-Môi trường chính trị pháp luật
Mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Bởi vì hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng tới nhiều chủ thể trong nền kinh tế. Môi trường pháp lý đem đến cho ngân hàng những cơ hội song cũng đặt ra nhiếu thách thức mới. Đó là Luật các TCTD và hệ thống các quy định cụ thế trong từng thòi kỳ về lãi suất, hạn mức tín dụng, dự trữ…
-Môi trường kinh tế
Các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề tạo vốn gồm có: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, yếu tố lạm phát, sự biến động của tỷ giá hối đoái… Trong điều kiện nền kinh tế phát triển hưng thịnh thu nhập dân cư cao và ổn định thì nguồn tiền vào ra các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động được cũng dồi dào, cơ hội đầu tư cũng được mở rộng. Nếu nền kinh tế suy thoái thì khả năng khai thác vốn đưa vào nền kinh tế bị hạn chế, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh lại công tác huy động vốn.
-Môi trường văn hóa xã hội
Đây cũng là nhân tố được các nhà kinh doanh ngân hàng quan tâm vì nó có khả năng chi phối rất lớn đến hành vi tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Đó là: phong tục tập quán, trình độ dân trí, lối sống của người
dân… Chẳng hạn như thói quen của người dân trong việc sử dụng tiền mặt, với tâm lý lo ngại sụt giá của đồng tiền cũng như sự hiểu biết của người dân về các ngân hàng và hoạt động của ngân hàng sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
Nếu như dân cư có sự hiểu biết về ngân hàng cũng như các hoạt động cung cấp dịch vụ của ngân hàng và thấy được tiện ích, lợi ích ngân hàng mang lại thì họ sẽ gửi nhiều tiền vào ngân hàng hơn và như vậy công tác huy động vốn cũng thuận lợi hơn.
Ở các nước đang phát triển dân chúng có thói quen gửi tiền vào các ngân hàng và thực hiện thanh toán qua ngân hàng, ngân hàng là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên với đại bộ phận các nước đang phát triển như nước ta, dân chúng chưa có thói quen gửi tiền vào các ngân hàng để sử dụng dịch vụ ngân hàng, họ có thói quen cất trữ tiền mặt, vàng bạc và ngoại tệ nên nó là nhân tố ảnh hưởng mạnh tói công tác huy động vốn của NHTM.
-Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ thông tin hiện nay được xem như sức mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong sự cạnh tranh mạnh mẽ không những giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà còn giữa các ngân hàng trong nước với các ngân hàng quốc tế trong tiến trình hội nhập và mở cửa kinh tế quốc tế. Môi trường công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, nó giúp tạo điều kiện tiếp xúc cao giữa ngân hàng với khách hàng. Nếu ở quốc gia có công nghệ phát triển, ngân hàng có khả năng ứng dụng nó trong hoạt động ngân hàng sẽ tạo điều kiện giúp ngân hàng tăng diện tiếp súc với khách hàng, từ đó, tạo thuận lợi trong việc huy động vốn cho NHTM
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ BÊN NGOÀI
CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á – CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG
2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đông Nam Á
2.1.1. Giới thiệu chung về NHTMCP Đông Nam Á
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) có trụ sở chính tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam về qui mô vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định.
Thành lập từ năm 1994, SeABank trải qua chặng đường 19 năm phát triển để đạt được thành tựu hôm nay với vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng và một mạng lưới hoạt động trên khắp 3 miền đất nước với 155 chi nhánh và điểm giao dịch.
Bằng nội lực của chính mình, cùng với sự hợp tác chiến lược của liên minh cổ đông trong và ngoài nước, SeABank vươn lên khẳng định vị thế bằng những giá trị thực chất và hiệu quả. Société Générale, tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Châu Âu trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của SeABank từ năm 2008, đem kinh nghiệm toàn cầu hơn 150 năm vào phục vụ mục tiêu ngân hàng bán lẻ tiêu biểu của SeABank bằng nhiều thay đổi mang tính chiến lược về qui chuẩn sản phẩm, chất lượng dịch vụ theo mô hình đẳng cấp quốc tế. VMS Mobifone, nhà cung cấp mạng thông tin di động lớn nhất Việt Nam và PV Gas, nhà cung cấp khí ga hoá lỏng hàng đầu Việt Nam là các cổ đông chiến lược trong nước của SeABank, góp phần đáng kể vào tiềm lực tài chính và giữ vững vị thế dẫn đầu của SeABank trong nhóm các ngân hàng TMCP tại Việt Nam.
