Môđun 11: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP QUAN TRỌNG HOÁ VÔ CƠ
A.1 B 1,2 C 2 D 2,8
13. Hấp thụ hết 2,24 lit CO2 ở đktc vào 1 lit dd chứa KOH 0,2M và Ca(OH)2 0,05M thu được số gam kết tủa là
A. 5 B. 15 C. 10 D. 1
14. Dung dịch X chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,15M. Hấp thụ hết 7,84 lit khí CO2 ở đktc vào 1 lit dd X thì thu được số gam kết tủa là A. 29,55 B. 9,85 C. 68,95 D. 39,4 15. Hấp thụ hết CO2 vào dd NaOH thu được dd A. Chia A làm 2 phần bằng nhau: - Cho dd BaCl2 dư vào P1 thu được a gam kết tủa. - Cho dd Ba(OH)2 dư vào P2 thu được b gam kết tủa. Cho biết a < b. Dung dịch A chứa
A. Na2CO3 B. NaHCO3 C. NaOH, NaHCO3 D. NaHCO3, Na2CO3 16. . Hấp thụ hết CO2 vào dd NaOH thu được dd A. Biết rằng:
- cho từ từ dd HCl vào dd A thì phải mất 50 ml dd HCl 1M mới bắt đầu thấy khí thoát ra. - Cho dd Ba(OH)2 dư vào dd A thu được 7,88g kết tủa.
Dung dịch A chứa
A. Na2CO3 B. NaHCO3 C. NaOH, Na2CO3 D. NaHCO3, Na2CO3
17. Cho 0,2688 lit CO2 ở đktc hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dd NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,01M. Tổng khối lượng muối thu được là
A. 1,26g B. 2g C. 3,06g D. 4,96g
18. Nhỏ từ từ 200 ml dd HCl 1,75M vào 200 ml dd X chứa K2CO3 1M và NaHCO3 0,5M. Thể tích CO2 thu được ở đktc là
A. 4,48lit B. 2,24lit C. 3,36 lit D. 3,92 lit
19. Hấp thụ toàn bộ x mol CO2 vào dd chứa 0,03 mol Ca(OH)2 được 2g kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,02 mol ; 0,04 mol B. 0,02 mol ; 0,05 mol C. 0,01 mol; 0,03 mol D. 0,03 mol; 0,04 mol
20. Hấp thụ V lit CO2 ở đktc vào Ca(OH)2 thu được 10g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đung nóng phần dd còn lại thu được 5g kết tủa nữa. V có giá trị là A. 3,36 B. 2,24 C. 1,12 D. 4,48 21. Lấy 14,2 gam P2O5 cho vào 150ml dung dịch KOH 1,5M sau khi phản ứng kết thúc ta nhận được dung dịch Y. Số gam chất tan trong dung dịch Y là: A. 20,15 B. 25,36 C. 28,15 D. 30,00 22. Cho 100ml dung dịch H3PO4 2M vào 250ml dung dịch hỗn hợp KOH 0,5M và NaOH 1,5M sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Số gam muối trong dung dịch X là: A. 26,6 B. 30,6 C. 34,6 D. 32,6
23. Cho 50ml dung dịch H4PO4 2M vào 250ml dung dịch Na3PO4 0,8M sau khi phản ứng xong cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Vậy m là:
A. 38,8 B. 42,6 C. 48,8 D. 50,2
24. Trộn 200ml dung dịch H3PO4 1M với 100ml dung dịch K2HPO4 2M ta được dung dịch X. Tính khối lượng muối khan khi cô cạn dung dịch X
