Tránh nguy cơ mất thiết bị, lộ dữ liệu

Một phần của tài liệu Giám sát an ninh mạng bàn về giải pháp chống DDoS (Trang 42)

Các thiết bị xách tay như laptop hay điện thoại di động rất tiện dụng nhưng đôi khi có thể làm bạn khốn khổ nếu lỡ bị mất hoặc có kẻ đánh cắp, vì thông thường bạn sẽ coi như mất sạch toàn bộ dữ liệu đã nhọc công tìm kiếm. Nguy hiểm hơn, những thông tin nhạy cảm có thể bị lọt vào tay người xấu.

Mã hóa dữ liệu: Để tự bảo vệ mình, bạn hãy sử dụng công cụ mã hóa dữ liệu mang tên BitLocker của Microsoft (chỉ hỗ trợ Vista và Windows 7) hoặc TrueCrypt (miễn phí, mã mở) để bảo vệ dữ liệu của mình trước nguy cơ bị truy cập trái phép.

Sử dụng mật khẩu đủ mạnh: Kèm với phương án mã hóa dữ liệu, bạn hãy sử dụng mật khẩu đủ mạnh để tăng cường an ninh. Mật khẩu càng dài càng tốt, kèm

theo ký tự lạ càng an toàn. Ngay cả khi trên máy có một tài khoản người dùng, bạn vẫn nên tạo mật khẩu đăng nhập. Tuy nhiên, cần ghi nhớ mật khẩu đã tạo để tránh tình trạng quên luôn mật khẩu sử dụng.

Khóa BIOS: Khi khóa BIOS hay ổ đĩa cứng bằng mật khẩu (hoặc cả hai), bạn có thể đảm bảo rằng không ai có thể khởi động máy tính của mình. Có nhiều cách

truy cập vào BIOS khác nhau, tùy vào từng nhà sản xuất, có thể phải nhấn một trong số các nút Del, Esc, F10…

Mỗi nhà sản xuất PC có phương án thiết kế riêng, nhưng nhìn chung việc thêm mật khẩu cài đặt BIOS là tương đối giống nhau, có thể nằm trong

mục administrator pass-word hay supervisor password. Nếu muốn, bạn cũng có thể đặt mật khẩu ổ đĩa cứng để tránh người lạ truy xuất, trừ khi đã cung cấp mật khẩu chính xác.

Trong trường hợp bạn lo lắng dữ liệu cá nhân trên trình duyệt, bạn có thể nhờ vào tiện ích FireFound, một phụ kiện của Firefox. Công cụ này có thể tự động xóa mật khẩu, lịch sử duyệt web, cookies trình duyệt.

Nên hạn chế tiết lộ, công bố thông tin cá nhân khi không cần thiết

Một phần của tài liệu Giám sát an ninh mạng bàn về giải pháp chống DDoS (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)