RÚT KINH NGHIỆM.

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 -Nâng cao- từ tiết 1 đến tiết 71 (Trang 32)

……….

Thơng vợ,

Đọc Thêm: Vịnh khoa thi hơng Thông tin chung:

Tiết:22, 23 A. Mục tiêu

- Kiến thức: hiểu đợc ân tình sâu nặng của nhà thơ đối với bà Tú – một ngời vợ điển hình của truyền thống VN. - Kĩ năng: thấy đợc khả năng tả ngời, gợi cảnh đầy tài hoa, việc sử dụng tiếng Việt chuẩn xác, tinh tế và sự sáng tạo một bài thơ Nôm Đờng luật đạt giá trị nghệ thuật cao.

- Giáo dục:

B.Phơng pháp: qui nạp và tích hợp

C.Phơng tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng

D.Tiến trình bài giảng:

1.ổn định:

2.Kiểm tra: Đánh giá của em về phẩm cách con ngời NK và các thành tựu chủ yếu của nhà thơ. 3.Bài mới:

Hoạt động

thầy và trò Nội dung cần đạt

I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả:

-Tú Xơng tuy chỉ sống 37 năm nhng sự nghiệp văn chơng đã trở thành bất hủ.

-Sáng tác của ông gồm hai mảng: trữ tình và trào phúng. Trong nhiều tác phẩm hai cảm hứng này đan xen, hoà quyện vào nhau.

2.Tác phẩm:

-Đề tài ngời vợ trong cuộc sống thờng nhật vắng bóng trong thơ ca xa nhng đến Tú X- ơng thì khác. Ông có hẳn một đề tài về bà Tú bằng các thể thơ, văn tế, câu đối.

-Thơng vợ ghi lại một cách chân thực, xúc động hình ảnh bà Tú tần tảo, đảm đang, giàu đức hy sinh. Đó cũng chính là hình ảnh của ngời phụ nữ truyền thống Việt Nam. Đồng thời tác phẩm thể hiện thái độ tự cời, tự trách mắng mình một cách thẳng thắn của nhà thơ.

II.Phân tích:

1.Vẻ đẹp của bà Tú:

a.Sự vất vả, tảo tần, đảm đang: *Trong công việc:

-Quanh năm: gợi đến thành ngữ “quanh năm suốt tháng”, chỉ làm việc liên tục, quẩn quanh, đầu tắt mặt tối, không ngừng nghỉ, mà cũng không có niềm vui.

-Buôn bán: một công việc lao động chân tay vất vả bởi sự bon chen, đua tranh, không quản ma nắng. Muốn kiếm đợc tiền phải dành dụm, chắt chiu rất vất vả.

-ở mom sông: nơi làm việc của bà là chốn chen chúc, chật chội, đồng thời cũng rất chênh vênh, trắc trở.

*Trong gia đình:

-Bà phải gánh vác trách nhiệm nặng nề: nuôi đủ năm con với một chồng: một ngời phụ nữ phải làm việc để nuôi không chỉ nuôi bản thân mà phải nuôi đủ 6 ngời khác. Nuôi đàn con nhỏ đã khổ, phải nuôi ông chồng ăn bám còn khổ hơn. Đó là một điều bất công, ngang trái với ngời phụ nữ.

-Trong hoàn cảnh xã hội lúc đó, việc kiếm sống nuôi thân đã vô cùng khó khăn, vậy mà bà còn phải chăm sóc một cách đầy đủ cả một gia đình đông đúc. Chứng tỏ bà là một ngời vô cùng nghị lực.

-Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nớc buổi đò đông: Hình ảnh bà Tú hiện lên ở vẻ đẹp truyền thống: liên tởng đến hình ảnh con cò trong ca dao: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đa chồng tiếng khóc nỉ non”. Nói lên sự hi sinh và chịu đựng âm thầm, truân chuyên của bà Tú. Tác giả sử dụng lại hình ảnh ca dao nhng có sự sáng tạo: sử dụng thủ pháp đảo ngữ, đa tính từ và động từ lên đầu câu để nhấn mạnh vào sự tần tảo của bà. Trong buổi đò đông, bà phải nhẫn nhịn, chịu đựng tất cả những lời eo sèo, phàn khó chịu của ngời mua kẻ bán.

b.Đức hi sinh của bà Tú:

-Một duyên hai nợ âu đành phận: Ngời phụ nữ ngày xa, khi đi lấy chồng, nếu may

? Qua đó, có phải bà là ngời yếu đuối nhu nhợc hay không.

mắn hạnh phúc thì gọi là có duyên, nhng nếu bất hạnh thì coi là nợ. Cái duyên may mắn thì chỉ có một nhng cái nợ thì gấp đôi. Đó là số phận bất hạnh của ngời phụ nữ. Nhng bà cam chịu tất cả, coi đó nh vận mệnh của mình. Nhng đó không phải là biểu hiện của sự nhu nhợc, yếu đuối mà là kết quả của tình yêu thơng, ý thức trách nhiệm và đức hi sinh với chồng con.

