Nhận định về chính sách của đồng USD và đồng RMD trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA ĐỒNG USD VÀ RMB TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 27)

IV. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỒNG USD VÀ RMD ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

2.Nhận định về chính sách của đồng USD và đồng RMD trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam

nay tại Việt Nam

2.1. Nhận định về chính sách của đồng USD trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam Nam

Khi neo tỷ giá đồng bạc vào một đồng ngoại tệ nào đó, chúng ta khó thể sử dụng chính sách tỷ giá để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chính sách neo tỷ giá trong thời gian qua đã thành công phần nào khi mang đến một liều thuốc an thần về giá trị ổn định của đồng bạc Việt Nam đồng thời giải thích vì sao sau hai năm nền kinh tế gánh chịu mức lạm phát bình quân trên 10%, tỷ giá đồng Việt Nam so với USD vẫn không thay đổi, tất nhiên nhờ một điều kiện thực tế là đồng USD giảm giá liên tục trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Chính sách tỷ giá phải trên cơ sở một chiến lược phát triển kinh tế phù hợp. Vấn đề điều hành tỷ giá đồng bạc Việt Nam chưa bao giờ là dễ dàng. Các nhà lãnh đạo tiền tệ của chúng ta không có nhiều khoảng trống hành động để thực hiện một tỷ giá đồng bạc thấp năng động và tích cực hơn vì lợi ích tăng trưởng kinh tế khi còn những giới hạn không thể vượt qua.

Đầu tiên là giới hạn tâm lý, một cưỡng chế quen thuộc ở một nước nghèo như nước ta trên tiến trình phát triển, theo đó mọi người đều muốn có một đồng tiền bản địa mạnh, không phải mạnh theo ý nghĩa thực chất mà mạnh theo hình thức, dựa trên con số biểu thị quan hệ tỷ giá giữa hai đồng tiền.

Cưỡng chế tâm lý dẫn đến yêu cầu chính trị, yêu cầu này có thể trở thành mệnh lệnh cho Ngân hàng Trung ương. Trong đa số trường hợp vì yêu cầu này các nhà lãnh đạo kinh tế buộc phải bỏ qua những triển vọng phát triển kinh tế có thực.

Cưỡng chế thứ hai quan trọng hơn, đó là cưỡng chế từ chiến lược phát triển kinh tế. Bài học từ nhiều nước đang phát triển muốn tiến lên công nghiệp hóa cho thấy rằng, một nước chọn lựa chiến lược phát triển kinh tế dựa vào công nghiệp thay thế nhập khẩu và chú trọng vào thị trường nội địa thường có xu hướng giữ một đồng nội tệ mạnh. Có những lợi ích trước mắt biện minh cho nỗ lực này:

Thứ nhất: một đồng nội tệ được đánh giá cao sẽ giúp cho các công ty, các tập đoàn kinh tế bản địa được giao sứ mệnh chính trị thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu có thể nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư nguyên liệu… với giá rẻ hơn.

Thứ hai: Trong tiến trình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, do thường xuyên thiếu ngoại tệ, các tập đoàn kinh tế bản địa thường phải vay nợ nước ngoài, trực tiếp hay với sự bảo lãnh của chính phủ. Khi nợ nước ngoài ngày càng tăng lên, áp lực phải duy trì một tỷ giá đồng nội tệ cao cũng ngày một mạnh hơn.

Thí dụ, với một khoản nợ 10 tỉ USD, một mức giảm giá 1.000 đồng cho 1 USD sẽ làm phát sinh một khoản tiền bù chênh lệch lên đến 10 ngàn tỉ đồng, một con số không hề nhỏ, nhất là đối với những tập đoàn con nợ làm ăn không hiệu quả.

Ngoài ra còn phải nói đến cưỡng chế liên quan đến tình trạng cán cân ngoại thương thường xuyên khiếm hụt. Một nước nhập khẩu ròng luôn có xu hướng duy trì tỷ

giá đồng nội tệ cao và bị rơi vào bẫy tỷ giá cao: đồng nội tệ cao đưa đến tình trạng nhập siêu kinh niên, nhập siêu kinh niên đòi hỏi phải giữ tỷ giá đồng nội tệ cao.

Đa số những nền kinh tế lâm vào tình trạng này, nếu không phải phá giá đồng nội tệ, là nhờ có những dòng ngoại tệ chuyển vào bù đắp khiếm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán hằng năm: vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp từ nước ngoài, vốn vay ODA, nguồn tiền kiều hối… Tuy nhiên, sự bù đắp tạm thời này chỉ là một chiến thuật hoãn binh, chuyển bài toán phải giải quyết từ hiện tại về tương lai mà thôi.

