Những ảnh hưởng tiêu cực

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA (Trang 25 - 28)

Chương 4: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HỌC THUYẾT NHO GIA VÀ ĐẠO GIA ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM

4.3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực

Đạo giáo phù thủy, đã thâm nhập nhanh chóng và hòa quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức không còn ranh giới. Do vậy mà tình hình Đạo giáo ở Việt Nam rất phức tạp, khiến cho không ít nhà nghiên cứu đã quy hết mọi tín ngưỡng cổ truyền Việt Nam cho Đạo giáo, và ngược lại, người Việt Nam sính đồng bóng, bùa chú thì lại chẳng hề biết Đạo giáo là gì.

Thuyết "vô vi" của Lão Tử dễ bị người ta mượn cớ trốn tránh trách nhiệm, nhất là những người công chức ăn lương nhà nước, lại có tâm lý tiêu cực, họ bảo nhau: "Ít làm ít lỗi, chẳng làm thì không có lỗi". Những hiện tượng như đồng

bóng, đội bát nhang, bùa chú…đã gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống tinh thần người Việt, làm cho một bộ phận người bất lương lợi dụng điều này để chuộc lợi từ những người nhẹ dạ, cả tin.

KẾT LUẬN

Trung Quốc là một trong những chiếc nôi văn minh lớn của nhân loại, qua quá trình phát triển đã tạo dựng được một nền tảng vật chất đồ sộ và hun đúc nên những giá trị tinh thần to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ và rực rỡ nhất của nền tư tưởng – văn hoá Trung Quốc cổ đại, với sự xuất hiện của hàng trăm học thuyết, nhà tư tưởng lớn trên nhiều lĩnh vực của hình thái ý thức xã hội. Tiêu biểu trong giai đoạn xã hội Trung Hoa có nhiều biến động nhất là giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc với sự suy tàn của chế độ chiếm hữu nộ lệ và quá độ sang chế độ phong kiến, trật tự xã hội rối loạn…là sự hình thành và phát triển hai hệ tư tưởng lớn - trường phái Nho gia và Đạo gia - có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội thời kỳ này và sự phát triển của hệ tư tưởng triết học Trung Hoa và phương Đông sau này.

Mặc dù quan điểm của hai trường phái triết học này có những nét khác biệt nhưng đều tương đồng ở mục đích hướng đến là “Nhân”. Nho gia và Đạo gia đều là những tư tưởng đặt con người làm yếu tố chủ đạo và đưa ra những quan điểm về tạo dựng cuộc sống hạnh phúc cho nhân loại.

Hấp thu và phát huy những tư tưởng đó, các nhà làm chính trị xã hội không riêng ở Trung Hoa mà các nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam đã áp dụng vào hệ tư tưởng của nước mình. Chính vì vậy mà cho đến ngày nay, văn hóa - tư tưởng của Việt Nam vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng và mang đậm tư

tưởng văn hóa triết học của Trung Hoa. Tuy nhiên mỗi trường phái lại có sự chi phối khác nhau đến quan điểm của từng cá nhân khi lĩnh hội.

Nói tóm lại, sự hình thành và phát triển của hai trường phái triết học Nho gia và Đạo gia đã mang đến cho hệ tư tưởng loài người những tư tưởng vĩ đại, chính vì thế nó có sức ảnh hưởng rất lớn, chi phối đến đặc điểm tư tưởng văn hóa của các quốc gia phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng từ giai đoạn mới được hình thành cho đến xã hội văn minh hiện nay.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TRIẾT NÉT TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA NHO GIA VÀ ĐẠO GIA (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w