Chiến lược kinh doanh của Sở giao dịc hI trong những năm tới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I– Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 25 - 28)

Sở giao dịch I với vị thế là chi nhánh có quy mô hoạt động kinh doanh lớn nhất trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, là một Ngân hàng thương mại có quy mô lớn trên địa bàn Hà Nội. Với những kết quả đã đạt được cùng những vướng mắc còn tồn tại trong những năm qua, căn cứ vào định hướng phát triển của NHCT Việt Nam, Sở giao dịch I đề ra chiến lược kinh doanh trong những năm tới như sau:

3.1. Mục tiêu kế hoạch những năm tới

+ Tổng nguồn vốn huy động bình quân tăng: 10%. + Dư nợ cho vay đầu tư tăng: 25%.

+ Nợ quá hạn: dưới 1%. + Thu dịch vụ tăng: 15%.

+ Phát hành thẻ ATM: vượt chỉ tiêu được giao. + Lợi nhuận hạch toán tăng: 10%.

3.2. Chiến lược kinh doanh

+ Xây dựng Sở giao dịch I trở thành Ngân hàng đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh. Kết hợp giữa bán buôn và bán lẻ, trong đó phát triển mạnh nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tính cạnh tranh cao. Tiếp tục giữ vững

thị phần tín dụng đi đôi với cơ cấu lại danh mục tín dụng, đầu tư cho các khách hàng và ngành hàng có triền vọng phát triển.

+ Phát triển thị phần phi tín dụng: trở thành một trong các NHTM đi đầu trong phát triển các dịch vụ Thẻ, chuyển tiền du học, chuyển tiền kiều hối, cho thuê két sắt ….với sản phẩm đa dạng, giá trị gia tăng vượt bậc, chất lượng dịch vụ hoàn hảo, tạo cạnh tranh, thương hiệu và bản sắc riêng.

+ Trở thành Ngân hàng có trình độ khoa học công nghệ hiện đại, khai thác hiệu quả nhiều công nghệ mới trong hoạt động quản lý và kinh doanh; ứng dụng và cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại cho khách hàng.

+ Hình thành mạng lưới Ngân hàng và mạng lưới khách hàng để phục vụ khách hàng tiện lợi nhất và hiệu quả nhất. Trang bị đầy đủ phương tiện làm việc phù hợp với từng nghiệp vụ, trên cơ sở tiết kiệm chi phí. Cải tạo khang trang sạch đẹp các điểm giao dịch. Tích cực tìm kiếm địa điểm thích hợp để mở rộng mạng lưới, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

+ Đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư. Duy trì ổn định khách hàng gửi tiền truyền thống, chú trọng khai thác nguồn vốn của các tổ chức kinh tế, đoàn thể xã hội, đơn vị sự nghiệp có thu, tạo ra nhiều kênh huy động vốn mới, cơ cấu cân đối, ổn định. Đặc biệt quan tâm việc nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến thủ tục giao dịch nhanh chóng, chính xác, an toàn. Chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ… của khách hàng, để thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mãi linh hoạt, phù hợp và hấp dẫn khách hàng gửi tiền, ổn định và tăng cường huy động vốn.

+ Tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát, đảm bảo an toàn, hiệu quả. Căn cứ vào định hướng của NHCT, chương trình phát triển kinh tế Hà Nội và diến biến của thị trường để cho vay đúng hướng. Đẩy mạnh cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế tư nhân, cá thể, hộ gia đình sản xuất.

Tiếp tục bổ sung tài sản đảm bảo vốn vay, nâng tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo lên 50% tổng dư nợ cho vay.

Nâng cao năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiền vay, không phát sinh nợ xấu. Tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng để xử lý thu hồi các khoản nợ tồn đọng cũ.

+ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, nhằm tạo được sự khác biệt của sản phẩm và có tính cạnh tranh cao. Áp dụng linh hoạt biểu phí dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Đẩy mạnh phát triển thẻ ATM và đẩy mạnh các giá trị gia tăng cho sản phẩm thẻ.

+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo chuyên sâu theo từng loại nghiệp vụ, trong đó tăng cường đào tạo tại chỗ. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, đánh giá sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực để phát huy tác dụng tốt. Xây dựng văn hoá kinh doanh công sở nhằm nâng cao uy tín và thương hiệu của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo an toàn mọi mặt hoạt động kinh doanh. Kết hợp nhiều hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, nâng cao ý thức chấp hành cơ chế, quy trình nghiệp vụ.

Kết luận

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, Sở giao dịch I đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Không ngừng phấn đấu vươn lên khẳng định vị trí là chi nhánh hoạt động có quy mô lớn nhất của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, có bước phát triển nhanh và đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mặt hoạt động kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng. Trong nhiều năm liền, Sở luôn là đơn vị dẫn đầu hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam, đóng góp trên 50% vào lợi nhuận hợp nhất của hệ thống. Phát triển đồng đều giữa kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ Ngân hàng tiên tiến, có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập trong hoạt động của Sở. Trong những năm tới, để đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế đất nước cùng với sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước và Hội sở ngân hàng công thương Việt Nam, Sở giao dịch I đang xây dựng cho mình chiến lược phát triển phù hợp xu hướng hội nhập hiện nay, không ngừng phát triển mạnh mẽ để thực hiện phương châm hoạt động ”Hội nhập và phát triển vững chắc”.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn Tuấn và các nhân viên phòng Tổng hợp đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua. Giúp em có thêm những kiến thức bổ ích phục vụ đắc lực cho em thực hiện chuyên đề thực tập sắp tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I– Ngân hàng công thương Việt Nam. (Trang 25 - 28)