Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phân ban (Trang 114 - 125)

Trong giai đoạn hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đổi mới quản lý giáo dục do vậy các trường THPT cần có những chế độ chính sách và văn bản chỉ đạo kịp thời nhằm thực hiện tốt các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu phân ban. Vì vậy tác giả xin có một số khuyến nghị sau:

2.1. Với Sở GD&ĐT Hưng Yên

- Cần đảm bảo định mức các chỉ tiêu biên chế cán bộ giáo viên nhân viên cho các trường THPT, chú ý trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

- Cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hoạt động dạy học ở các trường THPT kể cả đột xuất và định kỳ.

- Cần có cơ chế tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho Hiệu trưởng các trường THPT.

- Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ quản lý giáo viên tham quan học tập các điển hình tiên tiến các mô hình tiêu biểu về quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học ở trong và ngoài nước.

- Cần sớm phổ biến các đề tài sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại tốt để các trường học tập nghiên cứu, triển khai áp dụng.

2.2. Với Uỷ ban nhân dân huyện Văn Lâm và tỉnh Hưng Yên

- Cần ưu tiên việc mở rộng diện tích quỹ đất cho các trường THPT trên địa bàn.

- Cần ưu tiên đầu tư tài chính cho việc xây dựng mới và cải tạo cơ sở vật chất các trường THPT trong đó đặc biệt chú ý đến công trình thể dục thể thao văn hoá nghệ thuật phục vụ cho việc dạy học các môn nghệ thuật năng khiếu.

2.3. Với Ban giám hiệu các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

- Tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý nhà trường.

- Cần thực hiện tốt các chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên chú ý bồi dưỡng kĩ năng sư phạm, kĩ năng sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường. Tạo mọi điều kiện về thời gian kinh phí cho giáo viên được tiếp cận và sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo Tập bài giảng: Chuyên đề phát triển nguồn nhân lực-Phát triển con người.

2. Đặng Quốc Bảo Tập bài giảng: Kinh tế học giáo dục Một số vấn đề lý luận-Thực tiễn và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục

3. Đặng Quốc Bảo Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường.

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội-2007.

4. Đặng Quốc Bảo Tập bài giảng: Để là nhà quản lý giáo dục thành công.

5. Đặng Quốc Bảo Tập bài giảng: Quản lý Nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục.

6. Đặng Quốc Bảo Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội-2004.

7. Đặng Quốc Bảo Một số vấn đề quản lý giáo dục Trường cán bộ quản lý và đào tạo Hà Nội-1997.

8. Nguyễn Đình Chỉnh Tâm lý học quản lý, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội-1998

9. Nguyễn Đức Chính Tập bài giảng: Chất lượng và kiểm định chất lượng.

10. Nguyễn Đức Chính Tập bài giảng: Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục.

11. Nguyễn Đức Chính Tập bài giảng: Đo lường và đánh giá trong giáo dục.

12. Đảng cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006.

13. Nguyễn Tiến Đạt Giáo dục so sánh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội-2004.

14. Trần Khánh Đức Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam-2010.

15. Trần Khánh Đức Tập bài giảng: Sự phát triển các tư tưởng giáo dục từ truyền thống đến hiện đại.

16. Phạm Minh Hạc và các tác giả Những vấn đề quản lý Nhà nước quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục TW I Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Đặng Xuân Hải Tập bài giảng: Quản lý hệ thống GDQD.

18. Đặng Xuân Hải Tập bài giảng: Quản lý sự thay đổi trong GD/NT.

19. Huỳnh Thị Thu Hằng Giáo trình đổi mới phương pháp dạy học, Trường Đại học Sư phạm-ĐHĐN-2007.

20. Nguyễn Trọng Hậu Tập bài giảng: Đại cương khoa học quản lý giáo dục.

21. Hỏi đáp về phân ban THPT Nhà xuất bản Giáo dục-2007.

22. Lê Văn Hồng Tâm lý học sư phạm, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội-1995.

23. http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

24. http://www.saga.vn/

25. Nguyễn Đức Hƣởng Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội-2003

26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí Cơ sở khoa học quản lý, Bài giảng cho hệ cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm ĐH Quốc gia Hà Nội-2006

27. Những vấn đề quản lý Nhà nƣớc, quản lý giáo dục Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương Giáo viên, Hà Nội.