Mặt khác, còn có cưỡng chế phát sinh từ chính sách tiền tệ. Một nước theo đuổi lâu dài một chính sách tiền tệ thu hẹp nhằm làm giảm áp lực lạm phát gây ra bởi một chính sách tài khóa thường xuyên khiếm hụt thường buộc phải duy trì một mức lãi suất ngân hàng cao. Lãi suất nội tệ cao dẫn đến hệ quả là hỗ trợ cho một tỷ giá nội tệ cao.

Trong tình hình đó, khi chưa xảy ra trước mắt tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệ lớn hoặc sụt giảm nghiêm trọng dự trữ ngoại tệ quốc gia do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ khó có thể quyết tâm điều chỉnh giảm tỷ giá.

Tuy nhiên, là một bộ phận của chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá không thể chỉ phản ứng thụ động trước tình thế mà phải mang tính chất dự báo, phòng ngừa nguy cơ với tầm nhìn lâu dài, do vậy không thể không lưu ý rằng những mất cân đối vĩ mô đang tồn tại hiện nay sẽ gây ra những hậu quá khó lường trong tương lai.

Quan trọng hơn, cần thấy rằng chính sách tiền tệ và công cụ tỷ giá chỉ là hàm số của chiến lược phát triển kinh tế đã lựa chọn. Chúng ta chỉ có thể có một tỷ giá mềm dẻo, năng động khi nào có một chiến lược phát triển kinh tế phù hợp cho phép một sự điều chỉnh tỷ giá tích cực vì lợi ích lâu bền của nền kinh tế quốc dân.

2.2. Nhận định về chính sách của đồng RMD khi lên giá trong giai đoạn hiện nay tại Việt Nam tại Việt Nam

Thứ nhất, trong ngắn và trung hạn, nhiều mặt hàng công nghiệp của Trung Quốc sẽ giảm khả năng cạnh tranh, xuất khẩu sẽ chững lại. Thêm vào đó, tiền lương ở Trung Quốc đang tăng và có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nên những ngành có hàm lượng lao động cao sẽ gặp khó khăn. Mặt khác, sức mua trong thị trường nội địa và nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, giảm áp lực nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội này có được phát huy hay không còn tùy thuộc năng lực sản xuất và khả năng cải tiến năng suất của Việt Nam.

Các doanh nghiệp Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, sẽ đối phó với khuynh hướng tiền lương tăng và đồng RMB tăng giá bằng nỗ lực tăng năng suất. Do đó, Việt Nam cũng phải có nỗ lực tương đương mới tận dụng được cơ hội mới. Hiện nay, tình trạng thiếu điện, thiếu lao động quản lý trung gian, thiếu chuyên viên kỹ thuật và sự yếu kém về hạ tầng giao thông đang là trở ngại làm giảm khả năng sản xuất hàng công nghiệp tại Việt Nam. Nếu tình hình này không được cải thiện ngay thì những thay đổi ở thị trường Trung Quốc ít có tác động tích cực đến Việt Nam.

Thứ hai, do sức mua của RMB tăng, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc sẽ tăng. Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn sang Việt Nam. Nếu đầu tư từ Trung Quốc nhiều hơn trong các lĩnh vực công nghệ thấp, hoặc tập trung trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và trong những ngành ảnh hưởng đến môi trường thì đó không phải là hiện tượng đáng hoan nghênh. Việt Nam cần quan tâm hơn đến dòng đầu tư mới từ Trung Quốc để ngăn chặn những dự án như vậy.

Thứ ba, những doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Trung Quốc, đặc biệt doanh nghiệp của Nhật và Đài Loan có thể sẽ chuyển dịch nhiều nhà máy sang các nước khác để đối phó với khuynh hướng mới về tỷ giá và tiền lương ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong rất nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt trong các ngành liên quan đến các loại máy móc như xe hơi, máy móc phục vụ dịch vụ văn phòng (máy in, máy tính...), do họ đã hình thành mạng lưới cung cấp tại các cụm công nghiệp ở vùng Hoa Nam, việc di dời nhà máy sang Việt Nam hay các nước khác không phải là sự chọn lựa dễ dàng.

