0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Hệ thống thuế quan của Nhật Bản

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (Trang 35 -39 )

Sơ lược về hệ thống thuế quan của Nhật Bản

Năm 1955, Nhật Bản là thành viên của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Năm 1970, việc kiểm soát thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng đã được Nhật Bản xóa bỏ. Năm 1980, ngoài các sản phẩm nông

nghiệp và một số sản phẩm công nghiệp cao, hầu hết các rào cản thuế quan đã được Nhật Bản gỡ bỏ.

Ngày 1 tháng 8 năm 1971, hệ thống ưu đãi thuế quan của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực. Mục tiêu của hệ thống này là kích thích các nước đang phát triển tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xoá bỏ bất đồng giữa các nước đang phát triển với các nước công nghiệp.

Mặc dù quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản đã khá phát triển nhưng tới nay Việt Nam vẫn chưa được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) đầy đủ - theo như quy định tại Điều 1 của GATT. Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) hầu như không mang lại cho Việt Nam giá trị to lớn nào, vì số các mặt hàng có lợi ích thiết thực được áp dụng GSP không nhiều. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam phải chịu mức thuế cao hơn mức thuế mà Nhật Bản dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN khác.

Đối với các mặt hàng thuỷ sản

Do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên Chính phủ Nhật Bản buộc phải đưa ra các chính sách miễn/giảm thuế nhằm thu hút hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản.

Thông thường, các mặt hàng thuỷ sản được áp dụng mức thuế ưu đãi thì không chịu giới hạn của hạn ngạch. Nhưng khi việc ưu đãi thuế quan này gây ảnh hưởng xấu tới ngành thuỷ sản Nhật Bản thì một quy định ngoại lệ sẽ được ban hành nhằm hoãn áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan cho các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản.

Nếu hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản có đủ điều kiện để áp dụng mức thuế ưu đãi thì trước tiên phải xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, sau đó làm thủ tục xin hưởng ưu đãi thuế quan của Nhật Bản. Giấy chứng nhận xuất xứ chỉ có giá trị trong vòng một năm kể từ ngày cấp. Tuy nhiên, thời hạn hiệu lực có thể kéo dài nếu chứng minh được hoàn cảnh bất khả kháng như gặp phải thiên tai, hoả hoạn…

Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xuất xứ khi khai báo nhập khẩu, nhà nhập khẩu cần trình các tài liệu chứng minh việc đã xin giấy chứng nhận xuất xứ và nguyên nhân việc xuất trình chậm trễ, sau đó điền vào hai bản “Đơn xin hoãn xuất trình - biểu mẫu A”.

Bốn mức thuế nhập khẩu mà Nhật Bản đang áp dụng:

- Mức thuế chung: Là mức thuế cơ bản căn cứ theo Luật thuế quan Nhật Bản, được áp dụng trong một thời gian dài (nhưng không áp dụng với các nước thành viên của WTO)

- Mức thuế tạm thời: Là mức thuế được áp dụng trong một thời hạn nhất định.

- Mức thuế ưu đãi: Là mức thuế thấp, áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước/ khu vực/ lãnh thổ đang phát triển.

- Mức thuế WTO: Là mức thuế được xác định trên cam kết WTO và các hiệp định quốc tế khác.

Về nguyên tắc, các mức thuế được áp dụng theo thứ tự: Mức thuế ưu đãi - Mức thuế WTO - Mức thuế tạm thời - Mức thuế chung. Tuy nhiên, nếu mức thuế tạm thời thấp hơn 3 mức thuế còn lại thì áp dụng mức thuế tạm thời.

Biểu thuế của một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu chủ yếu vào Nhật Bản

Mã HS Mặt hàng Mức thuế

chung WTO ưu đãi

0306.11 0306.12 0306.13

Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan đông lạnh 4% 1% 0%*

0306.21 0306.22 0306.23

Tôm hùm, tôm sú, tôm pandan sống/ tươi/ ướp lạnh 6% 5% 4% 0%*

0306.19 - 010 Các loài tôm khác đông lạnh 4% 2%

0306.29 - 110 Các loài tôm khác sống/ tươi/ ướp lạnh 4% 2%

0306.14 - 010 020,030,040,090 0306.24 - 110

Các loài sam, cua, ghẹ… đông lạnh/ sống/ tươi/ ướp lạnh

120,130,140,190

0303.44 Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) đông lạnh

5% 3,5%

0302.34 Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) tươi/ ướp lạnh 5% 3,5%

0303.46 Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus maccoyii) đông lạnh 5% 3,5%

0302.36 Cá ngừ Ôxtrâylia (Thunnus maccoyii) tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0303.41 Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga)

đông lạnh

5% 3,5%

0302.31 Cá ngừ vây dài (Thunnus alalunga) tươi/ ướp lạnh 5% 3,5%

0303.42 Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) đông lạnh 5% 3,5%

0302.32 Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0303.45 Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus)

đông lạnh

5% 3,5%

0302.35 Cá ngừ vây xanh (Thunnus thynnus) tươi/ ướp lạnh 5% 3,5%

0303.49 Các loài cá ngừ khác đông lạnh 5% 3,5%

0302.39 Các loài cá ngừ khác tươi/ ướp lạnh 5% 3,5%

0304.90 - 091 0304.90 - 096 Thịt cá ngừ đông lạnh 5% 3,5% 0304.10 - 291 0304.10 - 292 Thịt cá ngừ tươi/ ướp lạnh 5% 3,5% 0304.90 - 099 Thịt các loài cá khác đông lạnh 5% 3,5%

0304.10 - 299 Thịt các loài cá khác tươi/ ướp lạnh 5% 3,5%

0304.20 - 091 0304.20 - 092 0304.20 - 094

Phi lê cá ngừ đông lạnh 5% 3,5%

0304.10 - 191 0304.10 - 192

Phi lê cá ngừ tươi/ ướp lạnh 5% 3,5%

0304.10 - 199 Phi lê các loài cá khác tươi/ ướp lạnh 5% 3,5%

( Nguồn: “Cẩm nang thị trường xuất khẩu- Thị trường Nhật Bản” (Viện Nghiên cứu Thương mại, 2003); “Hướng dẫn marketing một số sản phẩm thuỷ hải sản nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản” (JETRO, 2005); “Jetro Marketing Guidebook for Major Imported Products” (JETRO, 2004) )

Lưu ý:

* chỉ áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu từ các nước đang phát triển

Khái niệm “sống” phải hiểu là trạng thái “tạm ngủ” do tác động của nhiệt độ thấp. Người ta thường xếp tôm, cua sống xen lẫn với các lớp mùn cưa ẩm.

Khái niệm “tươi/ ướp lạnh”: Ở nhiệt độ ≥ 0oC, sản phẩm đảm bảo độ tươi nhưng không bị đông.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN (Trang 35 -39 )

×