Chiều rộng của gân; δ Chiều cao của gân c Bước của gân; β Góc nghiêng từ 30-45o.

Một phần của tài liệu Giáo trình vật LIỆU xây DỰNG và vật LIỆU CHUYÊN NGÀNH cấp THOÁT nước (Trang 66)

- Hệ số dư vữa α dùng cho hỗn hợp bêtông dẻo

b. Chiều rộng của gân; δ Chiều cao của gân c Bước của gân; β Góc nghiêng từ 30-45o.

trong một quá trình liên tục bằng cách tở và chạy qua thiết bị thích hợp để khử ứng suất.

Dảnh có thể chứa 2, 3, 7 hay 19 sợi. Đường kính của dảnh từ 5,2mm đến 21,8mm, dảnh không được có chỗ nối.

Dảnh được cuộn lại thành các cuộn hay cuộn vào các tang quấn.

Kích thước, khối lượng và các tính chất thử kéo của dảnh phải thoả mãn yêu cầu của TCVN 6284-4:1997.

Thép thanh cán nóng

Là các thanh ở dạng thẳng, không có chỗ nối và mối hàn, đường kính thanh từ

16mm đến 40mm. Đó là loại thép đã được cán nóng thành thanh và nếu có yêu cầu thì được xử lí tiếp theo để đạt các tính chất cơ lí qui định. Hình dáng bề mặt thép có thể có gân hoặc trơn.

Kích thước, chất lượng và các tính chất thử kéo của thép được qui định trong TCVN 6284-5:1997.

c. Bảo quản thép

Thép là vật liệu dễ bịăn mòn do các tác dụng vật lý, hóa học của môi trường. Do đó phải được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh đặt trên nền đất.

Kho chứa thép phải cao ráo, thoáng, không dột, không hắt mưa. Thép trong kho phải xếp riêng từng loại.

Thép thanh được bó thành từng bó xếp trên các giá đỡ. Thép sợi được cuộn thành cuộn.

Thép lưới được cuộn hoặc để phẳng.

Khi sử dụng thép phải sử dụng đúng loại, làm sạch gỉ, dầu, mỡ (nếu có).

4.1.3. Hợp kim a. Hợp kim nhôm a. Hợp kim nhôm

Ngoài vật liệu thép, hiện nay hợp kim nhôm là vật liệu được dùng rộng rãi trong xây dựng (cầu, nhà xưởng, nhà dân dụng).

Nhôm nguyên chất có độ bền thấp (0,15÷0,25 so với thép) nên không dùng trong xây dựng.

Hợp kim nhôm có ưu điểm là cường độ cao, nhẹ và khả năng chống lại tác dụng ăn mòn cao hơn so với thép

Hợp kim nhôm được chia ra 2 loại theo công dụng là hợp kim nhôm đúc và hợp kim nhôm gia công áp lực. Hợp kim nhôm gia công áp lực được sản xuất ra dưới dạng tấm mỏng, băng dài, các thỏi định hình, dây nhôm và ống nhôm. Hợp kim nhôm này có thể rèn, dập, cán ép.

b. Hợp kim đồng

Hợp kim đồng gồm 2 loại là đồng thau và đồng thanh

Đồng thau là hợp kim của đồng và kẽm, thành phần kẽm trong đồng thau không quá 45%.

Đồng thanhlà hợp kim của đồng có pha thêm thiếc, nhôm, kẽm, silic, crôm. Ngoài hai hợp kim truyền thống nêu trên ngày nay người ta còn tạo ra hợp kim của đồng với niken, nhôm, vàng và một số kim loại khác.

4.2.Vật liệu đá thiên nhiên 4.2.1. Khái niệm và phân loại

Đá thiên nhiên là những khối khoáng chất chứa một hay nhiều khoáng vật khác nhau.

Vật liệu đá thiên nhiên được chế tạo từ đá thiên nhiên bằng cách gia công cơ

học, do đó tính chất cơ bản của vật liệu đá thiên nhiên giống tính chất của đá gốc. Vật liệu đá thiên nhiên từ xa xưa đã được sử dụng phổ biến trong xây dựng, vì có cường độ chịu nén cao, khả năng trang trí tốt, bền vững trong môi trường, hơn nữa nó là vật liệu địa phương do đó giá thành tương đối thấp.

Bên cạnh những ưu điểm cơ bản trên, vật liệu đá thiên nhiên cũng có một số

nhược điểm như: khối lượng thể tích lớn, việc vận chuyển và thi công khó khăn, ít nguyên khối và độ cứng cao nên quá trình gia công phức tạp.

Theo nguồn gốc hình thành, đá thiên nhiên đựoc chia thành 3 nhóm: đá mác ma, đá trầm tích, đá biến chất.

4.2.2. Các loại sản phẩm vật liệu đá thiên nhiên a.Đá hộc a.Đá hộc

Thu được bằng phương pháp nổ mìn, không gia công gọt đẽo, được dùng để

xây móng, tường chắn, móng cầu, trụ cầu, nền đường ôtô và tàu hỏa hoặc làm cốt liệu cho bê tông đá hộc.

b.Đá chẻ

Loại đá này được gia công tương đối phẳng các mặt, thường có kích thước: 100 x 100 x 100; 150 x 200 x 250; 200 x 200 x 250.

Đá chẻ được dùng để xây móng, xây tường, các loại bể chứa.

c.Tấm ốp lát

Vật liệu đá dạng tấm có chiều dầy bé hơn nhiều lần so với chiều dài và chiều rộng được dùng đểốp và lát các công trình xây dựng. Ngoài chức năng trang trí nó còn có tác dụng bảo vệ khối xây hay bảo vệ kết cấu.

