c. Phát hành giấy tờ có giá
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
*) Trong tổng nguồn vốn huy động tỷ trọng của các nguồn vốn chưa hợp lý: Trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn: năm 2010,tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 40% tổng nguồn vốn huy động, năm
2011 chiếm 36.7%, năm 2012 chiếm 33.1%. Đây là nguồn vốn không ổn định vì nó chỉ dùng cho mục đích thanh toán thanh toán, chuyển tiền.... Trong khi đó, nguồn vốn chủ yếu dùng cho hoạt động cho vay của quỹ là tiền gửi của dân cư lại có tỷ trọng không cao. Năm 2010, tiền gửi của dân cư chiếm 53,4% tổng vốn huy động, năm 2010 chiếm 57,7%, năm 2012 là 63,7. Mậc dù tỷ lệ này là không cao nhưng cũng đã tăng từ năm 2010 đến năm 2012. Trong những năm tới, quỹ cần có những biện pháp để tăng tì trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của dân cư và giảm tỉ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế.
Nguyên nhân:
- Trên địa bàn có rất nhiều ngân hàng thương mại hoạt động, dẫn đến sự cạnh tranh rất lớn về huy động vốn từ dân cư để đảm bảo cho vay.
- Quỹ chưa thực sự làm tốt công tác huy động vốn.
*) Quỹ tín dụng chưa sử dụng hết lượng vốn huy động của mình để cho vay và đầu tư. Tỉ lệ vốn dư thừa còn cao:
Năm 2010, Số vốn thừa không được sử dụng là 74720 trđ, chiếm 16,4% tổng vón huy động.
Năm 2011, Số vốn thừa không được sử dụng là 48456 trđ, chiếm 9,6% tổng vón huy động.
Năm 2012, Số vốn thừa không được sử dụng là 63920 trđ, chiếm 10,0% tổng vón huy động.
Nguyên nhân:
- Quỹ chưa làm tốt công tác cho vay trên dịa bàn
*) Trong tổng nguồn vốn huy động không có tiền gửi bằng ngoại tệ. Nguyên nhân:
- Trên địa bàn có ít doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động liên quan đến ngoại tệ.