Các phần mềm hỗ trợ phát triển DSP C

Một phần của tài liệu sử dụng vi sử lý, vi điều khiển để nhận dạng tham số và điều khiển động cơ một chiều (Trang 46 - 48)

Sử dụng trình biên dịch CCS

CCS–Code Composer Studio là môi trường soạn thảo IDE của Texas Instrument cho các thế hệ DSP cũng như MCU của TI, bao gồm việc soạn thảo mã lệnh, dịch, liên kết và debug chương trình. Ưu điểm rất lớn của CCS là khả năng kết nối với phần cứng, debug online, vẽ đồ thị thời gian thực... CCS sẽ giúp cho quá trình phát triển giải thuật cải thiện đáng kể về thời gian. Tuy nhiên để CCS kết nối được với phần cứng khác nhau thì cần phải thiếp lập kết nối CCS với phần cứng đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 2.24 Môi trường soạn thảo Code Composer Studio

- Source: C và Assembly. - Libraries

- DSP/BIOS config, dùng để tạo nhân điều hành cho chương trình - Linker command file: F2812_EzDSP_RAM_lnk.cmd và

DSP281x_Headers_BIOS.cmd, hai file này dùng để cấu hình cho việc phân chia bộ nhớ và dịch mã nguồn. Để nạp chương trình vào DSP và cho chạy chương trình này, chúng ta làm như sau:

+ Kết nối CCS với phần cứng: > Debug > connect. Ta sẽ thấy có một cửa sổ hiện ra báo là đã kết nối được với phần cứng.

+ Dịch chương trình: Project > Build (F7). Nếu không có lỗi nào, mục Status Window sẽ báo là không có lỗi biên dịch chương trình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Nạp chương trình vào phần cứng: > File> Load Program, chọn thư mục Debug, rồi chọn file nạp vào DSP.

+ Chạy chương trình: > Debug > Run.

Debug chương trình: Debug là công việc thường xuyên khi viết chương trình, vì vậy tìm hiểu môi trường debug của CCS là cần thiết. CCS cung cấp một hệ thống các công cụ giúp cho công việc debug diễn ra thuận lợi.

Khi Debug với CCS người lập trình có thể thêm vào các Break Point quan sát sự thay đổi của một biến hay debug từng bước để kiểm tra từng đoạn chương trình.

Một phần của tài liệu sử dụng vi sử lý, vi điều khiển để nhận dạng tham số và điều khiển động cơ một chiều (Trang 46 - 48)