Thông qua việc tổ chức thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm một cách nghiêm túc, khoa học, chúng tôi có thể bƣớc đầu kết luận một số nội dung sau:
+ Tiến trình dạy học “nghiên cứu về chuyển động thẳng” xây dựng đƣợc về cơ bản là khả thi, phù hợp với thực tế dạy học (đặc điểm kiến thức, nhận thức của HS, thời gian,...) ở nhà trƣờng phổ thông hiện nay. HS thực sự bị lôi cuốn vào HĐ giải quyết vấn đề, đáp ứng đƣợc hầu hết các nhiệm vụ nhận thức đặt ra và có những ý tƣởng mới sáng tạo. Mặc dù cần chuẩn bị trƣớc khi lên lớp nhiều hơn, nhƣng trong quá trình dạy học, GV dễ dàng làm chủ các tình huống học tập, định hƣớng hiệu quả, kịp thời các HĐ của HS, đảm bảo thực hiện đƣợc các mục tiêu dạy học ở mức độ cao.
+ Đƣợc học tập theo tiến trình dạy học giải quyết vấn đề, HS từ chỗ còn bỡ ngỡ với việc làm TN, thụ động trong HĐ nhóm, rụt rè trong việc phát biểu ý kiến, đã thích ứng tốt với phƣơng pháp, hình thức dạy học mới này, “chủ động”, “tích cực” HĐ giải quyết các nhiệm vụ nhận thức đặt ra và “tự tin” trao đổi, bảo vệ kết quả nghiên cứu của nhóm và của bản thân.
+ Trong tiến trình dạy học đã thiết kế đƣợc, HS đƣợc thực tế HĐ phỏng theo con đƣờng nhận thức của nhà khoa học: Đề xuất giả thuyết, dự đoán giải pháp giải quyết vấn đề, đề xuất phƣơng án TN, phân tích kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật đồ thị,...và các em đã đáp ứng tƣơng đối tốt các HĐ này. Chứng tỏ, HS đã đƣợc trải nghiệm thực sự HĐ nhận thức sáng tạo và bƣớc đầu, đƣợc “luyện tập” tƣ duy sáng tạo thông qua học tập theo tiến trình dạy học kể trên.
+ Bộ TN về chuyển động thẳng đã chế tạo đƣợc, tuy còn một số hạn chế, song đã đáp đứng đƣợc các yêu cầu đối với TN trong dạy học chƣơng “Động học chất điểm” theo định hƣớng nâng cao hiệu quả HĐ nhận thức tích cực, sáng tạo của HS.
Mặc dù, đã đem lại kết quả thực nghiệm bƣớc đầu khẳng định tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã thiết kế đƣợc, song phƣơng pháp thực nghiệm chúng tôi áp dụng chƣa phải là phƣơng pháp hoàn thiện:
+ Chúng tôi mới chỉ tiến hành thực nghiệm 1 vòng với đối tƣợng hẹp (1 lớp học) trong thời gian ngắn (3 tiết học). Sau vòng 1, dựa trên kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã sửa đổi, bổ sung các tình huống, các định hƣớng của GV nhằm hoàn thiện tiến trình dạy học đã thiết kế về mặt lí luận. Song, nếu đƣợc thực nghiệm sƣ phạm vòng 2 thì tiến trình dạy học mới này sẽ đƣợc kiểm tra trên thực tế và do đó, mới thực sự chứng tỏ đƣợc tính khả thi và hiệu quả trong dạy học.
+ Các phân tích sau quá trình thực nghiệm: Phần lớn là các phân tích định tính và chƣa đánh giá đƣợc chất lƣợng kiến thức của HS sau khi học tập theo tiến trình dạy học đã thiết kế đƣợc. Muốn khắc phục đƣợc hạn chế này, chúng tôi cần soạn thảo đƣợc các bài kiểm tra phù hợp để đánh giá kết quả học tập của HS. Nội dung các bài kiểm tra, ngoài các câu đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, cần có những câu đòi hỏi tƣ duy sáng tạo của HS mà nếu nhƣ trong quá trình học tập không HĐ tích tực, sáng tạo thì khó có thể trả lời đƣợc.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Các kết quả của luận văn
Sau quá trình thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt đƣợc các kết quả nghiên cứu sau đây:
+ Phân tích và cấu trúc lí luận dạy học giải quyết vấn đề một cách lôgíc để làm cơ sở định hƣớng cho việc xây dựng các phƣơng tiện dạy học và thiết kế các tiến trình dạy học nhằm tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS.
