Định kỳ vệ sinh hệ thống và bảo trì máy móc

Một phần của tài liệu đề xuất phương án và tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải (Trang 40 - 42)

- Điều chỉnh lượng bùn dư bằng cách chỉnh dòng bùn tuần hoàn để giữ lại cho thể tích bùn ở mức ổn định.

- Làm sạch máng tràn - Lấy rác ở song chắn rác

- Vớt vật nổi trên bề mặt của bể lắng - Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị.

4..1.34 Các sự cố và biện pháp khắc phục

Nước thải sau khi xử lý và được thải ra hệ thống sông Bần Đôn phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn thải mức II. Vì vậy phải quản lý tốt thường xuyên theo dõi, kiểm tra các công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.

Một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải và biện pháp xử lý:

- Các công trình bị quá tải

- Lượng nước thải đột xuất chảy vào quá lớn vượt mức thiết kế - Nguồn cung cấp điện bị ngắt trong lúc hệ thống đang hoạt động

- Tới kỳ hạn nhưng không kịp sữa chữa các công trình và thiết bị cơ điện - Cán bộ, công nhân quan lý không tuân theo quy tắc quản lý kỹ thuật các

kỹ thuật an toàn.

Các biện pháp khắc phục:

Cần có tài liệu hứơng dẫn về sơ đồ công nghệ của toàn bộ trạm xử lý và cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của từng công trình. Trong đó ngoài các số liệu về kỹ thuật cần ghi rõ lưu lượng thực tế và lưu lượng thiết kế của công trình.

Để chống hiện tượng nước thải với lưu lượng lớn đột xuất, cần thực hiện các quy định:

- Nước thải phải được dẫn vào đường ống chung đến thẳng trạm xử lý - Khi song chắn rác cũ, hư hỏng phải kịp thời thay thế

- Phải trang bị máy bơm nước thải với số lượng ít nhất là 2 cái để đề phòng sự cố xảy ra.

- Tránh ngắt nguồn điện đột ngột nên sử dụng 2 nguồn điện độc lập

- Thường xuyên vệ sinh và bảo trì nhằm đảm bảo hiệu suất lảm việc của hệ thống.

Một số sự cố các công trình đơn vị như:

- Song chắn rác: mùi hoặc bị nghẹt nguyên nhân là do nước thải bị lắng trước khi tới song chắn rác. Cần làm vệ sinh liên tục

- Bể điều hoà: chất rắn lắng trong bể có thể gây nghẹt đường ống dẫn khí. Cần tăng cường sục khí liên tục và tăng tốc độ sục khí.

- Bể sục khí: bọt trắng nổi trên bề mặt là do thể tích bùn thấp vì vậy phải tăng hàm lượng bùn hoạt tính. Bùn có màu đen là do hàm lượng oxy hoà tan trong bể thấp, tăng cường thổi khí. Có bọt khí ở một số chỗ là do thiết bị phân phối khí bị hư hoặc đường ống bị nứt, cần thay thế thiết bị phân phối khí và hàn lại đường ống, tuy nhiên đây là một công việc rất khó khăn do hệ thống hoạt động liên tục vì vậy khi xây dựng và vận hành chúng ta phải kiểm tra kỹ.

- Bể lắng: Bùn đen nổi trên mặt là do thời gian lưu bùn quá lâu, cần loại bỏ bùn thường xuyên. Nứơc thải không trong là do khả năng lắng của bùn kém, cần tăng hàm lượng bùn trong bể sục khí…

4..2.4 Quản lý hệ thống và các kỹ thuật an toàn trong quá trình vận hành

Trạm xử lý phải có phòng thí nghiệm để kiềm tra chất lượng nước trước và sau khi xử lý, kiểm tra các quá trình công nghệ và nghiên cứu các biện pháp tăng hiệu suất cho quá trình đó.

Nhiệm vụ chức năng cá nhân, phòng ban… được phân công rõ ràng.

- Phòng kỹ thuật có trách nhiệm quản lý về an toàn kỹ thuật, phòng cháy chữa cháy.

- Tất cả các công trình phải có hồ sơ sản xuất. Phải kịp thời bổ sung nếu có những thay đổi về chế độ quản lý công trình.

- Giữ nguyên không đựơc thay đổi về chế độ công nghệ đối với tất cả các công trình

- Tiến hành sữa chữa, đại tu đúng kỳ hạn theo kế hoạch đã duyệt.

- Nhắc nhở những công nhân thuờng trực ghi đúng sổ sách và kịp thời sữa chữa những sai sót.

- Hàng tháng lập báo cáo kỹ thuật về ban quản lý công trình.

- Tổ chức cho công nhân học tập kỹ thuật để nâng cao tay nghề và làm cho việc quản lý công trình được tốt hơn đồng thời bổ sung cả kiến thức về thuật an toàn lao động.

 Kỹ thuật an toàn : Khi làm việc, nhân viên đặc biệt chú ý về an toàn lao động

- Công nhân phải được trang bị quần áo và các phương tiện bảo hộ lao động - Hạn chế đến mức thấp nhất tiếp xúc với nứơc thải và cặn. Tránh tiếp xúc

Một phần của tài liệu đề xuất phương án và tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w