cần phải tiến hành một số nội dung sau:
• Tiếp tục có nhiều nghiên cứu sâu hơn về sinh vật BĐG.
• Triển khai thử nghiệm ở qui mô rộng hơn về diện tích, phong phú hơn về chủng loại giống cây trồng BĐG để đánh giá đúng tiềm năng và những nguy cơ có thể xảy ra.
• Xây dựng chương trình, các qui định pháp lí để thực hiện và quản lí an toàn sinh học cây trồng BĐG đạt hiệu quả nhất.
• Có chương trình truyền thông, phổ biến sâu rộng cho người dân hiểu đúng về cây trồng BĐG.
• Nhà nước có chính sách phù hợp để khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng cây trồng BĐG.
• Có chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, quản lí an toàn sinh học.... về cây trồng BĐG.
KẾT LUẬN
• Do gánh nặng dân số ngày càng tăng cao, nên thực phẩm biến đổi gen là
một giải pháp đầy hứa hẹn để đảm bảo an ninh lương thực, xóa bỏ nạn đói và tình trạng suy dinh dưỡng trên thế giới. Bên cạnh đó, thực phẩm biến đổi gen còn góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường.
• Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, thực phẩm biến đổi gen cũng gây ra
nhiều thách thức cho chính phủ các nước, cho các nhà khoa học, công nghiệp và những nhà hoạch định chiến lược, đặc biệt là trong lĩnh vực thử nghiệm an toàn, luật, chính sách quốc tế và dán nhãn thực phẩm.
• Hiện tại Việt Nam đã có những bước tiến trong nghiên cứu và canh tác cây
trồng biến đổi gen, nhập khẩu, sử dụng thực phẩm biến đổi gen và các nguyên vật liệu có chứa sinh vật biến đổi gen. Tuy nhiên, công tác quản lý và dán nhãn thực phẩm biến đổi gen ở Việt Nam vẫn mới đang ở trong giai đoạn sơ khai