Lợi nhuận từ các website mạng xã hội

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MẠNG XÃ HỘI ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MỘT MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 31)

Lợi nhuận béo bở từ các website mạng xã hội đang thu hút những "đại gia" cung cấp các dịch vụ quảng cáo, kéo theo xu hướng hợp tác để thúc đẩy phát triển.

Hãng cung cấp dịch vụ mạng xã hội (+) MySpace đã chính thức tham gia vào cộng đồng mạng xã hội mở OpenSocial của Google, tạo thế lực để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Mục tiêu chính vẫn là đối đầu với sự liên kết giữa Microsoft và Facebook.

MySpace "kết đôi" với Google đối đầu Facebook và Microsoft

Không để mất "phần bánh ngon" sau khi Microsoft ký kết hợp đồng quảng cáo với Facebook, Google đã bắt tay ngay với MySpace, website cung cấp dịch vụ mạng xã hội hàng đầu hiện nay, qua một hợp đồng quảng cáo trị giá đến 900 triệu USD.

Microsoft đã quá hời trong cuộc "nhân duyên" này với Facebook khi "của hồi môn" là 1.6% vốn của website mạng xã hội đã thuộc về tay Microsoft. Con số 300 nhân viên đang làm việc cho Facebook hiện tại có thể sẽ tăng lên 700 trong năm tới theo như dự kiến của CEO và là người đồng sáng lập của Facebook, Mark Zuckerberg cho biết.

Một yếu tố nữa cho thấy Microsoft không hề chọn nhầm đối tác khi số lượng người đăng ký tài khoản tại Facebook hiện nay đạt 250.000 người mỗi ngày, tăng 181% trong giai đoạn từ tháng 5-2006 đến 5-2007. Nâng tổng số lượng thành viên lên 27 triệu người so với MySpace là 60 triệu.

Facebook đang dần trở thành đối thủ lớn nhất và được nhiều chuyên gia nhận định sẽ chiếm ngôi của MySpace trong thời gian tới mặc dù về số lượng truy cập vẫn còn kém xa bậc đàn anh. Theo số liệu của hãng nghiên cứu Internet comScore cung cấp, trong tháng 6 năm nay, MySpace có 114.1 triệu lượt truy

cập từ người dùng trên khắp thế giới trong khi Facebook chỉ đạt 52.2 triệu lượt. Hi5 đứng thứ 3 có 28.2 triệu lượt trong khi Friendster và Orkut (+) lần lượt chia nhau thứ 4 và 5 với 24.7 triệu và 24.1 triệu lượt truy cập.

Mạng xã hội: Mở hay không mở?

Chuyện chưa ngã ngũ khi Microsoft đang tiến hành thảo thuận kết hợp hệ thống chứng thực người dùng Windows Live ID với dịch vụ mạng xã hội Facebook. Trong khi đó, MySpace tìm kiếm đồng minh qua sự tham gia vào nền tảng Google OpenSocial API (Application Programming Interface platform), một nền tảng chung cho các ứng dụng dựa trên mạng xã hội. Cả Oracle, Salesforce.com, Hi5, iLike, LinkedIn, Slide, Ning, Friendster, Six Apart và PlaxoBebo cũng đã tham gia vào OpenSocial.

Hai dịch vụ mạng xã hội hàng đầu hiện nay là MySpace và FaceBook. Ảnh: Internet.

Vào tháng 5 năm 2008, Facebook đã thực hiện bước đi tiên phong khi thật sự "mở cửa nhà", cho phép các nhà phát triển thứ ba tham gia tạo các ứng dụng mini, có thể áp dụng cho tài khoản người dùng. Facebook mong muốn trở thành một hệ điều hành cho mạng xã hội. Số lượng ứng dụng cho người dùng Facebook nhảy vọt lên con số 7000, vượt qua MySpace.

