Phân tích quá trình hoạt động của Cacti trên mô hình thử nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng (Trang 65)

Trong khuôn khổ luận văn ở các hình ảnh chụp là kết quả học viên đã thử nghiệm mô hình hoạt động trên hệ thống mạng có sử dụng một máy chủ Centos cài Cacti chạy các ứng dụng RDDTool, Mysql, Apache, PHP… và chạy dịch vụ quản trị hệ thống mạng dựa trên SNMP. 02 máy tính cài hệ điều hành WindowsXP và một thiết bị switch Cissco 2960, 01 router đóng vai trò là các thiết bị cần được giám sát.

Quá trình hoạt động của mô hình dựa vào máy chủ cài đặt hệ điều hành Centos và phần mềm Cacti sử dụng công cụ RRDTool để hoạt động, RRDTool được thiết kế với mục đích chung “khả năng lưu dữ liệu hoạt động tốt và lập đồ họa cho toàn bộ hệ thống”. Về cơ bản, nếu ta cần giám sát một thiết bị nào đó trong một khoảng thời gian xác định, thì việc sử dụng RRDTool là sự lựa chọn hợp lý.

Bản chất RRDTool không tự hoạt động độc lập được. Nó đóng vai trò là một phần mềm thu thập dữ liệu dạng nền (background) và RRDTool sử dụng để hiển thị các thiết bị được giám sát dưới dạng đồ họa.

Cacti chính là hệ thống ngoại vi kết hợp với RRDTool và sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL để lưu trữ thông tin RRDTool cần để tạo đồ thị. Cacti cho phép người dùng tạo nguồn dữ liệu (thông thường là các kết nối SNMP để giám sát các thiết bị), thu thập dữ liệu từ những thiết bị này, cho phép người dùng nhóm các đồ họa lại giống như hệ thống, cho phép quản lý phân quyền cho người dùng đối với dữ liệu đang giám sát và rất nhiều tính năng khác.

Cacti cung cấp cho người dùng nhiều khoảng thời gian để xem thông tin thu thập được. Trong các hình trên ta có thể biết được Cacti thực hiện rất tốt công việc hiển thị xu hướng thông tin dưới dạng đồ thị, xem cách Cacti cho phép nhóm các đồ thị để giúp người quản trị theo dõi và quan sát hệ thống một cách tốt nhất .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng (Trang 65)