Sứ mệnh
SeABank đặt mục tiêu trở thành Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn, tối ưu hóa lợi ích cho từng đối tượng khách hàng và cổ đông, đảm bảo phát triển bền
vững, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Tầm nhìn
Phát triển ngân hàng theo mô hình của một ngân hàng bán lẻ và từng bước hướng tới trở thành một tập đoàn ngân hàng - tài chính đa năng, hiện đại, nổi bật về chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín thương hiệu.
Chiến lược phát triển
Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân và đồng thời phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng.
Phương châm hoạt động
Phát triển toàn diện, an toàn, hiệu quả và bền vững đóng góp vào sự phồn thịnh của nền kinh tế và xã hội đất nước.
Được sự chấp thuận tại công văn số 7494/NHNN-CNH ngày 15/08/2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 19/01/2009 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á – SeABank đã có quyết định thành lập Chi nhánh Hà Đông tại địa chỉ 150 Trần Phú, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Tp.Hà Nội. SeABank Hà Đông được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ Phòng giao dịch Hà Đông của ngân hàng khai trương từ tháng 3/2008.
SeABank Hà Đông sẽ triển khai tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ tiên tiến nhất đang áp dụng trong hệ thống SeABank hiện nay như hoạt động huy động vốn, cho vay ngắn, trung và dài hạn; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; vay vốn Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ; chiết khấu thương trái phiếu, hùn vốn liên doanh; dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế theo quy định của SeABank.
Phòng giao dịch Hà Đông, tiền thân của Chi nhánh Hà Đông được khai trương từ tháng 3/2008 và đã đạt được những kết quả khả quan. Là một trong những đơn vị có tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định trong hệ thống SeABank.
Tính đến ngày 31/12/08 SeABank đã có gần 70 điểm giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm trên cả nước, trong đó năm 2008 ngân hàng đã mở thêm 29 điểm giao dịch tại nhiều địa bàn mới cũng như các địa phương đã có điểm giao dịch của SeABank như: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Bắc Ninh... Trong năm 2009, SeABank tiếp tục đẩy mạnh mở rộng mạng lưới hoạt động và phấn đấu đạt 106 điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước.
2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp
Về sản phẩm dịch vụ: Ngân hàng cung ứng đấy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như:
Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VND, USD, EUR.
Cho vay vốn trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ; cho vay trả góp tiêu dùng, mua ô tô, du học,…
Tài trợ thương mại, cho vay mua cổ phần các doanh nghiệp cổ phần hóa. Thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu.
Dịch vụ ngân quỹ chi trả lương hộ doanh nghiệp, dịch vụ kiều hối,… Dịch vụ bảo lãnh.
Chuyển tiền nhanh. Kinh doanh ngoại hối.
Phát hành thẻ, séc du lịch, homebanking, ngân hàng trực tuyến,...
Ngoài các dịch vụ chính của một ngân hàng thương mại như huy động vốn, cho vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán Ngân hàng TMCP Đông Nam Á còn tham gia các hoạt động kinh doanh du lịch và khách sạn.
