợ từ 15% – 20%/năm, tỷ lệ vay nợ ≤ 100%, để đảm bảo có thể hoàn trả lãi suất của các khoản vay đúng thời hạn. Các khoản vay để đầu tư vào các dự án trọng điểm của Nhà nước do Nhà nước vay và hoàn trả, hoặc do Nhà nước vay, các địa phương, bộ ngành hoặc các doanh nghiệp trả. Các dự án của địa phương và của các bộ ngành do các địa phương và các bộ ngành tự vay tự trả, Nhà nước không can thiệp.
− Trung Quốc đặc biệt đề cao vai trò của việc quản lý và giám sát. Hai cơ quan Trung ương quản lý ODA là Bộ Tài chính (MoF) và Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC). MoF làm nhiệm vụ “đi kiếm tiền”, đồng thời là cơ quan giám sát việc sử dụng vốn. MoF yêu cầu các Sở Tài chính địa phương thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của các dự án, phối hợp với WB đánh giá từng dự án.
Kết quả mà Trung quốc đạt được
Với những chính sách đưa ra Trung Quốc đã đạt được một những thành tựu đáng kể, đó là:
− Nguồn vốn ODA mà Trung quốc thu hút được đã được sử dụng hiệu quả
góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tốc độ phát triển kinh tế trong những năm gần đây của Trung Quốc luôn ở mức cao từ 8 - 13% /năm, GDP luôn tăng và ở mức rất cao từ 7.418 tỷ USD năm 2007 lên 8.789 tỷ USD năm 2009.
− Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Trung Quốc ổn định hơn với độ rủi ro thấp hơn, chỉ chiếm 18.2% của GDP trong năm 2009 còn Việt Nam thì chiếm đến 52,3% của GDP. Phần lớn nợ nước ngoài của Trung Quốc là nợ dài hạn, đây chính
là nguyên nhân giúp Trung Quốc tránh được rủi ro nợ trong khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực.
Những giải pháp tăng cường thu hút vốn ODA
Thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình (GDP bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD/năm) và theo tập quán tài trợ quốc tế Việt Nam sẽ nhận được ít hơn các nguồn vốn vay ODA ưu đãi như hiện nay, đồng thời các khoản viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật có khuynh hướng giảm. Do đó trong thời gian tới việc thu hút ODA cần tập trung vào một số nhiệm vụ cụ thể như:
− Các Bộ, ngành và địa phương cần nỗ lực nâng cao năng lực chuẩn bị các chương trình và dự án đã được cam kết vốn để ký kết hiệp định, đẩy mạnh việc thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA để đảm bảo đạt mục tiêu thực hiện 11,9 tỷ USD vốn ODA trong thời kỳ 2006 - 2010 và tạo ra các công trình gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010. Sau năm 2010 ưu tiên sử dụng ODA, nhất là ODA vốn vay kém ưu đãi cho các chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn cao, tạo được nguồn thu.
− Nâng cao trình độ hiểu biết của lãnh đạo và cán bộ quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA ở các cấp về chính sách, quy trình và thủ tục ODA của Việt Nam cũng như của nhà tài trợ.
− Tăng cường thông tin tuyên truyền ra nước ngoài về ODA, kể cả các hoạt động xúc tiến để thu hút nguồn lực này ở nước ngoài.
− Xây dựng hệ thống các tiêu chí để làm cơ sở lựa chọn các chương trình, dự án ODA đưa vào Danh mục yêu cầu tài trợ theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo tính công khai và minh bạch.
− Phát huy vai trò làm chủ và nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành và các địa phương trong việc vận động ODA đối với các nhà tài trợ.
Những giải pháp nhằm sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả hơn
− Mở rộng thành phần được tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA, kể cả khu
vực tư nhân trong nước trên cơ sở quan hệ đối tác công – tư kết hợp trong đầu tư phát triển. Thực tế đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng đồng
vốn có hiệu quả hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước, vì vậy trong thời gian tới cần chú ý hơn tới đối tượng này.
− Quản lý nguồn vốn đầu tư công một cách minh bạch và có trách nhiệm, cải thiện hơn nữa hệ thống của Chính phủ về mua sắm công theo hướng tiếp cận tới các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực này, thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể để phòng chống tham nhũng.
− Bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, rõ ràng, minh bạch, đơn giản và dễ thực hiện của hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến quản lý và sử dụng ODA.
− Tăng cường việc theo dõi và đánh giá các dự án ODA:
• Xây dựng kho dữ liệu chính thức về các chương trình, dự án ODA
phục vụ công tác theo dõi, đánh giá và phân tích việc sử dụng nguồn vốn này. • Xây dựng cơ chế đảm bảo việc theo dõi và giám sát từ phía cộng đồng, góp phần thực hiện các biện pháp phòng chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
• Xây dựng và áp dụng những chế tài cần thiết để khuyến khích những đơn vị thụ hưởng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, đồng thời phòng ngừa và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng kém hiệu quả và vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng ODA.
− Xem xét việc mở rộng hơn diện thụ hưởng ODA đối với các đối tượng
ngoài khu vực nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan tới thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.
− Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ. Thời gian qua trong
khuôn khổ các chương trình, dự án ODA, một đội ngũ khá đông đảo cán bộ đã được đào tạo và huấn luyện về công tác quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần có một chương trình huấn luyện rộng rãi để tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ ở tất cả các cấp.
− Ngoài ra còn phải xác định khả năng trả nợ cả gốc và lãi trong tương lai để xây dựng kế hoạch trả nợ, cập nhật các thông tin trong và ngoài nước về sự biến động của các nhân tố có khả năng tác động đến nguồn vốn vay để xử lý kịp thời và có những quyết định đúng đắn tránh tình trạng lỗ do những tác động của những nhân tố khách quan khi dự án đã đi vào hoạt động.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