0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Cơ sở dữ liệu thông tin trạng thái mạng IP/WDM

Một phần của tài liệu IP TRÊN NỀN CÁC MẠNG QUANG WDM VÀ KĨ THUẬT LƯU LƯỢNG IP-WDM (Trang 36 -36 )

Một cơ sở dữ liệu thông tin trạng thái mạng là cần thiết để điều khiển và quản lí mạng IP/WDM. Dựa trên mô hình kĩ thuật lưu lượng và xu hướng triển khai nó mà cơ sở dữ liệu thông tin trạng thái mạng (bao gồm cả TE) sẽ được xây dựng và duy trì tương ứng. Ví dụ như, trong xu hướng tích hợp thì một cơ sở dữ liệu IP/WDM tích hợp toàn bộ sẽ phải được lưu trữ ở tất cả các điểm và sự đồng bộ giữa các cơ sở dữ liệu đó sẽ do một giao thức phân tán đảm nhiệm; còn trong xu hướng chồng lấn cơ sở dữ liệu IP được lưu trữ riêng rẽ với cơ sở dữ liệu WDM.

Thông tin trạng thái mạng mà kĩ thuật lưu lượng quan tâm bao gồm hai mặt: các tài nguyên và cách sử dụng chúng. Cách biểu diễn truyền thống các tài nguyên mạng dùng cho mục đích định tuyến gói tin chỉ đơn giản là thông tin mô hình. Tuy nhiên, kĩ

thuật lưu lượng đòi hỏi nhiều thông tin hơn thế, ví dụ như băng thông tổng cộng và sự sử dụng của mỗi kết nối hiện thời. Tồn tại hai tầng định tuyến trong mạng IP/WDM chồng lấn. Một thực hiện định tuyến các đường đi ngắn nhất qua mạng vật lí, trong khi tầng còn lại thực hiện định tuyến dữ liệu trên các đường đi ngắn nhất ấy. Có thể thực hiện kĩ thuật lưu lượng trên cả hai tầng đó. Kĩ thuật lưu lượng WDM không chỉ quan tâm tới sự tận dụng các tài nguyên mạng mà còn cả tới các đặc tính quang của các kết nối quang WDM và chất lượng của tín hiệu. Khi sử dụng kĩ thuật lưu lượng chồng lấn, các chức năng mục tiêu ở các tầng khác nhau có thể khác nhau. Còn trong trường hợp của kĩ thuật lưu lượng tích hợp, điều khiển lưu lượng và ấn định tài nguyên được xem xét đồng thời do đó các mục tiêu tối ưu hoá mang tính kết hợp.

Mặc dù các mô hình kĩ thuật lưu lượng khác nhau đòi hỏi thiết kế và triển khai cơ sở dữ liệu thông tin trạng thái mạng khác nhau, nhưng có một số thuộc tính chung cho cả hai trường hợp. Trong xu hướng chồng lấn, cơ sở dữ liệu thông tin trạng thái mạng của tầng IP bao gồm các thông tin sau:

Mô hình ảo IP: là một sơ đồ có hướng trong đó các đỉnh biểu diễn các bộ định

tuyến IP và các cạnh biểu diễn đường đi ngắn nhất. Nó giống với các đòi hỏi của một giao thức định tuyến trạng thái tuyến nối tiêu chuẩn. Trong đó cũng bao gồm tốc độ dữ liệu và các khuôn dạng tín hiệu mà mỗi giao diện IP có thể hỗ trợ. Mô hình này rất hữu ích cho việc thực hiện cấu hình động.

Trạng thái tuyến nối IP: bao gồm dung lượng tuyến nối và sự tận dụng nó (tính

theo phần trăm). Nó cũng có thể bao gồm một số kết quả đo khác (ví dụ như số lượng gói tin bị mất tại giao diện bộ định tuyến) cần thiết cho các thuật toán kĩ thuật lưu lượng.

Tại tầng WDM, thực thể được quản lí là mạng vật lí, trong đó tải được thể hiện bởi các vết đường đi ngắn nhất. Tại tầng này hoạt động của kĩ thuật lưu lượng được thực hiện thông qua việc gắn mô hình ảo IP vào mạng vật lí. Các hoạt động quản lí mạng là gán bước sóng và định tuyến. Nếu tính liên tục bước sóng là cần thiết dọc theo một vết thì chỉ được gán một bước sóng duy nhất; nếu một WDM NE có khả năng chuyển đổi bước sóng, các hop khác nhau sẽ có thể sử dụng các bước sóng khác nhau. Do vậy, một cơ sở dữ liệu thông tin trạng thái mạng tại tầng WDM sẽ bao gồm các thành phần sau:

Mô hình vật lí: là một sơ đồ có hướng trong đó các đỉnh biểu thị các WDM NE

Các đặc tính NE: biểu thị khả năng chuyển mạch và độ sẵn sàng của cổng. Một NE có thể thực hiện chuyển mạch sợi (nghĩa là kết nối tất cả các bước sóng trong một sợi đầu vào tới một sợi đầu ra sử dụng cùng bước sóng) hoặc chuyển mạch bước sóng (nghĩa là kết nối một bước sóng cụ thể trong sợi quang đến tới cùng một bước sóng trong một hoặc nhiều sợi ra). Hơn thế, một tín hiệu có thể được chuyển đổi thành một bước sóng khác thông qua chuyển đổi bước sóng. Một NE có số lượng cổng xen/tách hữu hạn do đó có thể có sự tranh chấp giữa các tín hiệu xen/tách tại ma trận chuyển mạch.

Trạng thái sợi: bao gồm số lượng bước sóng, hướng, loại bảo vệ tuyến và chất

lượng tín hiệu quang ví dụ như tổng công suất bước sóng của sợi đó, đăng kí bước sóng, công suất mỗi bước sóng riêng rẽ, SNR quang của mỗi bước sóng.

Trạng thái đường đi ngắn nhất: bao gồm NE ID nguồn, ID cổng xen, NE ID

trong tuyến, ID cổng tách, ID bước sóng (cho mỗi hop sợi) và hướng của nó, tốc độ bit, SNR quang từ đầu cuối tới đầu cuối, các ID SRLG (nhóm tuyến nối chia sẻ nguy hiểm). Ngoài ra còn có thể tuỳ chọn độ ưu tiên đường đi ngắn nhất hay mức độ làm rỗng đường đi ngắn nhất.

Trong kĩ thuật lưu lượng tích hợp, mô hình bước sóng và mô hình sợi được kết hợp làm một. Tối ưu hoá được thực hiện dựa trên định tuyến bước sóng theo các điều kiện ràng buộc sợi quang. Do vậy, nội dung của cơ sở dữ liệu tầng IP và cơ sở dữ liệu tầng WDM trong mô hình chồng lấn ở trên sẽ được ghép làm một cơ sở dữ liệu thông tin trạng thái mạng IP/WDM duy nhất.

Một phần của tài liệu IP TRÊN NỀN CÁC MẠNG QUANG WDM VÀ KĨ THUẬT LƯU LƯỢNG IP-WDM (Trang 36 -36 )

×