Chi tiết hoá ngành điện trong SAM 2011

Một phần của tài liệu ma trận hạch toán xã hội việt nam năm 2011 (Trang 34)

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam đặt mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 30% so với phương án phát triển bình thường trong giai đoạn 2010- 2030. Như vậy, để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam cần phải ban hành các chính sách tác động đến phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng, trong đó thay đổi cơ cấu ngành điện có thể là một trong những lựa chọn được xem xét. Với kế hoạch phát triển ngành điện như hiện nay, đến năm 2025, lượng phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện sẽ chiếm 40% tổng lượng phát thải của cả nước, trong đó sản xuất điện từ than sẽ chiếm 90% tổng lượng phát thải ngành điện (WB, 2011). Các chính sách tác động đến cơ cấu sản xuất điện theo hướng giảm tỷ trọng điện sản xuất từ than và tăng tỷ trọng các loại điện khác như điện tái tạo sẽ là những lựa chọn chính sách

cần được xem xét.

Để tạo điều kiện cho những phân tích tác động của các lựa chọn chính sách trên, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phân tách ngành điện trong SAM 2011 thành năm nhóm ngành, bao gồm: điện than, điện dầu, điện khí, thủy điện và điện tái tạo. Đối với ngành điện tái tạo, trên thực tế, năm 2011 Việt Nam hầu như chưa có loại điện này, năm 2012 mới có một sản lượng rất nhỏ từ nhà máy điện gió Ninh Thuận. Tuy nhiên, trong tương lai, kế hoạch gia tăng tỷ trọng sản xuất loại điện này đã được thiết kế theo Sơ đồ điện VII cũng như trong định hướng giải pháp chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Vì vậy, bảng SAM 2011 đã thể hiện điện tái tạo một cách tượng trưng, với giá trị rất nhỏ. Việc bổ sung thêm loại điện này ở bảng SAM sẽ cho phép mô phỏng lựa chọn chính sách phát triển loại điện này khi phân tích lựa chọn chính sách trong tương lai.

Để tách thành năm phân ngành điện, nhóm nghiên cứu đã áp dụng các bước phân tách như sau:

Bước 1: Tách cơ cấu giá trị sản xuất điện theo 5 loại điện:

− Tách giá trị sản xuất điện theo năm phân ngành điện dựa vào số liệu về sản lượng điện theo từng loại, giá thành trung bình của từng loại hiện nay và tổng giá trị sản xuất ngành điện.

− Số liệu về về sản lượng của năm loại điện là số đã được công bố của Tập đoàn điện lực Việt Nam.

− Số liệu về giá thành của trung bình của từng loại phân ngành điện được tổng hợp từ bảng tính giá thành của một số nhà máy điện, có điều chỉnh dựa theo ý kiến chuyên gia năng lượng.

− Số liệu về tổng giá trị sản xuất ngành điện được lấy từ bảng nguồn và sử dụng năm 2011.

Kết quả tính toán tách giá trị sản lượng theo từng loại điện năm 2011 được trình bày trong Bảng 8.

Bảng 8 - cơ cấu sản xuất ngành điện năm 2011 theo năm phân ngành

Loại điện Sản lượng điện Giá trị sản xuất Cơ cấu sản xuất theo năm phân ngành (tr.kwh) (nghìn tỷ d) Theo sản lượng điện Theo giá trị sản xuất

Tổng 103.769 151.242 100% 100%

Thuỷ điện 40.928 35.875 39,4% 26,4%

Điện khí 40.067 81.657 38,6% 48,5%

Điện than 20.501 23.212 19,8% 15,7%

Điện dầu 2.201 10.383 2,1% 9,2%

Điện tái tạo 72 115 0,1% 0,1%

Nguồn: Dự án SAM 2011.

Bước 2: Tính cơ cấu chi phí sản xuất của từng loại điện. Số liệu về cơ cấu chi phí của các ngành điện được tính toán dựa trên cơ sở phân tích, so sánh và tổng hợp từ nhiều nguồn số liệu khác nhau, bao gồm: hệ số chi phí của ngành điện trong bảng nguồn và sử dụng năm 2011, cơ cấu chi phí của một số nhà máy điện các loại ở Việt Nam, chi phí sản xuất điện than và điện khí được tính toán tại báo cáo của dự án chính sách tài chính cho năng lượng hoá thạch (CIEM, 2013), chi phí một số loại điện trong báo cáo dự án đánh giá các phương án phát triển các bon thấp của Ngân hàng thế giới, ý kiến phỏng vấn các chuyên gia năng lượng và cơ cấu chi phí sản xuất các loại điện trên thế giới.