-Chính vì thế, bà đã vợt qua tất cả khó nhọc trong cuộc đời: năm nắng mời ma dám quản công.

2.Thái độ tự cời chê, tránh mắng một cách thẳng thắn của nhà thơ:

-Tự nhận mình là một đứa con của vợ, xếp mình ngang hàng với lũ con đó: năm con với một chồng. Cách nói nh chứng tỏ ông chỉ là một ngời thừa, ngời phụ, đợc tính thêm vào, ăn bám vào “chế độ” của những đứa con kia.

-Cha mẹ thói đời ăn ở bạc: câu thơ là một lời chửi thề, chửi tục một cách thậm tệ. Đó không phải là lời chửi của ngời vợ, vì bà vốn dĩ là ngời cam chịu. Đó chính là lời chửi của ông chồng. Thoạt tiên chửi thói đời bạc bẽo: những ngời phụ nữ bất hạnh lấy chồng mà không đợc chồng giúp đỡ, trái lại còn phải hầu hạ chồng. Chửi những ông chồng hờ hững vô tâm, vô dụng và là gánh nặng của vợ con, gia đình. Trong hoàn cảnh cụ thể này, ông chồng đó chính là ông Tú. Vậy nên, câu thơ có hình thức chửi đời nói chung nhng thực chất là lời tự trách mắng, tự chế giễu, tự phê phán mình một cách chân thành, thẳng thắn của ông Tú. Nhà Nho xa vốn rất coi trọng đạo đức, rèn luyện nhân cách, lí tởng lớn lao: tu, tề, trị, bình. Nhng giờ đây không những không thực hành đợc lí tởng đó mà còn trở thành một kẻ vô dụng, thành gánh nặng của gia đình, xã hội. Đó là sự đổ vỡ, sa sút nghiêm trong trong lí tởng nho giáo trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là cơ sở của sự tự trào.

3. Bài thơ có sự kết hợp giữa hai cảm hứng: trữ tình (trong tình cảm với ngời vợ) và trào phúng (với chính bản thân)

III.Củng cố:

-Phân tích vẻ đẹp của bà Tú và thái độ của nhà thơ với ngời vợ và với bản thân mình. IV.Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hơng (Trần Tế Xơng)

1.Hớng dẫn chung:

-Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: Năm 1897, tại trờng thi Hà Nam vợ chồng toàn quyền Pháp đã tới dự lễ xớng danh. Đây là nỗi nhục đối với các trí thức Việt Nam. Là một nhà nho, Tú Xơng cảm thấy cay đắng và phẫn uất mà viết lên bài thơ này.

-Nội dung: Tác phẩm đã vẽ lên một cách sinh động tình trạng suy đồi của Nho học thời ấy cùng những cảnh chớng tai gai mắt lúc chế độ thực dân nửa phong kiến bắt đầu đợc xác lập ở đất nớc ta.

2. Phân tích: làm rõ các nội dung sau: a.Cảnh bát nháo trốn trờng thi: *Chế độ thi cử: 2 câu đầu

-Đó là khoa thi ba năm nhà nớc mới mở một lần, cho thấy tính trang trọng, nghiêm túc.

-Nhng ngời thi lại lẫn lộn, hỗn loạn: thí sinh trờng Nam Định thi cùng với thí sinh ở Hà Nam. Tác giả không dùng từ "cùng" mà dùng từ lẫn để diễn tả cảnh lộn xộn đó. *Hình ảnh sĩ tử và quan trờng: 2 câu tiếp

-Và hình ảnh những sĩ tử đi thi hiện lên thật thảm hại, nhếch nhách, không xứng danh là học trò thánh hiền: tác giả cố ý đa tính từ "lôi thôi" lên đầu câu và cụm từ "vai đeo lọ" để nhấn mạnh vào điều đó.

-Ngay cả quan trờng là những ngời vốn cần phải đạo mạo, trang nghiêm thì giờ đây cũng trở thành tầm thờng. Tiếng thét loa không còn dõng dạc, mạnh mẽ mà thay bằng lời ậm ẹo, giống nh trẻ con tập nói.

*Hình ảnh bọn thực dân:

-Khung cảnh trờng thi vẫn giữ đợc vẻ hào nhoáng bề ngoài: cờ, lọng cắm rợp trời. -Nhng thực chất thì mục rỗng, lố bịch vì cảnh đó bày ra để đón lũ giặc cớp nớc, đó là tên quan xứ và mụ đầm Tây.