A. 60,2 B. 68,8 C. 74,8 D. 71,8
10.2. Bài tập điện phân.
1. Điện phân dd chứa 0,02 mol FeSO4 và 0,06 mol HCl với I = 1,34A trong 2giờ (điện cực trơ, màng ngăn). Bỏ qua sự hòa tan của khí clo trong nước, hiệu suất điện phân 100%. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot lần lượt là
A. 11,2g và 8,96 lit B. 1,12g và 0,896 lit C. 5,6g và 4,48 lit D. 0,56g và 0,448 lit
2. Dung dịch X chứa HCl, CuSO4 và Fe2(SO4)3. Lấy 400 ml dd X đêm điện phân (điện cực trơ) với I = 7,72A đến khi ở catot được 0,08 mol Cu thì dùng lại. Khi đó ở catot có 0,1 mol một chất khí bay ra. Thời gian điện phân và nồng độ mol/l của Fe2+ lần lượt là A. 2300s và 0,1M B. 2500s và 0,1M C. 2300s và 0,15M D. 2500s và 0,15M 3. Điện phân dd CuCl2 với điện cực trơ sau 1 thời gian được 0,32g Cu ở catot và 1 lượng khí X ở anot. Hấp thụ hoàn toàn khí X trên vào 200ml dd NaOH (nhiệt độ thường). Sau phản ứng nồng độ NaOH còn lại 0,05M (giả sử thể tích dd không đổi). Nồng độ ban đầu của dd NaOH là A. 0,15M B. 0,2M C. 0,1M D. 0,05M 4. Điện phân dd X chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Để dd sau điện phân làm dd phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b là (biết ion SO42- không bị điện phân trong dd) A. b > 2a B. b = 2a C. b < 2a D. 2b = a
5. Điện phân nóng chảy a gam muối X tạo bởi kim loại M và halogen thu được 0,896 lit khí nguyên chất (đktc). Cũng a gam X trên nếu hòa tan vào 100ml dd HCl 1M rồi cho tác dụng với dd AgNO3 thu được 25,83g kết tủa. Halogen đó là
A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot
6. Điện phân dd muối MCln với điện cực trơ. Khi ở catot thu được 16 gam kim loại thì ở anot thu được 5,6 lit khí (đktc). M là A. Cu B. Zn C. Fe D. Ag 7. Điện phân với điện cực trơ dd muối clorua của kim loại hóa trị II với I = 3A. Sau 1930 giây, thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Kim loại trong muối clorua trên là A. Ni B. Zn C. Cu D. Fe
8 Tiến hành điện phân hoàn toàn dd X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được 56g hỗn hợp kim loại ở catot và 4,48 lit khí ở anot (đktc). Số mol AgNO3 và Cu(NO3)2 trong X lần lượt là
A. 0,2 và 0,3 B. 0,3 và 0,4 C. 0,4 và 0,2 D. 0,4 và 0,3
9. Hòa tan 1,28 gam CuSO4 vào nước rồi đem điện phân hoàn toàn sau 1 thời gian thu được 800ml dd có pH = 12. Hiệu suất điện phân là A. 62,5% B. 50% C. 75% D. 80% 10. Điện phân 2 lit dd CuSO4 với điện cực trơ và dòng điện 10 A cho đến khi catot bắt đầu có khí thoát ra thì ngừng thấy phải mất 32 phút 10giây. Nồng độ mol ban đầu của CuSO4 và pH dd sau phản ứng là A. 0,5M, pH = 1 B. 0,05M, pH = 10 C. 0,005M, pH = 1 D. 0,05M, pH=1
11. Điện phân 100 ml dd A chứa HCl 0,1M và NaCl 0,2M với điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi ở anot thoát ra 0,224 lit khí ở đktc thì ngừng điện phân. Dd sau khi điện phân có pH là (coi thể tích dd thay đổi không đáng kể) A. 6 B. 7 C. 12 D. 13 12. Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dd với điện cực trơ thì sau khi điện phân khối lượng dd giảm là A. 1,6g B. 6,4g C. 8g D. 18,8g 13. Khi điện phân nóng chảy 26g muối iotua của kim loại M thì thu được 12,7g iot. Công thức muối iotua là
A. KI B. CaI2 C. NaI D. CsI