+ Thiết kế, chế tạo đƣợc bộ TN thực tập của HS về chuyển động thẳng sử dụng cảm biến và bộ ghép nối, có thể tiến hành nghiên cứu các dạng của chuyển động thẳng: thẳng đều, nhanh dần đều, rơi tự do, đáp ứng các yêu cầu đối với TN trong dạy học chƣơng “Động học chất điểm”.
+ Phân tích việc dạy học chƣơng “Động học chất điểm” và thiết kế đƣợc tiến trình dạy học về chuyển động thẳng có sử dụng bộ TN đã chế tạo để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS trong học tập.
+ Tổ chức thành công hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo của HS ở trƣờng THPT Nguyễn Tất Thành. Bƣớc đầu khẳng định đƣợc tính khả thi và hiệu quả của tiến trình dạy học đã thiết kế và đánh giá đƣợc các ƣu điểm, nhƣợc điểm của bộ TN mới chế tạo.
2. Hƣớng phát triển đề tài luận văn
Tuy đạt đƣợc một số kết quả nghiên cứu cơ bản, song chúng tôi nhận thấy cần tiếp tục phát triển, hoàn thiện đề tài luận văn. Một số nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo đƣợc đặt ra là:
+ Cải tiến bộ TN về chuyển động thẳng dùng cảm biến đã chế tạo về cả mặt kĩ thuật, thẩm mĩ và mặt dạy học nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu đối với TN trong dạy học chƣơng “Động học chất điểm”.
+ Phân tích sửa đổi, bổ sung tiến trình dạy học đã thiết kế và thực nghiệm ở trƣờng phổ thông nhằm tổ chức hiệu quả hơn hoạt động tích cực, sáng tạo của HS trong học tập chƣơng “Động học chất điểm”.
+ Thực nghiệm sƣ phạm trên phạm vi rộng hơn, với phƣơng pháp hoàn thiện hơn để đánh giá đƣợc cả mặt định tính và mặt định lƣợng tính khả thi, hiệu quả của tiến trình dạy học đã sửa đổi, bổ sung và của bộ TN đã cải tiến trong dạy học.
3. Một số đề xuất, khuyến nghị
- Về lí luận, chúng tôi nhận thấy cần có nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng các tài liệu bổ trợ trong quá trình giải quyết các vấn đề học tập của HS.
- Về thực tiễn, chúng tôi nhận thấy:
+ Nếu GV lựa chọn đƣợc một số kiến thức để tổ chức hoạt động giải quyết vấn đề thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập. Vì thế, cần có các hình thức khuyến khích GV tổ chức dạy học theo lí luận dạy học giải quyết vấn đề.
+ Vai trò của TN đã đƣợc khẳng định trong dạy học vật lí ở nhà trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, thiết bị TN hiện nay còn thiếu thốn và chƣa đồng bộ. Một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là do: Các nghiên cứu về thiết bị TN trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu của việc dạy học. Xuất phát từ những nghiên cứu về cảm biến và bộ ghép nối, chúng tôi nhận thấy hoàn toàn có thể sử dụng các thiết bị này nhƣ các dụng cụ đo có độ chính xác cao để xây dựng các TN vật lí phổ thông một cách đầy đủ, đồng bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lƣơng Duyên Bình (2006), (Tổng chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Xuân
Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh. Sách giáo khoa Vật lí 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Khôi (Tổng Chủ biên) (2006), Phạm Quý Tƣ (Chủ biên), Lƣơng Tất Đạt, Lê Chân Hùng, Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuân, Lê Trọng Tƣờng. Sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Ngô Diệu Nga (2008), Thiết kế tiến trình dạy học một số bài học chương “Từ trường” lớp 11 trung học phổ thông theo hướng phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh, Đề tài khoa học cấp Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
4. Phạm Xuân Quế (2007), Sử dụng máy tính trong dạy học vật lí, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Xuân Thành (2003), Xây dựng phần mềm phân tích Video và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học các quá trình cơ học biến đổi nhanh theo quan điểm lí luận dạy học hiện đại, Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hƣng, Phạm Xuân Quế (2002),
Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội, Hà Nội,
7. Nguyễn Đức Thâm, Phạm Thị Ngọc Thắng (2004), “Vai trò của thí
nghiệm trong dạy học vật lí trung học cơ sở theo chƣơng trình mới”, Tạp chí Giáo dục, 93, tr. 20-21-46.
8. Phạm Hữu Tòng (2001), Chiến lược dạy học giải quyết vấn đề, tổ chức định hướng tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề và tư duy khoa học của học sinh, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
10. Phạm Hữu Tòng (1996), Hình thành kiến thức, kỹ năng, phát triển trí tuệ và năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Đỗ Hƣơng Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
12. Thái Duy Tuyên (1991), Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Phạm Viết Vƣợng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Phạm Viết Vƣợng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội