Nguyên tắc hoạt động của tháp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình phân tách LPG và condesat trong tháp c 02 của nhà máy xử lý khí dinh cố (Trang 25 - 26)

Hình 3.2. Hoạt động của hơi và lỏng trên các đĩa.

Nguyên liệu được đưa vào tháp ở gần giữa tháp (để cho chất lỏng chảy xuống dưới có không gian tiếp xúc với hơi ở đáy tháp bị đun nóng bay lên) với lưu lượng và thành phần đã biết.

Thông thường nguyên liệu dưới dạng hai pha lỏng-hơi. Đĩa mà nguyên liệu vào được gọi là đĩa nạp liệu.

Phần trên đĩa nạp liệu gọi là vùng cất, phần dưới kể cả đĩa nạp liệu gọi là vùng chưng. Dòng lỏng nhập liệu sẽ chảy xuống vùng chưng đến đáy tháp. Tại

đây, mức chất lỏng luôn được duy trì, dòng chất lỏng sẽ được cung cấp nhiệt và bay hơi, hơi bay lên sẽ giàu cấu tử dễ bay hơi hơn so với chất lỏng.

Hơi đó sẽ sục vào chất lỏng ở các đĩa phía trên. Ở đó, hơi cùng chất lỏng thực hiện quá trình trao đổi chất và trao đổi nhiệt, kết quả tạo ra một dòng hơi mới giàu cấu tử dễ bay hơi hơn, chất lỏng giàu cấu tử khó bay hơi sẽ chảy xuống dưới đáy tháp và lại tiếp tục trao đổi nhiệt với dòng hơi đang bay lên tại các đĩa mà dòng lỏng này chảy xuống.

Cứ tiếp tục như vậy qua nhiều bậc, hơi đi ra khỏi đỉnh tháp chưng cất chứa nhiều cấu tử dễ bay hơi hơn gọi là distilat. Phần lỏng ra khỏi đáy tháp chưng cất chứa nhiều cấu tử khó bay hơi gọi là cặn (residue).

Dòng chất lỏng được đưa ra khỏi đáy tháp chưng cất. Một phần được đưa vào thiết bị tái đun nóng. Tại đây, nó được đun nóng và bay hơi một phần và được dẫn trở lại tháp. Hơi này chủ yếu là để cung cấp nhiệt cho tháp.

Dòng hơi từ đáy tháp bay lên xuyên qua các đĩa và đến đỉnh tháp được hoá lỏng ở thiết bị làm lạnh ngưng tụ, một phần làm dòng hồi lưu, phần còn lại được đưa ra thiết bị chứa sản phẩm nhờ bơm.

3.1.3 Tính các thông số kĩ thuật của tháp chưng cất.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình phân tách LPG và condesat trong tháp c 02 của nhà máy xử lý khí dinh cố (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w