3. Hướng nghiên cứu của đề tài
3.1. Mô tả bài toán
Trong xã hội hiện nay việc cung cấp các dịch vụ khách hàng là cần thiết. Phần lớn mọi người sử dụng điện thoại di động và máy tính để trao đổi, liên lạc. Ngoài ra nhu cầu về các dịch vụ, tiện ích trên máy tính, điện thoại di động ngày càng cao như: kiểm tra tài khoản ngân hàng, dịch thuật, kiểm tra thư…
Đã có rất nhiều dịch vụ và tiện ích khác nhau được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau cung cấp cho khách hàng Tuy nhiên để cung cấp được cho khách hàng các dịch vụ tiện ích đáp ứng được nhu cầu của họ là rất khó. Đòi hỏi rất nhiều yếu tố trong đó có việc kết hợp các dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau.
Ví dụ như: tra cứu thông tin, dịch thuật, thanh toán điện tử, chuyển khoản trên di động, đặt vé máy bay.
Nếu khách hàng muốn thanh toán cước, họ có thể có nhiều cách thực hiện, thứ nhất: Truy vấn cước viễn thông, tìm tài khoản ngân hàng của nhà mạng và chuyển khoản số tiền cần thanh toán, phương án này tương đối phức tạp, khách hàng chỉ muốn một thao tác duy nhất để có thể thanh toán cước trên điện thoại của họ. Nó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa ngân hàng và nhà mạng. Có thể là khách hàng sẽ nhắn tin theo cú pháp nào đó để thực hiện việc thanh toán cước viễn thông của họ. Nhà mạng sẽ có nhiệm vụ lấy ra số tiền mà khách hàng phải thanh toán và cung cấp kết quả cho ngân hàng, ngân hàng có nhiệm vụ kiểm tra tài khoản khách hàn xem có đủ số tiền cần thiết hay không nếu hợp lệ chuyển khoản số tiền đó sang tài khoản của nhà mạng.
Như vậy luôn phải có sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ với nhau thì mới có thể đáp ứng được các dịch vụ tiện ích nhất cho khách hàng. Sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ không thể lúc nào cũng có thể nhanh chóng hay ngay lập tức, nếu có sự thay đổi của 1 bên thì phải có sự trao đổi giữa 2 bên để đi đến thống nhất. Sau đó sự thay đổi này được kỹ thuật của hai bên cùng nhau thay đổi.
Ta có thể có 1 giải pháp tốt hơn cho việc đó bằng các sử dụng kỹ thuật BPEL để tiếp nối các dịch vụ mà không phải chờ đợi người quản trị thiết kế.
Ví dụ trong cuộc sống ta có thể có nhu cầu về dịch thuật, ta có thể đến tra từ điển trực tuyến, máy tính dựa trên ngôn ngữ nguồn trả lại cho ta kết quả ngôn ngữ đích đã được dịch. Nếu một máy chủ lỗi thì việc khắc phục sẽ phải chờ đợi nhà cung cấp dịch vụ. Nếu có một dịch vụ tương tự thì cũng phải chờ việc ghép nối của kỹ thuật viên. Vì vậy, với kỹ thuật BPEL ta có thể kết nối các dịch vụ một cách đơn giản hơn. Việc làm đó giải quyết được 2 vấn đề:
- Có thể đáp ứng được rất nhiều các dịch vụ được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau.
- Là cầu nối liên kết các dịch vụ mà không cần thông qua sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ.
Vậy bài toán được đặt ra là xây dựng hệ thống dịch thuật qua mạng dựa trên kỹ thuật phát triển ứng dụng Bpel.