Thuật ngữ của OSPF

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ và thiết bị mạng (Trang 140 - 144)

Router định tuyến theo trạng thái đường liên kết xác định các Router láng giềng và thiết lập mối quan hệ với các láng giềng này.

OSPF thực hiện thu thập thông tin về trạng thái các đường liên kết từ các Router láng giềng. Mỗi Router OSPF quảng cáo trạng thái các đường liên kết của nó và chuyển tiếp các thông tin mà nó nhận được cho tất cả các láng giềng khác.

141

Hình 6.2.a. Link - là một cổng trên Router.

Link-state: trạng thái của một đường liên kết giữa hai Router, bao gồm trạng thái của một cổng trên Router và mối quan hệ giữa nó với Router láng giềng kết nối vào cổng đó.

Router xử lý các thông tin nhận được để xây dựng một cơ sở dữ liệu về trạng thái các đường liên kết trong một vùng. Mọi Router trong cùng một vùng OSPF sẽ có cùng một cơ sở dữ liệu này. Do đó mọi Router sẽ có thông tin giống nhau về trạng thái của các đường liên kết và láng giềng của các Router khác.

Hình 6.2.b. Link-state database (Topological database) - danh sách các thông tin về mọi đường liên kết trong vùng.

142

Hình 6.2.c.Area - Tập hợp các mạng và các Router có cùng chỉ số danh định vùng

Mỗi Router trong một vùng chỉ xây dựng cơ sở dữ liệu về trạng thái các đường liên kết trong vùng đó. Do đó, các Router trong cùng một vùng sẽ có thông tin giống nhau về trạng thái các đường liên kết. Router nằm trong một vùng được gọi la Router nội vùng.

Mỗi Router áp dụng thuật toán SPF và cơ sở dữ liệu của nó để tính toán chọn đường tốt nhất đến từng mạng đích. Thuật toán SPF tính toàn chi phí dựa trên băng thông của đ ường truyền. Đường nào có chi phí nhỏ nhất sẽ được chọn để đưa vào bảng định tuyến.

Hình 6.2.d. Cost - giá trị chi phí đặt cho một đường liên kết.

Giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết tính chi phí cho một liên kết dựa trên băng thông hoặc tốc độ của đường liên kết đó.

143

Hình 6.2.e. Routing table - hay còn gọi là cơ sở dữ liệu để chuyển gói.

Bảng định tuyến là kết quả chọn đường của thuật toán chọn đường địa dựa trên cơ sở dữ liệu về trạng thái các đường liên kết.

Mỗi Router giữ một danh sách các láng giềng thân mật, danh sách này gọi là cơ sở dữ liệu các láng giềng thân mật. Các lán g giềng được gọi là thân mật là những láng giềng mà Router có thiết lập mối quan hệ hai chiều. Một Router có thể có nhiều láng giềng nhưng kh ông phải láng giềng nào cũng có mối quan hệ thân mật. Do đó cần lưu ý mối quan hệ láng giềng khác với mối quan hệ láng giềng thân mật, hay gọi tắt là mối quan hệ thân mật. Đối với mỗi Router danh sách láng giềng thân mật sẽ khác nhau.

Hình 6.2.f. Adjacency database - danh sách các Router láng giềng có mối quan hệ hai chiều. Mỗi Router sẽ có một danh sách khác nhau.

Để giảm bớt số lượng trao đổi thông tin định tuyến với nhiều roưter láng giềng trong cùng một mạng, các Router OSPF bầu ra một Router đại diện gọi là Designated

144

Router (DR) và một Router đại diện dự phòng gọi là Backup Designated (BDR) làm điểm tập trung các thông tin định tuyến.

Hình 6.2.g. Design Router (DR) và Backup Designated Router (BDR) là Routerđược tất cả các Router khác trong cùng một mạng LAN bầu ra làm đại diện. Mỗi một mạng sẽ có

một DR va BDR riêng.

Một phần của tài liệu bài giảng công nghệ và thiết bị mạng (Trang 140 - 144)