2.1.3. Mô hình tổ chức
Về mạng lưới kinh doanh, NHTMCP Đông Nam Á đã không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh. Đến nay NHTMCP Đông Nam Á đã có hệ thống chi nhánh cấp 1, cấp 2 và các phòng giao dịch ở các tỉnh thành phố trọng điểm trên toàn quốc.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức NHTMCP Đông Nam Á – chi nhánh Hà Đông
2.1.4. Kết quả kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua
a. Năm 2010:
•Về huy động vốn và đi vay:
- Chi nhánh tập trung huy động vốn từ thị trường 1. Số tiền huy động được đến 17/08/2010 là 1.043.085.334.254VND, trong đó:
Tiền gửi nội tệ là 958.398.083.796 VND Tiền gửi ngoại tệ là 4.566.827.57 USD - Tình trạng tiền gửi:
Tiền gửi có kỳ hạn là 1.029.596.331.820 VND Tiền gửi không kỳ hạn là 4.213.730.020 VND Ký quỹ bảo lãnh là 6.697.376.547 VND
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
BAN GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
Phòng Tín dụng Phòng Tín dụng Kế toán Phòng Ngân quỹ Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Thanh Toán Quốc Tế Phòng Thanh Toán Quốc Tế Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Dịch vụ Khách hàng Phòng Dịch vụ Khách hàng Phòng Giao Dịch I Phòng Giao Dịch I Phòng Giao Dịch II Phòng Giao Dịch II Phòng Giao Dịch III Phòng Giao Dịch III Phòng Giao Dịch IV Phòng Giao Dịch IV
Phát hành giấy tờ có giá 2.577.895.840 VND
Về cơ cấu nguồn vốn, đánh giá cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh theo đánh giá của Hội Sở là an toàn. Chi nhánh đang cố gắng tăng các khoản tiền gửi không kỳ hạn, tăng các dịch vụ Bảo lãnh, TTQT để nhằm cơ cấu lại nguồn vốn sao cho hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh.
• Về hoạt động tín dụng và đầu tư:
-Dư nợ của Chi nhánh đến thời điểm 17/08/2010 là 122.373.973.248VND, trong đó:
Nợ ngắn hạn là: 80.281.787.900 VND Cho vay sổ tiết kiệm là: 13.936.000.000 VND Cho vay ngắn hạn khác: 66.345.787.900VND Nợ trung dài hạn là: 42.092.185.348 VND
- Tỷ trọng các nhóm nợ tại Chi nhánh thời điểm 17/08/2010 như sau: Nợ nhóm 1: số tiền là 121.893.973.248 VND chiếm tỷ trọng 99.61% Nợ nhóm 2: số tiền là 480.000.000 VND chiếm tỷ trọng 0.39%
•Về thu nhập:
-Thu nhập từ hoạt động tín dụng: 49.098.176.392VND
-Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: 146.370.206VND (trong đó: dịch vụ thanh toán: 30.523.439 VND, bảo lãnh: 85.403.924VND, ngân quỹ: 18.772.800 VND , thu khác: 11.670.043 VND)
-Kinh doanh ngoại tệ: 47.792.131 VND
-Thu nhập khác là: 373.899.546 VND
Tổng thu đến hết 17/08/2010về dịch vụ và các hoạt động TD, hoạt động dịch vụ, KDNT, thu nhập khác đạt: 49.66.238.245 VND.
•Về chi phí:
Chi về huy động vốn: 42.552.264.098 VND Chi phí cho nhân viên: 1.114.843.477 VND Chi lễ tân , khánh tiết: 65.017.520 VND Các khoản chi khác: 23.849.154 VND
Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tính đến thời điểm 17/08/2010 đạt 3.889.225.855 VND, lợi nhuận trước thuế năm ngoái là: 1.480.214.484 VND. Lợi nhuận trước thuế tính đến 17/08/2010 tăng cao hơn so với lợi nhuận năm ngoái là 2.409.011.371 VND tương ứng tăng 163%.
b. Năm 2011:
•Về huy động vốn và đi vay:
Chi nhánh tập trung huy động vốn từ thị trường 1. Số tiền huy động được đến 15/08/2011 là 1.430.805.345.250VND, trong đó:
Tiền gửi nội tệ là 988.345.670.905 VND Tình trạng tiền gửi:
Tiền gửi có kỳ hạn là 1.384.578.904. 820 VND Tiền gửi không kỳ hạn là 4.335.679.020 VND Ký quỹ bảo lãnh là 6.678.529.547 VND Phát hành giấy tờ có giá 1.721.223.186 VND
Về cơ cấu nguồn vốn, đánh giá cơ cấu nguồn vốn: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh theo đánh giá của Hội Sở là an toàn. Chi nhánh đang cố gắng tăng các khoản tiền gửi không kỳ hạn, tăng các dịch vụ Bảo lãnh, TTQT để nhằm cơ cấu lại nguồn vốn sao cho hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh.
