- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho Khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định giúp
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠ
3.2.3. Mở rộng các hình thức tín dụng để các DNVVN chọn lựa phù hợp với mục đích SX KD
mục đích SX - KD
Với phương châm: ‘Sự hài lòng của Khách hàng là thành công của Ngân hàng”. Ngân hàng Công thương tỉnh Hưng Yên luôn hướng tới thiết kế và cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng với chất lượng cao dựa trên việc phân tích kỹ nhu cầu của Khách hàng. Nhu cầu vốn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình SX - KD.
Hiện nay, các DNVVN vay chi nhánh thông qua hình thức cho vay theo món, mỗi lần vay là một lần lý hợp đồng tín dụng, thực hiện đầy đủ các công đoạn cho vay, mà các khoản vay này phát sinh một cách thường xuyên với giá trị hợp đồng từ vài chục triệu đồng đến vài trăm triệu để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động thương mại, dịch vụ, sản xuất, tiêu dùng… mất rất nhiều thời gian, chi phí và
ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh của DN và chi nhánh cũng đang sử dụng các hạn mức cho vay luân chuyển (cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng) và đã đạt được hiệu quả rất đáng mừng. Hình thức cho vay này nên được khuyến khích mỏ rộng trong thời gian tới cũng như lâu dài, bởi hình thức này làm tăng cường chất lượng tín dụng về cả phía Khách hàng lẫn Ngân hàng. Về phía DN, phương pháp này giúp các Doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch vay, trả nợ, tạo sự linh hoạt trong kiểm soát các luồng tiền. Về phía Ngân hàng, phương thức này giúp tận thu triệt để những khoản thu của Khách hàng khi tài khoản đang có dư nợ, đồng thời thông qua việc kiểm soát doanh số cho vay và thu nợ thể hiện trên tài khoản của Khách hàng, ngân hành phần nào nắm được hoạt động kinh doanh của DN. Như vậy phương thức này giúp cho việc duy trì mối quan hệ giữa Ngân hàng và DN.
Một phương thức cho vay nữa mà chi nhánh nên mở rộng hơn nữa là hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản được hình thành từ vốn vay, cho vay có bảo lãnh bên thứ ba (bên bảo lãnh) để khắc phục những khó khăn về tài sản thế chấp của các DNVVN, đặc biệt là các DNVVN có số vốn ít, giá trị tài sản thấp mới có điều kiện để phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh. Quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp đã được đề ra nhưng còn rất nhiều vấn đề bất cập.
Ngoài ra, Ngân hàng có thể xem xét áp dụng cho vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu, với lợi thế là tiện dụng, linh hoạt và chi phí thấp. Tín dụng thương mại đã trở thành công cụ phổ biến được sử dụng trong kinh doanh, bởi nó giúp Doanh nghiệp hạn chế tình trạng thiếu tiền tạm thời, gián đoạn quá trình sản xuất, làm cho Doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn. Từ đó khả năng trả nợ Ngân hàng được nâng cao, củng cố được lòng tin, tạo được chữ tín cho Ngân hàng.