Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển càng lớn. Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo. Sự phồn vinh có được bằng cái của người khác.
Biện pháp:
Nâng cao chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của đất nước. Tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nước ngoài để nhanh chóng phát triển công nghệ nội địa, tạo nguồn tích lũy trong nước, đa dạng hóa thị trrường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước.
4. Hiện tượng "chuyển giá" khai báo lỗ nhằm trốn thu không những gây thất thucho ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh: cho ngân sách mà còn tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh:
Hoạt động chuyển giá nhằm trốn thuế của nhiều doanh nghiệp (DN) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. 12 năm hoạt động
kinh doanh tại Việt Nam, Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam chưa phải đóng bất kỳ một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nào với lý do thua lỗ. Trong khi đó, doanh số của Metro tại Việt Nam vẫn tăng trưởng đều hằng năm. Nghi vấn vi phạm pháp luật thuế thông qua giá chuyển nhượng (chuyển giá), trốn thuế của Metro Cash & Carry Việt Nam đang đòi hỏi cơ quan thuế vào cuộc, thanh tra làm rõ. Không chỉ Metro, nhiều DN FDI tại Việt Nam cũng đang báo lỗ, có dấu hiệu chuyển giá. Theo Tổng cục Thuế, tình trạng chuyển giá của các DN FDI đã xuất hiện tại Việt Nam trong nhiều năm qua và ngày càng tinh vi, phức tạp. Từ quý IV-2013, Tổng cục Thuế đã trực tiếp và hỗ trợ cho 17 cục thuế thực hiện thanh tra hoạt động chuyển giá đối với 47 DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may; sản xuất, gia công giày dép, ba-lô, túi xách xuất khẩu, thiết bị điện tử; xây dựng.
Một ví dụ khác về hình thức chuyển giá thông qua giá mua tài sản cố định từ bên liên kết nước ngoài cũng được các doanh nghiệp FDI áp dụng triệt để. Tiêu biểu là Cty Hualon Corporation, 100% vốn từ Malaysia, Đài Loan-British Virgin Island đã thổi giá mua tài sản cố định là đống dây chuyền “phế thải” từ 400 nghìn USD lên 16 triệu USD, đồng thời đơn vị này cũng khai lỗ trong suốt 20 năm hoạt động.
Đến nay, cơ quan thuế đã hoàn thành công tác thanh tra tại 25 DN, đã điều chỉnh tăng doanh thu, giảm chi phí do điều chỉnh giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được hơn 6.488 tỷ đồng. Sự điều chỉnh này dẫn đến các điều chỉnh bù đắp số lỗ phát sinh trước giai đoạn thanh tra được chuyển vào giai đoạn thanh tra giá chuyển nhượng hơn 231 tỷ đồng; điều chỉnh giảm số lỗ phát sinh theo kê khai của DN là hơn 1.116 tỷ đồng; truy thu thuế TNDN hơn 380,6 tỷ đồng; phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 15,6 tỷ đồng.
Kết quả thanh tra hoạt động chuyển giá tại 25 doanh nghiệp FDI này cho thấy hành vi chuyển giá tại các DN đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến số thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh hình thức chuyển giá thông qua lãi suất tiền vay, còn có các hình thức như chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình, vô hình giữa các bên liên kết; qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên có quan hệ liên kết... Chính vì thế, phát hiện được các hình thức chuyển giá này là công việc không hề dễ dàng.
Biện pháp:
Quản lý hoạt động chuyển giá là lĩnh vực khó và phức tạp, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên trách, chuyên sâu và chuyên nghiệp. Hơn nữa, hiện vẫn thiếu một chế độ đãi ngộ đặc biệt cho công chức làm công tác quản lý giá chuyển nhượng. Đây là công tác khó khăn và đầy thách thức, đòi hỏi người quản lý ngoài việc nắm vững chuyên
môn, nghiệp vụ, còn phải nhiệt tình trong thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, việc chưa có chế độ đãi ngộ riêng cho công chức làm công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá dẫn đến việc chưa khuyến khích được đội ngũ này gắn bó và dốc hết tâm sức vào công việc khó khăn này. Bên cạnh đó, ngành thuế chưa được trao quyền điều tra nên rất khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyển giá. Phần lớn các quốc gia trên thế giới thực hiện có hiệu quả về công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá đều được trao quyền điều tra.
Việc chưa được trao quyền điều tra là rào cản trong công tác quản lý giá chuyển nhượng của cơ quan thuế. Không chỉ vậy, thời hạn thanh tra chuyển giá bị khống chế bởi quy định chung tại Luật Thanh tra nên thường rất ngắn. Theo thông lệ quốc tế, để hoàn thành một vụ việc thanh tra, điều tra về giá chuyển nhượng thường kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Tại Việt Nam, thời hạn thanh tra chuyển giá được quy định chung trong Luật Thanh tra (thanh tra chuyên ngành) từ 30 đến 45 ngày/vụ việc là quá ngắn. Ngoài ra, các DN chuyển giá lớn thường có sự giúp sức của một số công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, nhất là một số công ty quốc tế lớn chuyên tư vấn về thuế.
Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá; lựa chọn những công chức có nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ tin học, ngoại ngữ và có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình với công việc để làm việc tại bộ phận chuyên trách này; tích cực đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên sâu về phân tích rủi ro và thanh tra hoạt động chuyển giá cho đội ngũ công chức làm việc chuyên trách về giá chuyển nhượng. Nguồn nhân lực có trình độ cao được coi là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công tác chống chuyển giá.
Thanh tra hoạt động chuyển giá không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành thuế mà còn cần sự phối hợp tích cực, chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan như Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng...
Trước mắt Việt Nam cần hoàn thiện hành trang pháp lý về chống chuyển giá và tiến tới ban hành Luật Chống chuyển giá; thu hẹp các ưu đãi về thuế, cụ thể là hạn chế tối đa các chính sách xã hội trong ưu đãi thuế; chuyển giao quyền điều tra cho cơ quan thuế từ cấp Tổng cục và lâu dài đến cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố; hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về người, DN nộp thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các DN. Cần học tập kinh nghiệm một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản là áp dụng hình thức thỏa thuận trước giá với DN để hạn chế việc chuyển giá. Theo đó, có thể thỏa thuận theo hình thức nộp thuế trên 1 đơn vị sản phẩm, hay dựa vào doanh số bán ra.