Trọng dụng người tài và đấu tranh không khoan nhượng với nạn tham nhũng

Một phần của tài liệu 258893 (Trang 32 - 37)

Phần 3: Những bài học đối với Việt Nam từ cuộc khủng hoảng

3.3.3. Trọng dụng người tài và đấu tranh không khoan nhượng với nạn tham nhũng

Tham nhũng làm thất thu và thất thoát, giảm hiệu quả các nguồn lực xã hội, những luật định quản lý kinh tế – xã hội, làm nản lòng nhà đầu tư trong và ngoài nước, gây cản trở cho sự vận hành thông suốt của nền kinh tế với tư cách một chỉnh thể tự nhiên, là cội nguồn mọi bất ổn, trở ngại và thách thức lớn nhất, gây tổn thất to lớn, khó lường cho lợi ích, uy tín quốc gia, làm gia tăng tình trạng rối loạn kỷ cương xã hội, xu hướng ly tâm và mất đồng thuận, kẻ thù nguy hiểm nhất từ bên trong đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Tham nhũng, nhất là tham nhũng trong công tác cán bộ, làm tăng các xung lực gây ra khủng hoảng và lạm phát, đồng thời làm trầm trọng thêm những hậu quả của chúng, làm giảm kết quả những chính sách chống khủng hoảng và lạm phát của Chính phủ.

Nếu cuộc đấu tranh này bị xem nhẹ thì không những không thể ngăn chặn và giải quyết hiệu quả các cuộc khủng hoảng và lạm phát tương lai, mà còn nẩy sinh nguy cơ đưa cuộc cải cách kinh tế hiện nay thoát khỏi sức mạnh của luật pháp, từ bỏ lợi ích cộng đồng, để thiên về lợi ich phe phái. Vì thế, để củng cố Bản lĩnh và Trí tuệ Việt Nam trong tương lai không thể không bao hàm nội dung chống tham nhũng triệt để. Nhằm mục đích đó, cần khắc phục sự không minh bạch giữa hai hệ thống quyền lực Đảng và Nhà nước. Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội phải được tăng cường, đi đôi với xây dựng hệ thống luật pháp rõ ràng, đồng bộ và nhất quán, hiện đại, theo kịp trình độ phát triển luật pháp và thông lệ quốc tế. Các thủ tục hành chính phải đơn giản hoá, công khai, công bằng, thống nhất, nhanh chóng và trực tiếp. Việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn trong hệ thống cơ quan hành chính phải gắn liền với tăng cường trách nhiệm trực tiếp và cuối cùng của chúng. Đảm bảo mọi tài sản xã hội, mọi luật định và mọi công việc Nhà nước đều có người chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm hình sự cụ thể, rõ ràng; Phát triển hệ thống tư pháp và thực hiện rộng rãi tự do báo trí, ngôn luận.

Cơ chế đào tạo, tập hợp và trọng dụng nhân tài phải tạo sự di chuyển chất xám tự do và nâng cao tính chuyên nghiệp trong thị trường lao động theo “quy luật tối ưu” của tự nhiên. Mọi lao động trong xã hội đều có quyền và nhận được sự giáo dục tốt, cần thiết và sống được bằng lao động chuyên môn của mình; thoả mãn các điều kiện nuôi dưỡng tốt nhất cho nhân tài (lương, điều kiện học tập, lao động, khả năng tiếp cận các thông tin và công nghệ mới, sự tôn trọng về tinh thần và thăng tiến cá nhân….). Các quan chức hành chính, các nhà khoa học và các doanh nhân, nhà quản trị doanh nghiệp thực thụ cần được ngồi đúng vị trí của mình; Đồng thời, phải coi trọng việc phát hiện, lựa chọn và sử dụng đúng những nhân tài đầu đàn, tái lựa chọn

liên tục trên cơ sở lấy hiệu quả công việc, chứ không phải bằng cấp, học vị, chức tước.

Đặc biệt, cần nhấn mạnh rằng, Trí tuệ và Bản lĩnh Việt Nam sẽ được hội tụ, biểu hiện tập trung và phát huy tốt nhất khi và chỉ khi tạo được sự đồng thuận và dân chủ hóa xã hội cao trên cơ sở xây dựng, củng cố và phổ biến rộng rãi nhận thức về các giá trị xã hội chuẩn chung, các lợi ích quốc gia trở thành tối thượng, đội ngũ trí thức tinh hoa được tập hợp và trọng dụng, phản biện và giám sát xã hội được tăng cường, đồng thời các nhà lãnh đạo biết nêu gương, với mục tiêu cao nhất và xuyên suốt của mọi chính sách là bảo đảm xây dựng một đất nước Việt Nam độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, giàu mạnh, xã hội công bằng , dân chủ và văn minh.