Số liệu khái quát về cơ cấu chi phí của năm phân ngành điện được thể hiện trong Bảng 9.

Bảng 9- cơ cấu chi phí (giá trị sản xuất) của các loại điện Điện

than Thủy điện Điện khí Điện dầu Điện tái tạo Tổng chi phí (tổng giá trị sản

xuất) 100% 100% 100% 100% 100%

Giá trị gia tăng/giá trị sản xuất 48% 57% 40% 49% 65%

Trong đó:

Chi phí vốn/Giá trị sản xuất 29% 34% 23% 29% 39%

Chi phí lao động/giá trị sản xuất 19% 23% 17% 20% 26%

Trong đó:

Chi phí năng lượng/giá trị sản

xuất 36% 11% 40% 30% 10%

Nguồn: Dự án SAM 2011.

Bước 3: Các thông tin trên được bổ sung vào bảng SAM vi mô trình ày ở phần trên và sau đó tổng hàng và tổng cột tương ứng trong SAM được cân bằng theo phương pháp RAS. Bảng SAM 2011 trong đó có chi tiết cho ngành điện có ở trong đĩa CD kèm theo cuốn sách này.

KẾt LUận

Bảng SAM Việt Nam năm 2011 đã được xây dựng dựa trên việc tổng hợp các thông tin về nền kinh tế Việt Nam năm 2011 từ bảng nguồn và sử dụng, thu - chi ngân sách nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế và điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2010. Như đã đề cập ở phần trên, số liệu trong bảng nguồn và sử dụng cho năm 2011 chỉ là số liệu cập nhật của bảng nguồn và sử dụng năm 2007. Hiện nay, Tổng cục Thống kê đã tổ chức điều tra để có thể xây dựng bảng vào-ra cho năm 2012 của Việt Nam. Do đó, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ có thể tiếp tục cập nhật bảng SAM cho Việt Nam bằng các số liệu điều tra mới trong thời gian tới để phục vụ tốt hơn các phân tích chính sách.

So với các Bảng SAM trước đó (1999, 2000, 2003 và 2007), ngoài việc cập nhật thông tin về nền kinh tế năm 2011, SAM năm 2011 Việt Nam được xây dựng hướng tới mục tiêu tạo điều kiện thực hiện các phân tích và mô phỏng chính sách liên quan đến triển khai chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam. Một số khả năng phân tích có thể xem xét như:

- SAM 2011 có thể cho phép thực hiện mô phỏng các phương án tái cấu trúc sản xuất điện theo hướng giảm phát thải khí nhà kính trong tương lai do SAM 2011 đã chi tiết hóa ngành sản xuất điện thành 5 tiểu ngành.

- Kết hợp với các bảng SAM trước đây, đặc biệt là bảng SAM năm 2000 để xem xét đánh giá những thay đổi và phát triển của các ngành kinh tế dưới các khía cạnh của phát triển bền vững như những thay đổi trong việc sử dụng năng lượng hay những thay đổi trong hàm lượng giá trị gia tăng của từng ngành trong nền kinh tế. Phụ lục 1 cung cấp thông tin để tạo điều kiện kết nối các ngành trong bảng SAM trước đây, 1999, 2000 với bảng SAM 2011.

- SAM 2011 cho phép xem xét tác động các chính sách ngành ví dụ như chính sách với các ngành sử dụng nhiều năng lượng như xi măng, sắt thép đến toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Đây là một thế mạnh của SAM do khả năng thể hiện các mối liên kết giữa các ngành trong nền kinh tế với nhau và với khu vực hộ gia đình.

- Phân tích và xem xét sự đánh đổi hay là tác động nhiều mặt như kinh tế, xã hội và môi trường của các chính sách tăng trưởng xanh và mô phỏng các chính sách có khả năng giảm thiểu các tác động tiêu cực. Do SAM thể hiện toàn bộ các giao dịch của các chủ thể trong nền kinh tế nên các mô hình xây dựng trên cơ sở số liệu của SAM (như mô hình cân bằng tổng thể khả tính) có thể cho phép xem xét một cách toàn diện và tổng hợp nhất tác động của chính sách ví dụ như chính sách xoá bỏ trợ cấp năng lượng hay chính sách thuế phát thải các bon.