Tuy vậy, các đối thủ của Facebook như MySpace lẫn Bebo cũng tham gia vào nền tảng chung OpenSocial, mang lại lợi ích 2 chiều. Điều này có nghĩa là các thành viên OpenSocial sẽ có thể sử dụng được rất nhiều ứng dụng tích hợp từ các hãng phát triển thứ ba và các hãng này cũng chỉ cần tập trung phát triển trên một nền tảng API duy nhất cho tất cả các mạng xã hội trong OpenSocial, chứ không phát triển đơn lẻ cho từng mạng xã hội riêng biệt.

Việc phát triển độc lập hay tụ thành nhóm chia sẻ ứng dụng đều có khuyết điểm. Khuyết điểm của Facebook là buộc các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng ngôn ngữ FBML độc quyền của hãng, còn Google thì khai thác HTML và Javascript. Ngược lại, các website mạng xã hội tham gia nền tảng mở của Google OpenSocial sẽ không có ưu điểm gì nổi bật hơn các mạng khác trong cùng nhóm vì chúng cùng sử dụng chung các ứng dụng từ các hãng thứ ba.

Nhìn chung, vẫn chưa có số liệu cụ thể về độ lớn của thị trường ứng dụng cho mạng xã hội, lợi nhuận từ thị trường này đang tăng lên chóng mặt và số

lượng người dùng gia tăng theo cấp số nhân. Những gương mặt mới như Slide và iLike đang thu hút hàng triệu tài khoản người dùng đăng ký. Mảnh đất mạng xã hội vẫn còn đầy tiềm năng mặc dù theo các chuyên gia đánh giá thì có thể nó sẽ thoái trào trong 5 năm nữa nhưng đó chỉ là phỏng đoán.

Điều người ta có thể dự đoán ở tương lai gần là sự đối đầu kịch liệt lẫn sự chiến thắng của cả 4 công ty: Google, Microsoft, MySpace và Facebook. Họ sẽ cùng tạo ra những mạng xã hội cao cấp hơn, nhiều tính năng vượt trội hơn nữa trên nền tảng web 2.0. Cuối cùng là người dùng, đối tượng chính thừa hưởng bữa tiệc của tính năng, công nghệ mới và chỉ việc thực hiện chọn lựa dịch vụ thích hợp cho riêng mình.

Đưa mạng xã hội vào môi trường doanh nghiệp

Lotus Connection là một phần mềm mạng xã hội ảo doanh nghiệp được thiết kế với mục tiêu phát huy ưu điểm và lặp lại sự thành công của hàng loạt web mạng xã hội như MySpace và YouTube trong môi trường doanh nghiệp.

Phần mềm Lotus Connection được thiết kế nhằm cho phép người dùng có thể thu thập và trao đổi thông tin thông qua mạng nội bộ. Bản thân doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát xem người dùng nào được phép truy cập vào nội dung dữ liệu nào.

Mike Lazaridis - Chủ tịch kiêm đồng giám đốc điều hành của Research In Motion (RIM) - đánh giá: "Tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của từng nhân viên có thể giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng cũng như năng suất làm việc".

RIM hiện đang hợp tác với IBM để đưa nền tảng Lotus Connections lên dòng sản phẩm BlackBerry.

Mạng xã hội doanh nghiệp

Ứng dụng công nghệ Web 2.0, nền tảng phần mềm mới của IBM được tích hợp 5 yếu tố mạng xã hội, gồm hoạt động (activities), cộng đồng (communities), dogear (giải pháp lưu trữ trang web riêng của IBM), hồ sơ người dùng (profiles) và blogs.

Lotus Connection còn được trang bị Tagging - một kỹ thuật trợ giúp người dùng theo dõi các thông tin liên quan trong các thảo luận blog.

Người dùng có thể tìm kiếm đồng nghiệp theo tên, chức danh hoặc từ khoá và sẽ nhận được thông tin liên lạc, đường liên kết đến blog, cộng đồng và các hoạt động có liên quan đến người đồng nghiệp đó.