Do đó, rất có khả năng chỉ có những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, hoặc những công đoạn có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng (supply chain) của các ngành máy móc mới được chuyển sang Việt Nam và các nước lân cận phía nam Trung Quốc. Đây cũng không phải là khuynh hướng tốt đối với Việt Nam.

Thứ tư, sức mua của RMB tăng nên khách du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng hơn nữa. Dĩ nhiên hiện tượng này sẽ giúp các ngành dịch vụ du lịch phát triển. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp khách du lịch Trung Quốc chuyển thành lao động bất hợp pháp tại Việt Nam nên trong thời gian tới số người này sẽ nhiều hơn và việc quản lý sẽ gặp khó khăn. Việt Nam cần lường trước khả năng này để có biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả.

Tóm lại, RMB tăng giá sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tùy theo chính sách, nỗ lực của Việt Nam mà ảnh hưởng ấy sẽ diễn tiến theo hướng thuận lợi hay bất lợi.

KẾT LUẬN

USB và RMB là hai đồng tiền mạnh của thế giới. Đến thời điểm hiện nay, đồng tiền được sử dụng trong thanh toán nhiều nhất vẫn là USD, RMB dù có cố gắng trở thành đồng tiền quốc tế thì trong thời gian ngắn cũng vẫn chưa thay đổi được nhiều vị thế của đồng tiền này. Tuy nhiên, về lâu dài, với việc đồng USD ngày càng yếu đi, RMB sẽ có thêm nhiều cơ hội để từng bước nâng cao vị thế đồng tiền của mình và khả năng soán ngôi đồng USD cũng không phải hoàn toàn không có. Bởi vậy, các nhà quản lý cũng nên quan tâm theo dõi diễn biến hai đồng ngoại tệ mạnh này và bắt kịp tập quán giao dịch quốc tế để có những chính sách tiền tệ hợp lý, nhằm tối đa hóa lợi ích do các ngoại tệ mạnh này đem lại.

Mặc dù vậy theo quan điểm của các nhà kinh tế vĩ mô thì các nguyên nhân trên chưa thể giải thích hết được lý do cho vấn đề này. Quan điểm của IMF và Bộ trưởng Tài chính các nước G7 cho rằng việc định giá quá thấp của đồng Nhân dân Tệ mới là nguyên nhân chính cho việc đồng USD giảm giá trên thị trường ngoại hối. Đồng Nhân dân Tệ được định giá quá thấp đã khiến cho xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chóng mặt cùng với đó là sự tăng lên về quy mô của kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Không những vậy, vấn đề đó còn tác động lên không chỉ cán cân thương mại của các nước mà đặc biệt là Mĩ (thị trường cực kỳ to lớn của Trung Quốc) mà còn tác động tới cả các vấn đề xã hội của các nước này, như tỷ lệ thất nghiệp gia tăng là ví dụ điển hình nhất cho vấn đề này.

Mặc dù nhận được rất nhiều phản ứng không ủng hộ từ các nước bên ngoài nhưng Trung Quốc vẫn muốn giữ tỷ giá đồng Nhân dân Tệ với đồng usd cố định là vì 2 lí dó có thể kể đến là:

 Thứ nhất: Nếu tỷ giá tiếp tục như giai đoạn từ năm 1995-2004 sẽ là yếu tố thuận lợi cho chính sách tiền tệ nhằm ổn định giá cả trong nước của đất nước này nhất là giai đoạn 2009-2010 Trung Quốc phải dùng đến gói cứu trợ kinh tế lên tới 586 tỷ USD cho nền kinh tế

 Thứ 2: Một lí do nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là kho dự trữ quốc tế khổng lồ của Trung Quốc sẽ được an toàn hơn. Rõ ràng chính sách này của Trung Quốc đã làm cho cán cân thương mại của Mỹ càng khó khăn hơn để tránh khỏi tình trạng thâm hụt kéo dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Danh mục tài liệu tham khảo

1. C. Paul Hallwood và Ronald McDonald – Tài chính và tiền tệ quốc tế 2. Jeff Madura – Quản trị tài chính quốc tế

3. GS.TS Nguyễn Văn Tiến – Giáo trình: Tài chính quốc tế 4. GS.TS Nguyễn Văn Tiến – Tài chính quốc tế hiện đại 5. GS.TS Nguyễn Văn Tiến – Thanh toán quốc tế

6. Các tạp chí chuyên ngành tài chính – ngân hang 7. Các websites

Một phần của tài liệu Tiểu luận MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA ĐỒNG USD VÀ RMB TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (Trang 27)