-Chính vì thế, tác giả đem đối "lọng cắm rợp trời" - một hình ảnh đẹp đẽ, huy hoàng với "váy lê quét đất" - một hình ảnh tầm thờng, xấu xa. Cảnh thật trớ trêu và ô nhục. b.Thái độ của tác giả:

-Kêu gọi, thức tỉnh nhân tài đất Bắc nói riêng và nhân tài đất Việt nói chung - những ngời đại diện cho nền học vấn truyền thống, niềm tự hào của quốc gia. Giờ họ ở đâu, làm gì, tại sao lại làm ngơ trớc cảnh nhục nhã: trờng thi vốn là nơi trang nghiêm, bộ mặt của tri thức, nhân tài dân tộc. Vậy mà giờ lại để cho lũ giặc cớp nớc ngang nhiên

xuất hiện nh thợng khách.

Thao tác lập luận phân tích Ngày 25-9- 2009

Tiết:24 A. Mục tiêu

- Kiến thức: nắm đợc nội dung chính của thao tác lập luận phân tích. - Kĩ năng: biết phân tích một vấn đề xã hội hoặc văn học.

- Giáo dục:

B.Phơng pháp: qui nạp và tích hợp

C.Phơng tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng

D.Tiến trình bài giảng:

1.ổn định:

2.Kiểm tra: bài tập nghị luân về vấn đề thành bại trong cuộc sống qua tác phẩm "Cha tôi" của Đặng Huy Trứ. 3.Bài mới:

Hoạt động

thầy và trò Nội dung cần đạt

1.Khái niệm và tác dụng của thao tác lập luận phân tích:

-Khái niệm: Chia tách sự vật hiện tợng thành nhiều yếu tố nhỏ để đi sâu vào xem xét một cách kĩ lỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của hiện tợng và sự vật đó gọi là phân tích.

-Tác dụng: làm rõ các đặc điểm về nội dung và hình thức, cấu trúc, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của một sự vật, hiện tợng, từ đó thấy đợc giá trị của chúng. 2.Yêu cầu và một số cách phân tích:

-Phân tích không chỉ là chia tách sự vật hiện tợng để thấy cái nhỏ lẻ, chi tiết,... mà còn phải biết tổng hợp, khái quát.

"Mời cái trứng": Phần đầu bài ca dao, tác giả chỉ đơn thuần kể chuyện theo cách liệt kê về mời quả trứng. 7 cái trứng đầu bị ung, ba cái sau thì con diều tha, con quạ bắt, con mặt cắt lôi. Nếu chỉ dừng ở đó thì bài ca dao trở thành bình thờng, không đáng đ- ợc nhắc đến và nhớ đến. Nhng hai câu kết đã nêu lên một chân lí sống lạc quan, đáng cảm phục và học tập của ngời nông dân: “Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”. Da và chồi chính là niềm tin của con ngời vào tơng lai tốt đẹp. Nh vậy, nếu phần đầu, bài ca dao chỉ có sự chia nhỏ đối tợng thành từng phần nhỏ (câu chuyện về từng quả trứng) thì phần sau lại là sự tổng hợp, khái quát chân lí sống. Bài ca dao chính là một phép phân tích tiêu biểu. "Thầy bói xem voi"....

-Một số cách phân tích: +cắt nghĩa và bình giá, +phân loại đối tợng

+theo cấu trúc của đối tợng, +theo quan hệ nhân quả

+theo quan hệ so sánh, đối chiếu. II.Luyện tập:

Đọc các đoạn trích và chỉ ra cách phân tích cụ thể trong mỗi đoạn:

1.Đoạn văn phân tích các cách c xử trong khoa học: theo cấu trúc, so sánh, đối chiếu 2.Đoạn văn phân tích lối cảm xúc riêng của Xuân Diệu: phơng pháp so sánh.

3.Đoạn văn phân tích sự nghèo nàn về tinh thân của thanh niên ngày nay: cắt nghĩa, bình giá, so sánh, nhân quả.

III.Củng cố:

-Phân tích các hiểm hoạ đang đe doạ nhân loại.

-Phân tích vai trò của trò chơi dân gian trong nhà trờng.

Luyện tập thao tác lập luận phân tích Ngày 26-9-2009

Tiết: 25 A. Mục tiêu

- Kiến thức: có kĩ năng phân tích.

- Kĩ năng: biết vận dụng các kĩ năng này vào việc viết một đoạn văn phân tích các vấn đề xã hội. - Giáo dục:

B.Phơng pháp: qui nạp và tích hợp

C.Phơng tiện: SGK và giáo án, sách tham khảo, mở rộng

D.Tiến trình bài giảng:

1.ổn định:

2.Kiểm tra: Khái niệm, tác dụng, yêu cầu và các cách phân tích. Chữa bài tập 1, 2 SGK, t.72. 3.Bài mới:

Hoạt động

thầy và trò Nội dung cần đạt

1.Đọc đoạn trích và cho biết các thao tác phân tích cụ thể: a.Bài “Giá ngời”

-Giải thích: giá ngời là một vật kiếm bởi sự coi trọng của ngời khác.