•Về hoạt động tín dụng và đầu tư:
- Dư nợ của Chi nhánh đến thời điểm 15/08/2011 là 135.674.883.248VND, trong đó:
Nợ ngắn hạn là: 89.067.754.997 VND Cho vay sổ tiết kiệm là: 15.980.000.000 VND Cho vay ngắn hạn khác: 72.087.754.997VND Nợ trung dài hạn là: 46.607.128.241 VND
-Tỷ trọng các nhóm nợ tại Chi nhánh thời điểm 15/08/2011 như sau: Nợ nhóm 1: số tiền là 129.875.090.870 VND chiếm tỷ trọng 95.73% Nợ nhóm 2: số tiền là 5.799.792.378 VND chiếm tỷ trọng 4.27%
• Về thu nhập:
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: 146.890.069 VND (trong đó: dịch vụ thanh toán: 38.098.066 VND, bảo lãnh: 84.890.679 VNĐ, ngân quỹ: 17.090.868 VND , thu khác: 6.810.456 VND)
Kinh doanh ngoại tệ: 46.097.673 VND Thu nhập khác là: 390.045.852 VND
Tổng thu đến hết 15/08/2010về dịch vụ và các hoạt động TD, hoạt động dịch vụ, KDNT, thu nhập khác đạt: 50.063.970VND
•Về chi phí:
Chi về huy động vốn: 44.096.327.890 VND Chi phí cho nhân viên: 1.864.054.865 VND Chi lễ tân , khánh tiết: 62.905.854.936 VND Các khoản chi khác: 24.975.057.970 VND
•Về lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tính đến thời điểm 15/08/2010 đạt 5.980.754.086 VND, lợi nhuận trước thuế năm ngoái là: 3.889.225.855 VND. Lợi nhuận trước thuế tính đến 15/08/2010 tăng cao hơn so với lợi nhuận năm ngoái là 2.091.528.231VND tương ứng tăng 53.78%
2.2 .Thực trạng huy động vốn từ bên ngoài của NHTMCP Đông Nam Á – Chi nhánh Hà Đông nhánh Hà Đông
2.2.1. Thực trạng huy động vốn
Bảng 2.1 : Huy động vốn Đơn vị: tỉ đồng Năm 2010 2011 2012 So sánh 2010/2011 So sánh 2011/2012 +/- % +/- % Tổng vốn huy động 1043 1430,8 2123,6 +387,8 37,18 +692,8 48,42 I)Theo thời gian
1.Ngắn hạn 865,9 1164,7 1713,64 +398,8 46,06 +548,94 47,13 2.Trung và dài hạn 177,1 266,1 409,96 +89 50,25 +143,86 54,06 II)Theo loại tiền
1.VNĐ 397,8 735,9 1899,33 +338,1 84,99 +1163,43 158,1 2.Ngoại tệ 93,5 182,3 224,27 +88,8 94,97 +41,97 23,02 III)Theo đối tượng
1.TG dân cư 254,6 506,3 1512 +251,7 98,86 +1005,7 198,64 2.TG TCKT 122,28 251,1 408,9 +128,82 105,35 +157,8 62,84 3.TG TCTD 114,42 160,8 202,7 +46,38 40,53 +41,9 26,05
Huy động vốn đạt tốc độ tăng trưởng tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu về tín dụng và hoạt động đầu tư. Đặc biệt, với chất lượng hoạt động hiệu quả và tình hình tài chính lành mạnh, uy tín ngày càng tăng nên lượng vốn huy động từ dân cư của Ngân hàng trong những năm gần đây tăng nhanh.
Nhìn vào bảng có thể nhận thấy rằng nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng trưởng khá ổn định. Các nguồn tiền gửi khác đều tăng cao so với các năm trước nhưng tiền gửi TCTD và tiền gửi ngoại tệ lại giảm đi, đặc biệt là tiền gửi