Cộng đồng (communities) trong Lotus Connection có các đặc điểm như hợp tác làm việc, đối tác kinh doanh, thảo luận chia sẻ các nguồn tài nguyên. Trong khi đó tính năng activities được thiết kế để giúp nhân viên tổ chức, chia sẻ các tệp tin, gửi nhận tin nhắn tức thời hoặc email ...

Vận hành

Lấy ví dụ, một người đầu tư trong lĩnh vực ngân hàng có thể tìm kiếm thông tin liên quan đến lĩnh vực công nghệ bằng cách tìm kiếm theo một từ khoá nào đó để tìm ra những chuyên gia trong lĩnh vực này. Nhà đầu tư cũng có thể được tiếp cận với các activities, dotgear, hoặc communites có liên quan.

Bản thân nhà đầu tư sau đó có thể tham gia vào một cộng đồng nào đó trong mạng xã hội doanh nghiệp và tìm kiếm các đồng nghiệp có chung ý tưởng. Từ đó họ thành lập nên một nhóm riêng với những hoạt động hợp tác chia sẻ tài nguyên kiến thức riêng ...

"Cho đến tận bây giờ hình thức chia sẻ những thông tin như thế vẫn chỉ là đưa những thông tin đó lên một máy chủ chung hoặc chia sẻ qua email," chuyên gia phân tích Andy Nilssen cho biết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu gia tăng

IBM có lẽ đã là người nắm bắt được xu hướng phát triển của nền tảng phần mềm như trên. Theo hãng nghiên cứu Forrester Research, công cụ phần mềm mạng xã hội sẽ trở thành một yếu tốt tất yếu trong môi trường doanh nghiệp.

Và hiện người dùng doanh nghiệp hiện đang thực sự tìm kiếm khả năng mạng xã hội để ứng dụng trong môi trường doanh nghiệp.

Mạng xã hội việc làm

Mới đây Yahoo đã chính thức khai trương một mạng xã hội ảo trực tuyến dành riêng cho cộng đồng sinh viên và người đi làm - mạng xã hội ảo Kickstart. Song Yahoo Kickstart mang tính chất “mạng” nhiều hơn tính chất “xã hội”. Nếu chỉ nhìn qua người dùng sẽ thấy Kickstart gần như giống hệt Facebook. Song điểm khác biệt cốt yếu giữa hai mạng xã hội này nằm ở cách thức cho hiển thị hồ sơ (profile) của người dùng.

Trên Yahoo Kickstart, hồ sơ của người dùng sẽ được hiển thị theo kiểu hồ sơ tìm việc (resume) thay vì kiểu để quảng cáo cá nhân như các mạng xã hội khác. Mục tiêu mà Yahoo Kickstart muốn hướng đến là trợ giúp người dùng tìm kiếm việc làm, tìm kiếm cộng tác dự án, thực tập … Kickstart được đánh giá thực sự hữu ích dành cho những sinh viên mới tốt nghiệp và đang tìm việc làm nhưng lại có “thâm niên” sử dụng mạng xã hội ảo.

Tuy nhiên, xây dựng một mạng xã hội ảo việc làm chỉ là mục tiêu trước mắt của Yahoo. Mới đây đội ngũ phát triển sản phẩm của Yahoo đã công bố ra mắt nền tảng FireEagle. Đây là nền tảng công nghệ cho phép theo dõi thông tin về vị trí của người dùng thông qua định vị toàn cầu.

Mạng xã hội đang trở thành một nền tảng mới có thể đem lại lợi nhuận cho ngảnh công nghiệp âm nhạc

Một cuộc điều tra mới được thực hiện cho thấy 53% số người thường xuyên lướt các mạng xã hội là để tìm nhạc. Một kết quả khác cho biết có 30% số người tham gia nói rằng họ mua hoặc download những ca khúc mà họ đã phát hiện ra chúng ở một trang mạng xã hội nào đó.