Kích thước cơ bản của các tấm đá được quy định trong TCVN 4732:1989 theo 5 nhóm (bảng 4-6).

Bảng 4-6

Kích thước (mm)

Nhóm Chiều rộng Chiều dài Chiều dày

Từ 20 đến 100 Từ 600 đến 1200 Lớn hơn 600 đến 800 I Từ 15 đến 100 Từ 400 đến 1200 Lớn hơn 400 đến 600 II Từ 10, 15, 20, 25, 30 Từ 300 đến 600 Lớn hơn 300 đến 400 III 5, 10, 15, 20 Từ 200 đến 400 Lớn hơn 200 đến 300 IV V Từ 100 đến 200 Từ 100 đến 200 5, 10, 15, 20 d.Vật liệu đá dạng hạt rời

Cát, sỏi thiên nhiên là loại đá dạng hạt rời rạc thường nằm trong lòng suối, sông hay bãi biển. Chúng được khai thác bằng thủ công hay cơ giới.

Cát thiên nhiên: có cỡ hạt từ 0,14 - 5 mm, sau khi khai thác trong thiên nhiên

được dùng để chế tạo vữa, bê tông, gạch silicat, kính v.v… 69

Sỏi: có cỡ hạt từ 5 - 70 mm, sau khi khai thác trong thiên nhiên được phân loại theo cỡ hạt, dùng để chế tạo bê tông.

Đá dăm và cát nhân tạo: được sản xuất bằng cách khai thác, nghiền và sàng phân loại thành các cỡ hạt, đá dăm có cỡ hạt từ 5 - 70 mm, cát có cỡ hạt 0,14-5 mm, cỡ hạt nhỏ hơn 0,14 mm gọi là bột đá. Vật liệu đá dạng rời nhân tạo được dùng để chế tạo bê tông, vữa, đá granitô.

4.2.3. Một số loại đá thiên nhiên thường dùng trong xây dựng a. Đá granit (đá hoa cương) a. Đá granit (đá hoa cương)

Loại đá này có nhiều ở các tỉnh khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đá granit thường có màu vàng, tím tro nhạt hoặc hồng, các màu này xen lẫn những chấm đen. Đây là loại đá rất đặc, khối lượng thể tích 2500 - 2600 kg/m3, khối lượng riêng 2700 kg/m3, cường độ chịu nén cao 1200 - 2500 kG/cm2, độ hút nước thấp (HP < 1%), độ cứng 6 - 7 Morh, khả năng chống phong hóa rất cao, khả năng trang trí tốt nhưng khả năng chịu lửa kém.

Đá granit được sử dụng rộng rãi trong xây dựng với các loại sản phẩm như: tấm ốp, lát, đá khối xây móng, tường, trụ cho các công trình, các bể chứa, sản xuất

đá dăm để chế tạo bê tông v.v...

b.Tro núi lửa

Thường tồn tại ở dạng bột màu xám. Thành phần của tro núi lửa chứa nhiều SiO2 ở trạng thái vô định hình, chúng có khả năng hoạt động hoá học cao. Tro núi lửa là nguyên liệu phụ gia dùng để chế tạo xi măng và một số chất kết dính vô cơ

khác.

c.Cát, sỏi

Là loại đá trầm tích cơ học, được khai thác trong thiên nhiên sử dụng để chế

tạo vữa, bê tông v.v...

d.Đá vôi

Bao gồm hai loại: Đá vôi rỗng và đá vôi đặc.

Đá vôi rỗng gồm có đá vôi vỏ sò, thạch nhũ, loại này có khối lượng thể tích 800- 1800 kg/m3 cường độ nén 4 - 150 kG/cm2. Các loại đá vôi rỗng thường dùng

để sản xuất vôi hoặc làm cốt liệu cho bê tông nhẹ.

Đá vôi đặc bao gồm đá vôi canxit và đá vôi đôlômit.

Đá vôi can xít có màu trắng hoặc xanh, vàng, khối lượng thể tích 2200 -2600 kg/m3, cường độ nén 100-1000 kG/cm2.

Đá vôi đặc thường dùng để chế tạo đá khối xây tường, xây móng, sản xuất đá dăm và là nguyên liệu quan trọng để sản xuất vôi, xi măng.

Đá vôi đôlômit là loại đá đặc, màu đẹp, được dùng để sản xuất tấm lát, ốp hoặc để chế tạo vật liệu chịu lửa, sản xuất đá dăm.

e.Đá hoa (đá cẩm thạch)

Được tạo thành do đá vôi hoặc đá đôlômít tái kết tinh và biến chất dưới tác dụng của nhiệt độ cao và áp suất lớn. Loại đá này có nhiều màu sắc như trắng, vàng, hồng, đỏ, đen xen kẽ những mạch nhỏ và vân hoa, cường độ nén 1200 - 3000 kG/cm2, dễ gia công cơ học, được dùng để sản xuất đá ốp lát hoặc sản xuất đá dăm làm cốt liệu cho bê tông, đá xay nhỏ để chế tạo vữa granitô.

4.3.Vật liệu gốm xây dựng 4.3.1. Khái niệm và phân loại a.Khái niệm

Vật liệu nung hay gốm xây dựng là loại vật liệu được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét bằng cách tạo hình và nung ở nhiệt độ cao. Do quá trình thay đổi

Một phần của tài liệu Giáo trình vật LIỆU xây DỰNG và vật LIỆU CHUYÊN NGÀNH cấp THOÁT nước (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)