Mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Pháp là Thâm nhập, khẳng định uy tín, thương hiệu và phát triển bền vững thị trường Pháp.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường Pháp công ty GỖ VIỆT.doc (Trang 27 - 31)

IV. CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG PHÁP 1 Phương thức xâm nhập và thị trường mục tiêu:

Mục tiêu xuất khẩu sang thị trường Pháp là Thâm nhập, khẳng định uy tín, thương hiệu và phát triển bền vững thị trường Pháp.

định uy tín, thương hiệu và phát triển bền vững thị trường Pháp.

4.3 Marketing MixChiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm:

 Định vị sản phẩm:

- Công ty nhắm đến mục tiêu sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với khí hậu và địa lý để chinh phục nhóm khách hàng có thu nhập khá và cao có phong cách riêng.

- Tập trung vào nhóm sản phẩm chính là đồ gỗ nội thất và ngoài trời. Nhóm sản phẩm bổ sung như đồ trang trí bằng gốm sứ, mây tre lá được phát triển như một sự kết hợp hài hòa, nâng cao giá trị nghệ thuật, tạo phong cách cho nhóm sản phẩm chính, làm phong phú đa dạng về mẫu mã. Hơn nữa nhóm sản phẩm bổ sung có chi phí tương đối rẻ và thân thiện với môi trường, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ khác.

- Sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của: thị trường, thích nghi với nhu cầu đặc thù của từng nhóm người mua riêng biệt (chú trọng vào việc đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng trung và cao cấp, sản xuất

những sản phẩm tinh xảo có giá trị gia tăng cao như đồ gỗ trong nhà, các bộ sản phẩm nội thất phòng ngủ, phòng khách.)

- Sự phù hợp của sản phẩm cũng cần được chú trọng, bởi đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của doanh nghiệp, giúp cho việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng được tốt hơn. Sau khi tìm hiểu kỹ về điều kiện khí hậu, địa lý, tâm lý, xu hướng mua hàng,… tại 2 thành phố, công ty mới chọn lọc những sản phẩm phù hợp, bên cạnh đó thuê chuyên gia nước ngoài đảm trách khâu thiết kế, tiếp thị sản phẩm nhằm đưa ra những sản phẩm hài hòa nhất với văn hóa bản địa.

- Công ty còn gửi nhân viên, cán bộ có tay nghề cao đến Pháp, Đức để học hỏi về khâu thiết kế, sáng tạo ra mẫu mã mới thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng.

 Tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm:

- Đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại theo đúng các tiêu chuẩn của Mỹ và EU. Dần thay thế các khâu, công đoạn thủ công với mục tiêu nâng cao chất lượng của từng dòng sản phẩm.

- Mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng của từng dòng sản phẩm là như nhau cho cả hai thị trường mục tiêu.

- Tất cả các sản phẩm được gắn logo của công ty bằng kim loại vào vị trí dễ nhận biết nhất nhằm khẳng định nhãn hiệu của công ty cũng như thương hiệu của sản phẩm

- Bao bì sản phẩm bằng tiếng Pháp, thể hiện đầy đủ các thông tin về sản phẩm như tên sản phẩm, kích thước, màu sắc, thành phần nguyên liệu và xuất xứ của sản phẩm

- In logo, slogan cũng như địa chỉ rõ ràng của công ty lên bao bì sản phẩm - In hướng dẫn vận chuyển, hướng dẫn sử dụng, cách thức chăm sóc bảo

quản, làm sạch hoặc cả cách thức lắp ráp (nếu có)

- Tông màu chủ đạo của logo, slogan cũng như thông tin chi tiết về công ty, về sản phẩm… in trên bao bì là màu xanh non thể hiện sự thân thiện với môi trường và mục tiêu phát triển bền vững của công ty

Chiến lược giá:

