Không gian màu

Một phần của tài liệu Tra cứu địa danh du lịch dựa vào hình ảnh (Trang 29 - 30)

Mỗi điểm ảnh trên một bức ảnh có thể được biểu diễn bằng một điểm trong một không gian màu 3 chiều. Những không gian màu được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống tra cứu ảnh là RGB, CIE L*a*b, CIE L*u*v, HSV và không gian màu đối lập.

Người ta cũng chưa chỉ ra được rằng không gian màu nào được sử dụng tốt hơn cho việc tra cứu ảnh. Tuy nhiên tính chất quan trọng nhất để một không gian màu phù hợp để sử dụng trong một hệ thống tra cứu ảnh là tính đồng nhất. Một không gian màu được gọi là có tính đồng nhất nếu các cặp 2 màu tương tự nhau trong không gian màu thì cũng được con người cảm nhận như nhau. Nói một cách khác, khoảng cách đo được giữa hai màu bất kỳ phải có liên quan trực tiếp với độ tương tự sinh học giữa hai màu đó.

RGB là không gian màu được sử dụng phổ biến nhất để hiển thị ảnh. Không gian RGB bao gồm 3 thành phần màu là Đỏ (Red), Xanh lá cây (Green) và Xanh lam (Blue). Các thành phần này gọi là màu cộng bởi vì các màu sắc trong không gian RGB đều có thể thu được bằng cách cộng 3 thành phần màu này lại với nhau.

Ngược lại, CMY là không gian màu thường sử dụng trong in ấn. Ba thành phần màu của không gian CMY là màu xanh lơ (Cyan), hồng sẫm (Magenta) và vàng (Yellow). Ba thành phần này gọi là các thành phần màu trừ vì mỗi màu trong không gian CMY được sinh ra bởi sự hấp thụ các thành phần màu đó.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://lrc.tnu.edu.vn/

Các không gian màu CIE L*a*b và CIE L*u*v là các không gian màu không phụ thuộc thiết bị và có thể coi là đồng nhất. Bao gồm các thành phần độ sáng (L) và hai thành phần độ kết tủa màu (sắc độ màu) là a và b hoặc u và v. CIE L*a*b được thiết kế để làm việc với việc trộn các thành phần màu trừ còn CIE L*u*v được thiết kế để làm việc với việc trộn các thành phần màu cộng.

Các không gian màu RGB và CIE có thể chuyển đổi với nhau, tức là chúng ta có thể sử dụng các công thức để chuyển đổi một giá trị màu từ không gian màu này sang không gian màu khác.

Không gian màu HSV được sử dụng rộng rãi trong đồ hoạ máy tính và được coi là một phương pháp biểu diễn màu sắc trực quan hơn. Ba thành phần màu là sắc màu (hue), độ bão hoà màu (s) và giá trị độ sáng (v). Thành phần sắc màu không thay đổi khi ta thay đổi độ chiếu sáng hay góc quan sát vì vậy thích hợp để sử dụng trong việc nhận dạng đối tượng ảnh. Cũng có thể dễ dàng chuyển đổi các giá trị từ không gian HSV sang RGB và ngược lại.

Không gian màu đối lập sử dụng các trục màu ngược (R-G, 2B-R-G, R+G+B), cách biểu diễn này có ưu điểm là tách được thông tin về độ sáng ra một trục riêng biệt (trục thứ ba). Bằng cách này, hai thành phần kết tủa màu sẽ không bị thay đổi khi thay đổi độ chiếu sáng.

Các phần tiếp theo sẽ giới thiệu một số phương pháp mô tả nội dung màu sắc của ảnh: các moment màu, histogram màu, véc tơ gắn kết màu và biểu đồ tương quan màu.

Một phần của tài liệu Tra cứu địa danh du lịch dựa vào hình ảnh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)