28. Trần Thị Tuyết Oanh Giáo trình Giáo dục học (Tập 1), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm-2007.

29. Trần Thị Tuyết Oanh Giáo trình Giáo dục học (Tập 2), Nhà xuất bản Đại học Sư phạm-2007.

30. Nguyễn Ngọc Quang Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội, 1997.

31. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật giáo dục, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội-2005.

32. Nguyễn Bá Sơn Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội-2000.

33. Hà Nhật Thăng Tập bài giảng: Xu thế phát triển giáo dục.

34. Mạc Văn Trang Tập bài giảng: Đề cương bài giảng quản lý nhân lực.

35. Từ điển triết học NXB Tiến bộ Maxcova-1975.

36. Thái Duy Tuyên Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nhà xuất bản Giáo dục-2008.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ Sở GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên trƣờng THPT)

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học trường THPT chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Mong quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp (kèm theo nội dung các biện pháp) nêu dưới đây.

Xin quý thầy cô đánh dấu “x” vào ô đồng ý chọn với những mức độ sau:

Tính cấp thiết Tính khả thi

2. Rất cần thiết 2. Có tính khả thi cao

1. Cần thiết 1. Có tính khả thi

0. Không cần thiết 0. Không khả thi

Xin cảm ơn sự hợp tác của quý thầy (cô). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung các biện pháp quản lý hoạt động dạy học. Tính cấp thiết Tính khả thi 2 1 0 2 1 0

1. Các biện pháp nâng cao nhận thức về công tác quản lý hoạt động dạy học cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo viên.

Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho học sinh.

2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy của giáo viên.

Biện pháp 1: Hiệu trưởng xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học.

Biện pháp 2: Tăng cường quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học của giáo viên.

Biện pháp 3: Đổi mới quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.

Biện pháp 4: Đổi mới phương pháp quản lý giừo lên lớp của giáo viên.

Biện pháp 5: Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.

Biện pháp 6: Đổi mới quản lý công tác kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với kết quả học tập của học sinh.

3. Các biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh.

Biện pháp 1: Tăng cường giáo dục động cơ thái độ học tập cho học sinh.

Biện pháp 2: Củng cố nề nếp, kỷ cương trong học tập của học sinh.

Biện pháp 3: Tăng cường quản lý hoạt động học tập tại trường của học sinh.

Biện pháp 4: Tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh.

4. Các biện pháp quản lý về điều kiện phương tiện hỗ trợ hoạt động dạy học.

Biện pháp 1: Tăng cường phổ biến và thực hiện có hiệu quả các chế định giáo dục và đào tạo về dạy và học.

Biện pháp 2: Củng cố phát triển và kiện toàn bộ máy tổ chức trong nhà trường.

Biện pháp 3: Tăng cường các nguồn lực (tài lực, vật lực) để xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm bổ sung thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục THPT.

Biện pháp 4: Tăng cường trang bị sử dụng bảo quản cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

5. Các biện pháp tạo động lực cho hoạt động dạy học.

Biện pháp 1: Tăng cường bồi dưỡng giáo viên. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường.

Biện pháp 3: Tăng cường sự phối hợp giữa Ban giám hiệu với các Đoàn thể trong nhà trường, với Hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác.

Biện pháp 4: Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động dạy học.

Phụ lục 2

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên trƣờng THPT)

Để có những cơ sở khoa học cho việc xác lập các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, xin quý thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây. Xin đánh dấu “x” vào ô đồng ý chọn với mức độ như sau:

Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Rất quan trọng 3. Tốt

2. Quan trọng 2. Khá

1. Tương đối quan trọng 1. Trung bình

0. Không quan trọng 0. Yếu

Xin cảm ơn sự hợp tác của quý thầy (cô).

Nội dung quản lý hoạt động dạy học.

Mức độ nhận thức (%)

Mức độ thực hiện (%)

3 2 1 0 3 2 1 0

1. Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên.

a. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dạy học.

b. Quản lý việc phân công giảng dạy cho giáo viên. Phân công hợp lý, đúng năng lực của giáo viên. Có điều hoà về chất lượng giáo viên ở các lớp, khối.

Sau một thời gian nhất định có điều chỉnh lại sự phân công cho phù hợp. Công khai sự phân công trong toàn trường.

Lập chương trình kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

Tổ chức chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng chương trình kế hoạch dạy học. Kiểm tra việc giáo viên thực hiện chương trình kế hoạch đã được duyệt. d. Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên.

Việc giáo viên thực hiện hồ sơ sổ sách theo quy định.