 Mặc dù là dòng sản phẩm chất lượng cao nhưng không định giá quá cao ngay từ đầu để khẳng định thương hiệu mà áp dụng chiến lược định giá thâm nhập nhằm thu hút khách hàng và dành thị phần nhất định trên thị trường. (Tuyệt đối không chạy theo lợi nhuận trước mắt). Nguyên tắc định giá chính của công ty là định giá theo chất lượng. Khi đã khẳng định được thương hiệu và tạo dựng được uy tín của công ty trên thị trường thì sẽ từng bước nâng dần giá sản phẩm lên để nâng cao lợi nhuận

• Đối với sản phẩm chính là đồ gỗ nội thất trong nhà và ngoài trời trong giai đoạn đầu thâm nhập định giá rẻ hơn 5% so với sản phẩm cùng loại có trên thị trường

• Đối với nhóm sản phẩm đồ gỗ nội thất kết hợp vật liệu khác như mây tre nứa, kim loại,… đây là nhóm sản phẩm độc đáo, mới lạ, đang được người tiêu dùng ưa thích có thể định giá cao hơn, tuy nhiên cần xem xét bảng giá của các đối thủ khác để đưa ra mức ra hợp lý nhất.

• Nhóm sản phẩm phụ bao gồm các phụ kiện trang trí nhà ở, văn phòng như đồ dùng bằng mây tre lá, gốm sứ,… các sản phẩm này có chi phí tương đối rẻ, lại bền đẹp, rất được ưa thích nên có thể định mức giá siêu hạng nhằm thu lợi nhuận cho doanh nghiệp

Chiến lược phân phối:

Trong giai đoạn đầu thâm nhập:

- Thông qua các đại lý hoặc nhà phân phối chuyên kinh doanh các sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất, họ có tổ chức mạng lưới bán hàng và tiêu thụ sản phẩm mạnh ở thành phố Paris và Marseille nói riêng và thị trường Pháp nói chung.

- Thông qua các siêu thị bán lẻ sản phẩm nội-ngoại thất ở Pháp.

Về sau:

- Công ty có thể mạnh dạn đầu tư mở rộng bằng cách thành lập chi nhánh bán hàng kết hợp với showroom trưng bày sản phẩm tại hai thành phố lớn là Paris và Marseille hoặc mở kho chứa hàng kết hợp bán hàng ở hai thị trường này.

Chiến lược chiêu thị:

Các chiêu thức quảng cáo trên truyền hình, báo đài ở thị trường này đôi khi có chi phí cao nhưng không hiệu quả bằng việc tiếp cận trực tiếp khách hàng thông qua các hội trợ và nhà phân phối bản địa vì vậy công ty chú trọng vào việc tham gia các hội chợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm của mình đến khách hàng.

 Hội chợ triển lãm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tham gia hai hội chợ triển lãm đồ nội – ngoại thất quốc tế ở Pháp – The C, do Hiệp hội ngành Nội – ngoại thất Pháp tổ chức trong năm 2009 tại hai thị trường mục tiêu của công ty.

 Quảng cáo:

- Đối tác : lựa chọn các đài truyền hình địa phương ở Paris và Marseille có tỷ lệ xem đài cao, chi phí hợp lý để quãng cáo.

- Giờ phát sóng : buổi chiều và tối, sau khi hết giờ làm việc, là lúc gia đình tập trung và nghỉ ngơi thư giãn, xem truyền hình nhiều nhất.

 Hoạt động E-marketing:

- Hoàn thiện website của công ty bằng tiếng Pháp, phân chia rõ ràng cho các khu vực/quốc gia địa chỉ, tên tuổi của các nhà phân phối trên từng thị

trường. Đặt các logo, bảng quãng cáo miến phí cho các nhà phân phối lớn ở thị trường Pháp.

- Đẩy mạnh hoạt động bán buôn qua mạng cho thị trường Pháp nói riêng cũng như các thị trường nước ngoài nói chung với những đơn hàng lớn. Thông qua website của công ty khách hàng có thể tìm hiểu về tất cả các dòng sản phẩm cũng như đặt hàng với số lượng lớn, thỏa thuận mua bán từ website và thư điện tử nhằm giảm thiểu tối đa chi phí giao dịch.

Một phần của tài liệu chiến lược thâm nhập thị trường Pháp công ty GỖ VIỆT.doc (Trang 27 - 31)