Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa:

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn (Trang 31 - 33)

V SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC

2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa:

việc huy động vốn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế. Thời kỳ đầu do chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài nên số vốn huy động ngoài xã hội vào sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Chưa có doanh nghiệp nào tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Ngoài ra, vốn nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ ở nhiều doanh nghiệp không thuộc diện cần giữ cố phần chi phối, phổ biến nhất là trong các tổng công ty nhà nước thuộc các ngành xây dựng, giao thông. Việc thu hút vốn cổ đông ngoài doanh nghiệp mới đạt 24,1% vốn điều lệ; mới có trên 20 công ty có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; các cổ đông chiến lược vì thế cũng không có nhiều cơ hội để tham gia vào phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Việc người lao động trong một số doanh nghiệp bán bớt cổ phần ưu đãi sau khi mua đã làm giảm tác dụng của chính sách khuyến khích người lao động có cổ phần trong doanh nghiệp cổ phần hóa.

2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp saucổ phần hóa: cổ phần hóa:

Sau cổ phần hóa, tình hình của các doanh nghiệp cổ phần ở nước ta đó là cần có một đường lối chỉ đạo đúng đắn, những chính sách về thủ tục hành chính và luật pháp phù hợp, cần tái thiết lại cơ cấu đội ngũ cán bộ công nhân viên và chuẩn bị các nguồn lực thật tốt để bộ máy hoạt động của doanh nghiệp có những cải thiện tốt, để các doanh nghiệp cổ phần có đủ năng lực cạnh tranh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Với mỗi doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp sau cổ phần hóa muốn tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường thì cần phải có những nguồn lực nhất định nhất là yếu tố vốn. Để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh buộc họ phải phát huy triệt để mọi tiềm lực, mọi thế mạnh để tạo lợi thế bằng hoặc hơn các doanh nghiệp khác. Có như vậy mới đảm bảo cho doanh nghiệp vững vàng trong cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu này buộc các doanh nghiệp phải tăng cường khả năng cạnh tranh của mình.

Thực chất của khả năng cạnh tranh là tạo ra nhiều hơn một ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, thương hiệu, thị phần của doanh nghiệp đó trên thị trường… Với các doanh nghiệp cổ phần thì sau quá trình cổ phần hóa những ưu thế đó càng thiếu hụt hơn. Chính vì vậy, để tạo ra được các ưu thế trên thì các doanh nghiệp cổ phần cần phải áp dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau như cắt giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm, hạ giá bán, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ đội ngũ nhân công,… Hay nói cách khác, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là thay đổi mối tương quan về thế lực của doanh nghiệp đó trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc các doanh nghiệp sau cổ phần hóa cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu khách quan. Cùng với tốc độ phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, họ có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao với giá cả hợp lý. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì doanh nghiệp cổ phần phải luôn tìm tòi mọi cách để cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ,… hay phát huy mọi lợi thế của mình so với các đối thủ cạnh tranh nhằm thỏa mãn cao nhất những đòi hỏi của thị trường.

Mặt khác, khi nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, đồng thời các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, khi đó các doanh nghiệp Nhà nước không được bao cấp nữa mà phải tự quyết định các vấn đề mang tính sống còn của doanh nghiệp mình thì buộc các doanh nghiệp cổ phần phải chấp nhận các quy luật của thị trường và chấp nhận cạnh tranh. Chính điều đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp cổ phần phải hướng mình vào guồng quay của sự cạnh tranh nếu không muốn phải tự đào thải khỏi thị trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w