Nhóm tác giả hy vọng bảng SAM 2011 mới này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, phân tích chính sách tại Việt Nam./.

tÀi LiệU thaM KhẢo

1. Bộ Tài chính (2013), Quyết toán Ngân sách nhà nước 2011.

2. Bùi Trinh và Dương Mạnh Hùng (2013), Bảng Nguồn và sử dụng năm 2011 cho Việt Nam.

3. Channing Arndt, Andres Garcia, Hoang Ha Pham, Simon McCoy, Finn Tarp and James Thurlow (2010), A 2007 Social Accounting Matrix for Vietnam.

4. Ngân hàng nhà nước (2013), Cán cân thanh toán quốc tế 2011.

5. Pyatt, G. 1988. “A SAM Approach to Modeling,” Journal of Policy

Modeling, 10, 327-352.

6. Pyatt, G. and J. Round (1985), Social Accounting Matrices: A Basis for

Planning, World Bank, Washington, D.C.

7. Reinert, K. A., and D. W. Roland-Holst. 1997. “Social Accounting Matrices,” in J. F. Francois, and K. A. Reinert (eds.) Applied Methods

for Trade Policy Analysis: A Handbook, Cambridge University Press,

New York.

8. Robinson S. and D.W. Roland-Holst. 1988. “Macroeconomic Structure

and Computable General Equilibrium Models,” Journal of Policy

Modeling, 10(3), 353-375.

9. Tổng cục thống kê (2012), Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2010, NXB Thống kê, Hà Nội.

10. Tổng cục thống kê (2013), Niên giám thống kê năm 2012.

11. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2000), Ma trận hạch toán xã hội 1999 của Việt Nam.

12. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Viện Nghiên cứu châu Á của Bắc Âu (2004), Ma trận hạch toán xã hội mới của Việt Nam năm

2000”, NXB Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội.

13. WB (World Bank) (2011), Climate Resilient Development in Vietnam: Strategic Directions for the World Bank.

PhỤ LỤc

Phụ lục 1 – ngành sản xuất và ngành sản phẩm trong SaM Việt nam 2011

STT Ngành sản xuất phân ngành của Tương ứng với SUT 2011 Tương ứng với phân ngành SAM 2000 1 Lúa gạo 1 1 2 Mía đường 2 4 3 Cây hàng năm khác 3, 12 6 4 Cao su 4 2 5 Cà phê 5 3 6 Chè 6 5

7 Cây lâu năm khác 7 11, 12

8 Trâu bò, lợn 8, 9 7,8 9 Gia cầm 10 9 10 Chăn nuôi khác 11 10 11 Lâm nghiệp 13, 14 13 12 Khai thác thủy sản 15 14 13 Nuôi trồng thủy sản 16 15 14 Khai thác than 17 16 15 Dầu thô 18 21 16 Khí tự nhiên 19 21 17 Khai khoáng khác 20, 21, 22 17, 18, 19, 20 18 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt 23 22 19 Chế biến,bảo quản cá và các sản phẩm từ cá 24 34 20 Chế biến, bảo quản rau quả 25 26 21 Chế biến dầu mỡ động thực vật 26 23

22 Chế biến sữa 27 24

23 Xay xát gạo 28 35

24 Xay xát và sản xuất bột khác 29 36 25 Sản xuất thực phẩm khác 30, 31, 32, 33, 34 25, 30, 31, 32 26 Sản xuất đồ uống không cồn 35, 36 27, 28

27 Sản xuất đồ uống có cồn 37 29

28 Sản xuất thuốc lá 38 33

29 Sợi và các sản phẩm sợi khác 39 76

31 Sản xuất trang phục 41 77, 78, 79

32 Sản xuất sản phẩm từ da 42 80

33 Sản xuất giày dép 43 81

34 Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ 44 44 35 Chế biến và sản xuất sản phẩm từ giấy 45 43 36 In, sao chép bản ghi các loại 46 83, 84 37 Sản xuất sản phẩm dầu mỏ 47, 48, 49 86 38 Sản xuất các sản phẩm hóa chất khác 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 45, , 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59 39 Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại 57, 59 73

40 Sản xuất xi măng 58 40, 41

41 Sản xuất kim loại 60 74

42 Sản xuất các sản phẩm kim loại 61 74 43 Sản xuất máy móc thiết bị 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69,