Khẩu vị cá nhân

Trên các trang web nổi tiếng như MySpace hay Bebo, số lượng người dùng sử dụng trang web của họ để tìm nhạc tăng lần lượt là 75% và 72%.

46% số người tham gia điều tra cho biết họ mong muốn có thể mua các ca khúc mà họ thấy trên các trang mạng xã hội một cách dễ dàng hơn, chẳng hạn như là thông qua một phím "Buy now" đặt ở trên trang web.

John Enser, người đứng đầu hãng luật Olswang, cho rằng các trang web mạng xã hội sẽ trở thành một nền tảng mới cho ngành công nghiệp âm nhạc.

Truy cập vào các trang web này và phát hiện ra một ca khúc thú vị nào đó là hiện tượng đang dần trở nên phổ biến. Các hãng kinh doanh trong lĩnh vực nhạc trực tuyến có thể sẽ thu được khoản lợi nhuận lớn nếu như cho phép khách hàng có thể mua nhạc dễ dàng hơn từ các trang web này.

Cuộc điều tra này được thực hiện với 1.700 người mê nhạc trong độ tuổi từ 13 đến 60. Kết quả cũng cho thấy âm nhạc đang đóng một vai trò quan trọng đối với những người tham gia mạng xã hội. Có tới 39% số người tham gia điều tra cho biết họ đưa một số ca khúc yêu thích vào trong hồ sơ cá nhân của mình.

Dân chủ hoá

Cuộc điều tra này cũng cho thấy số lượng người đã từng download nhạc bất hợp pháp đang tăng lên, từ 36% của năm 2006 lên 43% trong năm 2007.

Vào thời điểm này, tỷ lệ download nhạc hợp pháp cũng đang giảm mạnh. Sau khi có được tốc độ tăng bất ngờ tới 40% trong khoảng thời gian giữa năm 2005 và năm 2006, con số này chỉ còn lại 16% trong cùng khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2007.

Không những thế, 22% số người download hợp pháp cho biết họ đã không trả tiền cho bất kỳ một ca khúc nào trong vòng 6 tháng gần đây, 22% cũng là số người cho biết họ mới chỉ một lần duy nhất trong đời download nhạc một cách hợp pháp. Lý do mà các chuyên gia thực hiện cuộc điều tra này đưa ra là vì những người tham gia điều tra không quan tâm nhiều đến việc họ có thể bị truy tố khi download nhạc bất hợp pháp như năm ngoái. Bên cạnh đó, giá CD giảm cũng khiến cho người dùng thấy rằng nhạc kỹ thuật số không phải là cách mua nhạc rẻ nhất nữa.

Các mạng xã hội đang thay đổi cơ bản cách người dùng phát hiện, mua và sử dụng âm nhạc. Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa sao chép bất hợp pháp và âm nhạc trên các mạng xã hội, nhưng rõ ràng, nếu như các hãng cung cấp âm nhạc trực tuyến không đưa chức năng này vào trong các mạng xã hội, người dùng sẽ tìm tới các trang web khác, có thể cả những trang sao chép nhạc bất hợp pháp để có được ca khúc họ muốn.

3.4. Kết luận:

Dù mạng xã hội là một hình thức mới và là một xu hướng mới của internet nhưng cũng đã và đang khẳng định được vị thế của mình. Mạng xã hội không ngừng phát triển và cung cấp cho người dùng internet ngày càng nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu chia sẻ, nhu cầu thông tin của thành viên mạng.

Mạng Xã hội đang dần phát triển với công nghệ web 2.0 và sắp tới là công nghệ 3.0 sẽ tiếp tục đưa mỗi cá nhân mạng thành một nhà cung cấp thông tin, một công dân giống xã hội thực.

Phần IV – MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MẠNG XÃ HỘI ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MỘT MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM (Trang 25 - 31)