-Phân loại giá ngời: theo các hoàn cảnh, công việc khác nhau thì những cá nhân khác nhau sẽ có giá. Ngoài hoàn cảnh đó, giá trị không còn.

-Bình giá: giá ngời thờng ngắn ngủi, không bền. Cần phấn đấu để có giá trị lớn lao và lâu bền trong cuộc đời.

b.Bài “Học vấn và văn hoá” -Phân biệt học vấn và văn hoá: -Cách đạt trình độ văn hoá:

+ Học vấn nâng cao trình độ văn hoá.

+ Văn hóa còn do ý thức tu dỡng tính nết, học tập trờng đời và kết quả giáo dục của gia đình. Vì thế, học vấn và phong cách sống văn hoá không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.

2. Viết đoạn văn phân tích theo các đề sau: a.Viết đoạn văn bàn về đợc mất trong cuộc sống:

Trong cuộc sống đợc và mất không tách rời nhau. Không thể đợc một điều gì mà không có sự hi sinh đánh đổi. Muốn rèn luyện thành tài hay cố gắng thành công thì ta phải chấp nhận mất thời gian, công sức và của cải. Ngày xa có chuyên ông già đốt than dạy ngời con trai h hỏng biết giá trị của lao động. Ông bắt con phải tự đi làm kiếm tiền. Khi con mang tiền về, ông ném luôn vào đống lửa. Quên cả lửa đỏ, đứa con vội vàng lấy tay bới ra, bởi đó chính là mồ hôi công sức anh đã bỏ ra trong bao ngày mới có đợc. Nhờ đó, anh đã có đợc bài học thấm thía về giá trị của lao động. Còn nếu muốn một dân tộc có đợc độc lập, tự do thì ngoài những thứ kể trên, nhiều khi ngời ta phải biết hi sinh cả máu xơng, tính mạng. Hàng triệu ngời con u tú của đất nớc Viết Nam đa ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến trờng kì chống Pháp và Mĩ cũng chỉ vì muốn giải phóng và thống nhất nớc nhà. Cái đợc càng lớn thì thông thờng cái mất cũng càng nhiều và ngợc lại. Bởi vậy, thứ gì khiến ta phải mất nhiều công sức để đánh đổi thì thứ đó thực sự có ý nghĩa và giá trị lâu dài. Ngợc lại, thứ gì dễ dàng đợc thì cũng không bền, đễ mất đi. Chính vì thế, ngời cha Đặng Huy Trứ đã lo lắng khi thấy con mình thành công quá sớm, quá dễ dàng. Do vậy, việc Huy Trứ bị tớc khoa danh sau này cũng không nằm ngoài dự liệu của ông. Những đồng tiền mà ngời ta kiếm đợc không phải bằng lao động chính đáng mà bằng trộm cắp, lừa đảo, đỏ đen may rủi có bao giờ giữ đợc. Chẳng qua chỉ là một sớm một chiều lại đội nón ra đi.

Nhiều khi trong cuộc sống, khó có thể phân định rạch ròi giữa đợc và mất. Nhiều thứ tởng mất hoá ra lại đợc, tởng đợc hoá ra lại mất. Xa có chuyện tái ông mất ngựa nh một bài học răn dạy ngời đời. Ngày nay, có chuyện những tên đế quốc tham lam và hiếu chiến. Chúng tởng rằng xâm lăng nớc khác thì sẽ cớp bóc đợc nguồn tài nguyên quý giá. Thế nhng cuối cùng lại phải nhận hậu quả thê thảm. Nớc Mĩ đem quân sang Irắc, Apghanixtang để hòng chiếm nguồn dầu mỏ dồi dào, nhng giờ đây họ lại sa lầy vào cuộc chiến không có hồi kết, bị d luận quốc tế lên án, ngời dân trong nớc phản đối dữ đội, yêu cầu chính phủ phải rút quân về. Hàng ngày những vụ đánh bom khủng bố đẫm mãu nhằm vào lính Mĩ và liên quân vẫn diễn ra. Giàu mỏ cha thấy đâu nhng số ngời chết và bị thơng cứ ngày một tăng. Vậy nớc Mĩ đợc hay mất trong các cuộc chiến đó và cả trong cuộc chiến ở Việt Nam trớc đây nữa? Bài học đợc mất có lẽ không chỉ thấm thía với mỗi con ngời mà còn có ý nghia vô cùng to lớn với quốc gia, dân tộc. 3.Bài tập củng cố:

-Viết đoạn văn phân tích mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 -Nâng cao- từ tiết 1 đến tiết 71 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w