Việt Nam gặp phải thách thức rất lớn nhưng cơ hội cũng đang mở ra. Vấn đề là chúng ta có nắm bắt được cơ hội hay không. Cần nhận định rõ rằng, Trung Quốc là một siêu cường đang nổi lên, một “nhà máy sản xuất” của thế giới, một thị trường đang tăng trưởng nhanh (vừa vượt cả Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới); và là một quốc gia có dự trữ vốn gần như lớn nhất thế giới. Một chính sách nhằm làm co hẹp dần khoảng cách về năng suất của nền kinh tế Việt Nam so với Trung Quốc sẽ biến Việt Nam thành nơi “hút đầu tư nước ngoài cực mạnh, ngay khi nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại. Đó là cơ hội phát triển cho Việt Nam, dựa ngay trên sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải có một sự thay đổi về thể chế quản lý một cách có trật tự và vững chắc. Một thể chế quản lý nhấn mạnh tới trách nhiệm, hiệu quả của từng tế bào của bộ máy quản lý Nhà nước, của từng tổ chức tài chính và công nghiệp đối với lợi ích của toàn xã hội và với yêu cầu phát triển bền vững. Điều đó đòi hỏi một sự minh bạch về thông tin quản lý, về hiệu quả kinh tế - xã hội của từng đơn vị hay tổ chức trong từng địa phương và trong toàn nền kinh tế. Đây cũng chính là bài học quý báu nhất về tiến trình chuyển đổi tổ chức và quản lý tại Trung Quốc trong cải cách. Cũng như Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, hay Trung Quốc, Ấn Độ trước đây, sự thách thức và cơ hội đang đặt ra với Việt Nam hôm nay. Họ cũng đã bắt đầu từ một xã hội như chính chúng ta. Và chúng ta cũng hoàn toàn có thể vươn lên như họ, hòa nhập vào một Châu Á năng động và một Thế giới phát triển bền vững hơn.

Việt Nam cần làm gì để có thể đứng vững trong một hoàn cảnh như vậy?

Chúng ta cần phải đa dạng hóa và đa phương hóa thị trường xuất nhập khẩu của mình. Nghĩa là phải phân tán thị trường, bên cạnh những thị trường lớn như thị trường Mỹ, Nhật, EU cần tạo thêm nhiều thị trường khác như thị trường các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh, … Có thể các thị trường nhỏ tính hiệu quả kinh tế không cao như các thị trường lớn, nhưng khi có sự biến động của các thị trường lớn thì sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế không lớn.

Nhưng trước hết chúng ta cần phải khai thác thị trường nội địa ở trên tất cả các hàng hóa – dịch vụ. Vì đó là thị trường căn bản nhất, an toàn nhất. Chúng ta không thể cứ chăm chăm vào thị trường quốc tế, và khi thị trường quốc tế không dung nạp nữa mới tìm đến thị trường nội địa.

Bất cứ điều gì đều có cái giá của nó, và giá cả luôn luôn quay quanh giá trị. Lợi tức càng cao thì rủi ro cũng sẽ lớn. Do đó không thể vì cái lợi trước mắt mà bỏ cái lợi căn bản, lâu dài.

Kể từ khi nền kinh tế mở cửa thì tính hướng ngoại của sản xuất đã tạo cho nền kinh tế Việt Nam những điều kiện để có một bước phát triển dài. Tuy nhiên do trong quá trình phát triển đó phần lớn nguồn lực đều được dành cho sản xuất xuất khẩu, hoặc sản xuất những hàng hóa cao cấp dành cho người nước ngoài (ví dụ như khách sạn, nhà nghỉ cao cấp, sân golf bải tăm, …) còn thị trường những người lao động, thị trường nông thôn, … gần như không mấy nhà sản xuất quan tâm khai thác do tính hiệu quả kinh tế không cao như thị trường quốc tế. Cho đến khi thị trường quốc tế suy sụp thì mới có lời kêu gọi các nhà sản xuất trở về thị trường trong nước để tự cứu nguy.

Cũng cần làm rõ, nếu những nhà sản xuất chỉ coi thị trường nội địa chỉ là thị trường “tạm thời”, thị trường cứu nguy, thì mục tiêu đầu tư của nhà sản xuất – kinh doanh cũng sẽ lệch lạc không đúng tầm.

Một điều may mắn đối với Việt Nam là một lượng lớn giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là hàng nông nghiệp, nên mức độ ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu sẽ không phải quá lớn và quá dài như hàng hóa công nghiệp.

Có thể nói thêm là những thị trường được những nhà đầu cơ Việt Nam quan tâm nhất đó là thị trường vàng, ngoại tệ, thị trường địa ốc và sau đó là thị trường chứng khoán. Do đó cần phải có một sự chấn chỉnh và giám sát chặt chẻ những thị trường này và có giải pháp quản lý, điều tiết sao cho những thị trường này không mang tính ảo cao.Chúng ta có thể hình dung ra rằng khi một phần lớn nguồn vốn tiền tệ của chúng ta, kể cả tín dụng được đem đầu tư vào các thị trường phi sản xuất nói trên, thì rõ ràng đầu tư vào sản xuất và tiêu dùng trong nước sẽ bị hạ thấp là điều chắc chắn.