14. Hòa tan 40 gam CdSO4 bị ẩm vào nước. Để điện phân hết cadimi trong dd cần dùng dòng điện 2,144A và thời gian 4 giờ. % nước chứa trong muối là A. 18,4% B. 16,8% C. 18,6% D. 16% 15. Điện phân 300 ml dd CuSO4 0,2M với I = 3,86A. Khối lượng kim loại thu được ở catot sau khi điện phân 20 phút là A. 1,28g B. 1,536g C. 1,92g D. 3,84g 16. Điện phân dd MSO4 đến khi ở anot thu được 0,672 lit khí ở đktc thì thấy khối lượng catot tăng 3,84 gam. Kim loại M là A. Cu B. Fe C. Ni D. Zn
17. Có 200ml dd hỗn hợp Cu(NO3)3 và AgNO3. Để điện phân hết ion kim loại trong dd cần dòng điện 0,402A, thời gian 4 giờ, trên catot thoát ra 3,44g kim loại. Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 và AgNO3 lần lượt là
A. 0,1 và 0,2 B. 0,01 và 0,1 C. 0,1 và 0,01 D. 0,1 và 0,1
18. Tiến hành điện phân có màng ngăn xốp 500ml dd chứa hỗn hợp HCl 0,02M và NaCl 0,2M. Sau khi ở anot thoát ra 0,448 lit khí ở đktc thì ngừng điện phân. Thể tích dd HNO3 0,1M cần để trung hòa dd thu được sau điện phân là
A. 200ml B. 300ml C. 250 ml D. 400ml
19. Hòa tan 5 gam muối ngậm nước CuSO4.nH2O rồi đêm điện phân hoàn toàn thu được dd A. Trung hòa dd A cần dd chứa 1,6g NaOH. Giá trị của n là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 8
20. Điện phân dd 1 muối nitrat kim loại với hiệu suất điện phân 100% cường độ dòng điện không đổi 7,72A trong thời gian 9 phút 22,5giây. Sau khi kết thúc thấy khối lượng cattot tăng lên 4,86g do kim loại bám vào. Kim loại đó là A. Cu B. Ag C. Hg D. Pb 10.3 Các bài tập về nhôm. Bài 1: Oxi hoá hoàn toàn 14,3 gam hỗn hợp bột gồm các kim loại Mg, Al, Zn bằng oxi thu được 22,3 gam hỗn hợp oxit. Cho lượng oxit này tác dụng hết với dung dịch HCl thì khối lượng muối tạo ra là A. 36,6 g B. 32,05 g C. 49,8 g D. 48,9 g
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 4,5 gam bột nhôm vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm NO và N2O (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch Y là
Bài 3: Cho hỗn hợp X gồm x mol Al và 0,2 mol Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A. Dẫn CO2 dư vào dung dịch A được kết tủa B, lọc kết tủa B nung đến khối lượng không đổi thì được 40,8 g chất rắn C. Giá trị của x là
A. 0,2 mol B. 0,4 mol C. 0,3 mol D. 0,04 mol
Bài 4: Hoà tan 7,74 g hỗn hợp gồm Mg và Al vào 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28 M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A. 38,93 g B. 103,85 g C. 25,95 g D. 7,86 g
Bài 5: Thêm m gam K vào 300 ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được kết tủa Y lớn nhất thì khối giá trị m là
A. 1,71g B. 1,59 g C.1,95 g D. 1,17 g
Bài 6: Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng H2O thì thoát ra V lít khí. Nếu cho m gam X vào dung dịch NaOH dư thì được 1,75V lít khí (các khí đo ở cùng điều kiện). Vậy % khối lượng Na trong X là
A. 39,87% B. 77,31% C. 49,87% D. 29,87%
Bài 7: Lấy 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 hoà vào 500 ml NaOH 1M thì được dung dịch Y. Tính thể tích HCl 2M cần cho vào dung dịch Y để thu được kết tủa lớn nhất
A. 175 ml B. 250 ml C. 275 ml D. 500 ml
Bài 8: Trộn 100 ml AlCl3 1M với 200 ml NaOH 1,8 M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Vậy m có giá trị là
A. 3,13 g B. 1,06 g C. 2,08 g D. 4,16 g
Bài 9: Dung dịch X: NaOH 0,2 M, Ba(OH)2 0,05 M; dung dịch Y: Al2(SO4)3 0,4 M, H2SO4 CM. Trộn 10 ml dịch Y với 100 ml dung dịch X ta được 1,633 gam kết tủa. Vậy giá trị CM là
A. 0,1 M B. 0,2 M C. 0,25 M D. 0,3 M