70, 71

60, 61, 62, 65, 66, 67, 72 44 Sản xuất các thiết bị và sản phẩm điện 72, 73 70, 71 45 Sản xuất phương tiện đi lại và vận chuyển 74, 75, 76, 77, 78 63, 64, 68, 69 46 Sản xuất giường tủ bàn ghế 79 85

47 Các ngành sản xuất khác 80, 81, 82 37, 38, 39, 42, 82 48 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 83, 84 87

49 Sản xuất và phân phối nước và các sản phẩm tiện ích 85, 86, 87 88

50 Xây dựng 88, 89, 90 89, 90

51 Bán buôn và bán lẻ 91, 92 91

52 Khách sạn, nhà hàng 93, 94, 97, 98 93, 94 53 Vận tải đường bộ 95, 96, 101 95 54 Vận tải đường hàng không 106, 107, 10899, 100, 105, 98 55 Các ngành vận tải khác 102 96, 97 56 Bưu chính viễn thông 103, 104 99 57 Hoạt động kinh doanh

109, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123, 124, 125 106 58 Hoạt động tài chính 110, 111, 112, 113 101, 102, 103

59 Hoạt động kinh doanh bất động sản 114 105 60 Hoạt động quản trị công 126, 127, 128 107

61 Giáo dục đào tạo 129, 130 108

62 Hoạt động chăm sóc y tế 131, 132 109 63 Các hoạt động khác 133, 134, 135, 136, 137, 138 92, 100, 104, 110, 111, 112

Phụ lục 2 - tương thích giữa các loại thuế trong SaM 2011 và thu ngân sách nhà nước

STT Các loại thuế trong SAM 2011 Tương ứng với các loại thu ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính

1 Thuế hoạt động Thuế tài nguyên, thuế môn bài

2 Thuế hàng hóa Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sx trong nước

3 Thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu

4 Thuế nhân tố sản xuất Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Thuế sử dụng đất nông nghiệp, lệ phí trước bạ, thu khác

5 Thuế trực thu Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân và Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Phụ lục 1 - Giải thích các biến trong bảng Việt Nam SAM 2011 STT Biến ngành sản xuất Biến ngành sản phẩm

Giải thích biến Biến khác Giải thích biến

1 apadd cpadd Lúa gạo flab-u-t Lao động - thành thị - trình độ cấp 3 trở lên

2 asugr csugr Mía đường flab-u-s Lao động - thành thị - trình độ cấp 2 tới cấp 3

3 aacrp cacrp Trồng cây hàng năm flab-u-p Lao động - thành thị - trình độ tới cấp 1

4 arubb crubb Cao su flab-r-t Lao động - nông thôn - trình độ cấp 3 trở lên

5 acoff ccoff Cà phê flab-r-s Lao động - nông thôn - trình độ cấp 2 tới cấp 3

6 altea cltea Chè flab-r-p Lao động - nông thôn - trình độ tới cấp 1

7 apcrp cpcrp Trồng cây lâu năm khác fcap-ag Vốn - Nông nghiệp

8 abovp cbovp Trâu bò, lợn fcap-na Vốn - Phi Nông nghiệp

9 apoul cpoul Gia cầm flnd Đất đai

10 aoliv coliv Chăn nuôi khác fliv Vốn gia cầm

11 afore cfore Trồng rừng ffsh Vốn thủy sản

12 afish cfish Khai thác thủy sản ent-ag Doanh nghiệp Nông nghiệp

13 aaqua caqua Nuôi trồng thủy sản ent-na Doanh nghiệp Phi Nông nghiệp

14 acoal ccoal Khai thác than hhd-uf1 Hộ gia đình - Thành thị - Nông nghiệp - Nhóm 1

15 acoil ccoil Dầu thô hhd-uf2 Hộ gia đình - Thành thị -

Nông nghiệp - Nhóm 2

16 angas cngas Khí tự nhiên hhd-uf3 Hộ gia đình - Thành thị - Nông nghiệp - Nhóm 3

17 aomin comin Khai khoáng khác hhd-uf4 Hộ gia đình - Thành thị - Nông nghiệp - Nhóm 4

18 ameat cmeat

Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

hhd-uf5 Hộ gia đình - Thành thị - Nông nghiệp - Nhóm 5

19 apfsh cpfsh

Chế biến,bảo quản cá và các sản phẩm từ cá

hhd-un1 Hộ gia đình - Thành thị - Phi Nông nghiệp - Nhóm 1

Một phần của tài liệu ma trận hạch toán xã hội việt nam năm 2011 (Trang 34)