Trừ một số nước làm dịch vụ tài chính – ngân hàng quốc tế như Singapore, HồngKông, … thu nhập của họ dựa trên việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng quốc tế và tiêu dùng của nhân dân được thỏa mản bằng hàng hóa nhập khẩu thì việc phát triển các lãnh vực dịch vụ phi sản xuất mới mang lại thu nhập thực cho quốc gia đó. Còn những nước mà khu vực phi sản xuất chỉ thực hiện trong phạm vi của một quốc gia thì điều đó sẽ làm cho khối tiền trong quốc gia đó tăng lên nhanh

chóng, như hàng hóa dịch vụ phục vụ cuộc sống con người thì tăng lên rất chậm và không chóng thì chầy sẽ đi đến khủng hoảng.

Vì vậy có người cho rằng trong khủng hoảng và suy thoái hiện nay Việt Nam có thể tìm ra cơ hội để phát triển kinh tế. Chúng tôi cho rằng quan điểm đó là ảo tưởng. Chúng tôi cho rằng qua cuộc khủng hoảng và suy thoái này cho Việt Nam rút ra những bài học đích đáng để điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế hợp lý hơn.

Cần có những chính sách phát triển kinh tế không cần nhanh, nhưng cơ bản và bền vững. Trong đó cần phải quan tâm đến phát triển kinh tế hạ tầng, nhất là giao thông, đặc biệt là giao thông của các đô thị mới, giao thông nông thôn.

Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa cần phải quan tâm sâu sắc đến việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhận thức của công dân và các nhà lãnh đạo, công nghiệp hóa - hiện đại hóa các quan hệ xã hội và công nghiệp hóa – hiện đại hóa phong cách làm việc, quản lý của mọi tổ chức và công dân.

Nếu không làm được những điều trên thì nhất định các mâu thuẩn sẽ xảy ra. Trước hết là mâu thuẩn giữa ý thức xã hội và tồn tại xã hội, mâu thuẩn giữa cái riêng và cái chung, mâu thuẩn giữa cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng, … Những mâu thuẩn này sẽ càng ngày càng tăng lên và đến một lúc nào đó nó sẽ tự điều chỉnh để lập lại một trạng thái cân bằng mới, mà chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt cho những cuộc điều chỉnh đó.

Khủng hoảng và suy thoái hiện nay thực chất là sự điều chỉnh sự mâu thuẩn giữa sản xuất và tiêu dùng, điều chỉnh sự mâu thuẩn giữa quyền lợi của các giai cấp, mâu thuẩn giữa người nghèo và người giàu, v.v…

Do đó vấn đề đặc ra cho chúng ta chính là nhận thức được những mâu thuẩn của nền kinh tế và xã hội hiện nay để có những bước điều chỉnh tự giác, tránh những cú điều chỉnh tự phát mà hậu quả của nó sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.

Kết luận

Cuộc khủng hoảng đã đi qua nhưng vẫn còn đó rất nhiều công việc để chúng ta phải nhìn nhận, sự yếu kém trong khâu quản lý và quá tin tưởng vào thị trường đã làm phát sinh nên nhiều quá nhiều điểm yếu và bất ổn trong hệ thống tài chính của Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Xu thế toàn cầu hóa cũng là con dao hai lưỡi đối với nền kinh tế thế giới, cơ hội tạo ra cũng nhiều và thách thức cũng khá là nhiều đó là vấn đề cần được nhiều quốc gia xem xét để có một chiến lược phát triển hợp lý. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chỉ ra quá nhiều điểm yếu kém cần phải được cải tổ và khắc phục, sẽ không dẽ một sớm một chiều để làm được điều đó bởi

ngay sau lưng nó đây là một khoảng nợ khổng lồ mà nhiều nước châu Âu đang gánh phải, tình trạng thất nghiệp lan rộng, sự thiếu lòng tin của các nhà đầu tư vào tình hình tài chính trong tương lai… sẽ là vết thương rất khó lành sau cuộc khủng hoảng tồi tệ này, phải chăng thế giới sắp bước vào một cuộc khủng hoảng tài chính mới? đó là một câu hỏi mà không ít người đang đề cập tới hiện nay và đang là bài toán hóc búa đối với nhiều nhà kinh tế, nhiều quốc gia hiện nay. Tuy nhiên hi vọng với những bài học những kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này mỗi nhà quản lý, mỗi quốc gia sẽ đúc kết được những kinh nghiệm quý báu để từng bước phục dậy nền kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi khu vực và xa hơn là tái cơ cấu, ổn định lại hệ thống tài chính quốc tế để làm tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hội nhập sâu rộng này.

Một phần của tài liệu 258893 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w