Bài 10: Trộn 40 gam Fe2O3 với 10,8 gam Al rồi nung ở nhiệt độ cao, hỗn hợp sau phản ứng hoà tan vào dung dịch NaOH dư thu được 5,376 lít khí (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 12,5% B. 60% C. 40% D. 16,67%
10.4 Các bài toán về sắt
Bài 1: Lấy 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 đem hoà vào HNO3 loãng dư nhận được 1,344 lít khí NO và dung dịch X, cô cạn dung dịch X được m gam muối khan. Vậy m có giá trị là
A. 49,09 g B. 34,36 g C. 35,50 g D. 38,72 g
Bài 2: Một loại oxit sắt dùng để luyện gang. Nếu khử oxit sắt này bằng CO ở nhiệt độ cao ta thu được 0,84 g sắt và 0,448 lít khí CO2. Công thức oxit là
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. FeO4
Bài 3: Cho khí CO đi qua 10 gam Fe2O3 đốt nóng ta thu được m gam hỗn hợp rắn X (gồm 3 oxit). Đem hỗn hợp X hoà trong HNO3 đặc nóng dư thì nhận được 8,96 lít khí NO2 (đktc). Vậy m có giá trị là
A. 8,4 g B. 7,2 g C. 6,8 g D. 5,6 g
Bài 4: Hoà tan 10,8 g oxit sắt cần dùng 300 ml HCl 1M. Vậy công thức oxit sắt là
A. Fe2O3 B. Fe3O4 C. FeO D. FeO4
Bài 5: Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 đốt nóng ta thu được 6,96 gam hỗn hợp X (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp X đem hoà vào HNO3 dư thì nhận được 2,24 lít khí Y gồm NO và NO2, tỷ khối của khí Y đối với H2 bằng 21,8. Vậy m có giá trị là
A. 10,2 g B. 9,60 g C. 8,00 g D. 7,73 g
Bài 6: Hoà tan m (g) hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 có số mol bằng nhau vào dung dịch HNO3 thu được 2,688 lít NO. Giá trị m là
A. 70,82 g B. 83,52 g C.62,6 4g D. 44,76 g
Bài 7: Hỗn hợp X gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe đem hoà vào 500 ml dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 chưa biết nồng độ. Sau khi phản ứng kết thúc nhận được 20 g chất rắn Z và
dung dịch E. Cho NaOH dư vào dung dịch E, lọc kết tủa nung ngoài không khí thu được 8,4 gam hỗn hợp 2oxit. Vậy nồng độ mol/l AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là
A. 0,12M và 0,36M B. 0,24M và 0,5M
C. 0,12M và 0,3 M D. 0,24M và 0,6M
Bài 8: Cho miếng sắt nặng m gam vào dung dịch HNO3, sau phản ứng thấy có 6,72 lít khí NO2 (đktc) thoát ra và còn lại 2,4 gam chất rắn không tan. Giá trị m là
A. 8,0 g B. 5,6 g C. 10,8 g D. 8,4 g
Bài 9: Lấy m gam sắt để ngoài không khí thu được hỗn hợp rắn X (gồm 4 chất rắn) có khối lượng 12 gam. Đem hỗn hợp rắn đem hoà tan hoàn toàn trong HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít khí NO (đktc). Vậy m có giá trị là
A. 8,96 g B. 9,82 g C. 10,08 g D. 11,2 g
Bài 6: Lấy p gam sắt đốt trong oxi không khí thu được 7,52 gam hỗn hợp rắn X (gồm 3 oxit). Đem X hoà tan trong H2SO4 đặc nóng dư nhận được 0,672 lít SO2. Vậy p gam sắt có giá trị là
A. 4,8 g B. 5,6 g C. 7,2 g D. 8,6 g
Bài 10: Lấy m gam Fe2O3 đem đốt nóng cho CO đi qua ta nhận được 13,92 gam hỗn hợp rắn X (gồm 4 chất rắn). Hỗn hợp rắn X đem hoà vào HNO3 đặc nóng dư nhận được 5,284 lít khí NO2 (đktc). Vậy m có giá trị là
A. 15,2 g B. 16,0 g C. 16,8 g D. 17,4 g
Bài 11: Cho khí CO đi qua ống chứa Fe2O3 đốt nóng; sau thí nghiệm ta nhận được chất rắn trong ống có khối lượng m gam. Đem chất rắn này hoà trong HNO3 đặc dư thì nhận được 2,192 lít khí NO2 (đktc) và 24,2 gam một loại muối sắt duy nhất. Vậy m có giá trị là
A. 8,36 g B. 5,68 g C. 7,24 g D. 6,96 g