Việc giáo viên thực hiện các quy định và yêu cầu về soạn giáo án, phê duyệt giáo án.

Việc giáo viên làm và chuẩn bị đồ dùng dạy học. e. Quản lý giờ lên lớp của giáo viên

Thời khoá biểu thực hiện giừo công, ngày công. Thực hiện dạy bù của giáo viên.

Dự giờ giáo viên theo kế hoạch hay đột xuất.

g. Quản lý việc phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên.

Xác định đúng học sinh yếu kém, học sinh năng khiếu. Lập kế hoạch và phân công giáo viên.

Tổ chức thực hiện kế hoạch. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạhc.

h. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp của giáo viên.

Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu về việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học.

Tạo điều kiện cho giáo viên tự học và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm.

Tổ chức hội thảo về phương pháp dạy học bộ môn theo hướng đổi mới.

Phát động phong trào giáo viên dạy theo phương pháp mới, học sinh học theo phương pháp mới.

Tổ chức thao giảng dự giờ, rút kinh nghiệm thường xuyên. Tổng kết quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

i. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phổ biến đến giáo viên một cách đầy đủ các quy định về kiểm tra đánh giá học sinh.

Cải tiến hình thức kiểm tra đối với học sinh chú ý hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

Tổ chức kiểm tra giáo viên và tổ chuyên môn một cách chặt chẽ từ khâu ra đề coi thi chấm thi chữa các loại bài kiểm tra và đánh giá học sinh.

2. Quản lý hoạt động học của học sinh.

a. Quản lý nề nếp, kỉ cương trong học tập của học sinh.

Xây dựng nội quy nề nếp học tập trên lớp ngoài giờ lên lớp sinh hoạt trường, sinh hoạt lớp, lao động kiểm tra, thi cử và tự quản đối với học sinh.

Phổ biến quán triệt nội quy đến học sinh, tập thể học sinh.

b. Quản lý việc học tập ở trường của học sinh. (Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm) Theo dõi chuyên cần của học sinh.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực và phương pháp học tập cho học sinh.

Chủ động phối hợp với gia đình học sinh giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy nhà trường.

Theo dõi việc tham gia học tập phụ đạo học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi của học sinh lớp chủ nhiệm.

Theo dỗi chất lượng học tập (học lực) và tu dưỡng rèn luyện (hạnh kiểm) của học sinh lớp chủ nhiệm.

Tổ chức kiểm tra việc rhực hiện nội quy của học sinh.

Thực hiện khen thưởng hoặc xử lý sai phạm kịp thời đối với học sinh. c. Quản lý hoạt động tự học của học sinh. (Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm)

Chủ động phối hợp với gia đình học sinh về quản lý việc học tập ở nhà của học sinh.

Hướng dẫn học sinh tự xây dựng thời gian biểu họpc tập ở nhà và theo dõi kiểm tra việc thực hiện của học sinh.

Quản lý thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh ở nhà.

3. Quản lý các điều kiện phƣơng tiện hỗ trợ hoạt động dạy học.

a. Quản lý việc thực hiện các chế định giáo dục và đào tạo về dạy và học. b. Quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

Tổ chức biên chế lớp học theo đúng quy định.

Thành lập hoặc củng cố bộ máy tổ chức: ban giám hiệu, Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng, Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường.

Lựa chọn cán bộ giáo viên có năng lực phẩm chất đạo đức bố trí các chức danh: Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn.

Phối hợp và tạo điều kiện để các đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên) và hội Cha mẹ học sinh hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ.

c. Quản lý các nguồn lực (vật lực, tài lực)

Lập ké hoạch xây dựng và ơhát triển cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học.

Tổ chức tố việc bảo quản và khai thác có hiệu quả các thiết bị dạy học.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục để tăng cường nguồn kinh phí phục vụ hoạt động dạy học.

d. Quản lý công tác thi đua khen thưởng trong giáo viên và học sinh. Xây dựng nội dung thang điểm thi đua khoa học hợp lý.

Phát động các phong trào thi đua và tổ chức sơ kết tổng kết, khen thưởng kịp thơid đảm bảo chính xác công bằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Quản lý công tác xây dựng môi trường sư phạm.

Xây dựng sự đoàn kết nhất trí quan hệ thân ái giữa các tổ chức cá nhân trong nhà trường.

Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Phát huy dân chủ cơ sở và thực hiện công khai hoá các hoạt động của nhà trường.

Xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp Xây dựng môi trường thông tin môi trường học tập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu phân ban (Trang 114 - 125)