Tỷ lệ nhiễm ve giữa các vị trí ký sinh khác nhau trên cơ thể bò

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện easuop, tỉnh đăklăk. bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt (Trang 34 - 35)

III. Phương pháp nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN I Kết quả điều tra và nghiên cứu tại các địa điểm nghiên cứu

1.6. Tỷ lệ nhiễm ve giữa các vị trí ký sinh khác nhau trên cơ thể bò

Để hiểu rõ thêm sự biến động về tỷ lệ nhiễm ve giữa các vị trí khác nhau trên cơ thể gia súc, chúng tôi tiến hành quan sát, theo dõi trên 187 con bò và kết quả thu được ở bảng 5:

Bảng 5:Kết quả biến động tỷ lệ nhiễm ve giữa các vị trí khác nhau Chỉ tiêu Vị trí ký sinh Số bò nghiên cứu (con) Số bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Đầu 187 34 18,18 Tai 187 176 94,12 Yếm 187 156 83,42 Nách 187 122 65,24 Lưng 187 47 25,13 Bụng 187 148 79,14 Bẹn 187 180 96,26 Chân, đuôi 187 12 6,42 Vai 187 42 22,46

Qua kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm ve ở các vị trí khác nhau thì khác nhau. Chẳng hạn như ở bẹn chiếm tỷ lệ rất cao 96,26%, tai chiếm 94,12%, yếm chiếm 83,42%,…, trong khi đó những vị trí khác có tỷ lệ nhiễm rất thấp, như ở chân và đuôi chỉ chiếm tỷ lệ 6,42%.

Để giải thích sự chênh lệch này, theo chúng tôi là:

- Do đặc điểm cấu tạo sinh lý ở từng vị trí của cơ thể khác nhau như trong tai, yếm, bẹn, bụng, nách… có lớp da mỏng, tập trung nhiều mạch máu và đó là nơi cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt nhất cho ve sinh trưởng, mặt khác đó cũng là những nơi kín đáo, an toàn ít ảnh hưởng đến sự hoạt động hút máu của ve.

- Hơn nữa ở tai, bụng, nách, bẹn,..là những nơi có nhiều mạch máu nên nhiệt độ luôn được ổn định, ít chịu tác động của các yếu tố cơ học, vì vậy đó là những vị

trí bám hút lý tưởng của ve ký sinh. Chính vì vậy trong quá trình điều tra chúng tôi quan sát và bắt được rất nhiều ve no máu ở những vị trí có nhiều nếp gấp đặc biệt ở vùng nách, bẹn và vú, ngoài ra ở những vùng có nhiều lông, nhất là ở một số bê con có lông nhiều thì cường độ nhiễm ở yếm và bẹn cũng rất cao.

Ngược lại ở những nơi như chân, đuôi là những nơi thường bị tác động của ngoại cảnh nhiều nhất đồng thời ở những nơi này có ít mạch máu tập trung và ở những nơi này đầy hơn nên làm cho khả năng bám hút và hoạt động của ve ở những vị trí này giảm.

Theo Phan Trọng Cung và Đoàn Văn Thụ (2001) cũng cho rằng: Các giai đoạn phát triển của ve đều thích hoạt động hút máu ở những nơi kín đáo, có nhiều mạch máu tập trung. Đặc biệt ấu trùng thường tập trung chủ yếu vào mặt trong vành tai.

Như vậy kết quả điều tra của chúng tôi cũng phù hợp với ý kiến trên.

Nghiên cứu vị trí sinh của trên cơ thể gia súc có ý nghĩa rất lớn trong quá trình phòng trừ ve đồng thời phòng trừ một số bệnh do ve gây ra. Qua kết quả điều tra trên, khi sử dụng các loại thuốc diệt ve thì chúng ta phải chú ý phun thuốc đảm bảo đủ nồng độ vào những nơi ve tập trung nhiều như bẹn, tai, bụng, yếm…

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện easuop, tỉnh đăklăk. bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)