Cơ cấu thị trường nhập khẩu Bảng8: Thị trường nhập khẩu:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀHOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÀ THÀNH (Trang 49)

2, Công ty:Hispania Ceramica S.A.

1.3.4.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu Bảng8: Thị trường nhập khẩu:

Bảng8: Thị trường nhập khẩu: Thị trường Đài Loan Trun g Quốc Nhậ t Hàn Quố c Thá i Lan Malaysi a Tây Ban Nha Y Máy móc 8% 6% Đồ dùng 9%

nội thất Xe máy 7% 4% Sợi, Vải 14% 11% Bánh kẹo 12% Gạch 8% Keo dán 8% Kem không sữa 4% Dụng cụ cầm tay 4% 5% Tổng 26% 14% 6% 11% 12% 12% 15% 4% Nguồn Phòng Kế toán

Hình8 : Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của chi nhánh

 Qua biểu đồ ta nhận thấy:

 Thị trường nhập khẩu đa dạng, chi nhánh giao dịch với nhiều nước trên thế giới với nhiều loại mặt hàng.

 Thị trường Đài Loan tỉ trọng giao dịch chiếm số lượng lớn 26%. Đây là thị trường mà chi nhánh giao dịch từ lâu.với chi phí giao dịch ở mức độ trung bình

 Các thị trường có khối lượng giao dịch trung bình:Tây Ban Nha ( 15%) , Trung Quốc (14%), tiếp theo là Malaysia, Thái Lan ( 12%) và Hàn Quốc ( 11%).

 Thị trường có tỉ trọng giao dịch ít là Nhật Bản ( 6%) và Ý (4%). Tuy nhiên ở thị trường này tỉ trọng giao dịch ít nhưng chi phí và vốn cho lô hàng nhập khẩu ở các thị trường này tương đối cao, bởi chất lượng hàng hóa ở 2 thị trường này rất tốt.

1.4.Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.

Trong tình hình kinh tế thế giới đang dần dần có những biến đổi khởi sắc tốt hơn trong thời gian khủng hoảng vừa qua. Là một công ty xuất nhập khẩu hàng hóa tổng hợp, ban lãnh đạo công ty đã đề ra các phương án sau:

- Tiếp tục triển khai mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu: củng cố mối quan hệ với các đối tác đã thiết lập làm ăn lâu dài với công ty, tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu tiềm năng.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại thị trường trong nước bằng việc củng cố chất lượng bán háng và dịch vụ cho khách hàng tại các điểm: trạm kinh doanh xuất nhập khẩu, cửa hàng Thăng Long và Bãi xe của chi nhánh công ty.

- Tìm kiếm các nguồn nhập khẩu nguyên liệu có giá cả thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng để giảm chi phí nguyên vật liệu.

- Tiết kiệm năng lượng từ các văn phòng chính để giảm chi phí cho công ty.

PHẦN 2. PHẦN2: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNGVÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHI NHÁNH CÔNG TY HÀ VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHI NHÁNH CÔNG TY HÀ THÀNH TRONG THỜI GIAN TỚI.

2.1.Tổng quan thị trường kinh tế Việt Nam 2011,dự đoán tình hình kinh tế 2012.

 Tình hình kinh tế 2011.

Năm 2011 tình hình kinh tế- xã hội nước ta phát triển trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức. Đầu năm, giá các hàng hóa và vật tư chủ yếu trên thị trường thế giới biến động theo chiều hướng tăng. Một số nền kinh tế lớn mặc dù vừa phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng vẫn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và bất ổn. Tình trạng vỡ nợ công ở Hy Lạp và một số nước khu vực đồng Euro, bất ổn ở Bắc Phi, Trung Đông đã tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam ở các mức độ khác nhau. Ở trong nước, lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, một số vấn đề xã hội còn nhiều bất cập....

 Dự đoán năm 212:

Năm 2012, dự báo tình hình kinh tế-xã hội nước ta phát triển trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen nhau.

- Về khó khăn: Kinh tế thế giới và khu vực vẫn phục hồi chậm, nhất là các nước EU, Mỹ, Trung Quốc.. là những thị trường lớn của nước ta. Khu vực Trung Đông, Bắc Phi vẫn chưa ổn định nên khả năng ổn định thị trường xuất khẩu hàng hóa và lao động nước ta tiếp tục gặp khó khăn. Ở trong nước, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi. Giá cả thị trường năm 2011 cao, tỷ giá ngoại tệ, vàng vẫn biến động và phụ thuộc lớn vào thị trường thé giới, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, chứng khoán giảm.

đến kinh tế- xã hội Việt Nam. Thị trường xuất khẩu đã mở rộng trong những năm gần đây nên khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của nước ta là rất khả quan. Vốn FDI thực hiện, ODA, và kiều hối năm 2011 khá lớn. (trên 26 tỷ USD). Ở trong nước, nguồn lực năm 2011 tạo ra về vốn, cơ sở hạ tầng, nhân lực và kinh nghiệm tích luỹ của 25 năm đổi mới là những yếu tố thuận lợi, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế năm 2012.

2.2.Đánh gia chung về chi nhánh công ty Hà Thành. 2.2.1. Điểm mạnh.

Sự lãnh đạo đúng đắn.

Với kim chỉ nam là “Đầu tư đa dạng, phát triển bền vững”, chi nhánh công ty Hà Thành tại TP. HCM đã quy tụ được Ban Lãnh đạo có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển, kết hợp với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và chuyên nghiệp tạo lên thế mạnh nòng cốt của công ty để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.

Hơn nữa, chi nhánh lựa chọn phát triển những sản phẩm thiết yếu đưa vào xuất nhập khẩu tạo sự cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài.

Thiết lập mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp

Qua quá trình phát triển, bên cạnh việc thiết lập được một hệ thống đối tác nước ngoài đến từ các doanh nghiệp lớn Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Tây Ban Nha., có thế mạnh trong các lĩnh vực:xuất nhập khẩu hàng máy móc, tiêu dùng, xe máy, nội thất, nông sản, may mặc đó là những sản phẩm chủ lực xuất nhập khẩu của công ty … Chi nhánh công ty còn thiết lập được mối quan hệ tin cậy với các đối tác trong nước là các Tổ chức tài chính, các Quỹ đầu tư và các Ngân hàng thương mại cùng đồng hành trên con đường phát triển.

Trong suốt quá trình 15 năm hoạt động, từ năm 1997 cho đến nay,thị trường trong và ngoài nước không ngừng gia tăng. Đối với thị trường trong nước công ty chiếm được thị phần khá cao và là nguồn cung cấp hàng hóa không thể thiếu đối với các doanh lớn kinh doanh trong ngành: may mặc, xây dựng và tiêu dùng.

Kinh nghiệm xuất nhập khẩu:

Kể từ khi đi vào hoạt động, với 15 năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. Hàng hóa xuất nhập khẩu luôn đảm bảo về chất lượng, cũng như số lượng. Quan trọng nhất thời gian giao hàng và nhận hàng luôn kịp thời. Tạo niềm tin cho khách hàng là tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có bề dày kinh nghiệm.

Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xuất nhập khẩu, là nền tảng cho công ty mở rộng và phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀHOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÀ THÀNH (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w