Tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của DVTĐG 

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 126 - 130)

a. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ

3.2.4.7.  Tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của DVTĐG 

Theo kinh nghiệm của Thái Lan, việc xây dựng Trung tâm thông tin, dữ liệu  về tài sản, bất động sản phục vụ cho hoạt động TĐG mang lại rất nhiều lợi ích. Trung  tâm cung cấp dịch vụ thẩm định giá khá nhanh chóng và chính xác, ngoài ra còn góp  phần làm minh  bạch  thị  trường.  Nội dung của  giải  pháp này  ở  Thái Lan được hiểu  như sau “Các thông tin cần thiết kể cả những giá trị đánh giá của Chính phủ. Thông  tin này phải được lưu trữ trong máy tính trên phạm vi cả nước và cung cấp trực tuyến  cho các  thẩm định viên sử dụng,  việc  kiểm định các  khế  ước hoặc các  giấy chứng  nhận quyền sử dụng đất tại văn phòng của các cơ quan có liên quan phải được thực  hiện một cách thuận tiện, có cả các sơ đồ về đường phố của các cơ quan chức năng có  liên quan. Điều quan trọng hơn hết, là các dữ liệu giao dịch phải được lưu trên máy  tính theo dịch vụ trực tuyến để các thẩm định viên và những người khác có thể khai  thác giá thị trường và tình hình thị trường” [27, tr 10 – 11].  Do vậy, ở Việt Nam cũng  cần  tham  khảo,  và  có những điều chỉnh cho phù hợp với  nền  kinh tế nước nhà. Cụ  thể, Trung tâm thông tin, dữ liệu được thành lập thuộc Hội TĐG Việt Nam hoặc Bộ  Tài chính (Cục Quản lý giá), hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu; Trung tâm có  một số chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn và có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là:

+  Thu thập và xử lý các nguồn thông tin về giá, thông tin liên quan đến giá  tài sản, bất động sản, động sản, hàng hoá…;

+  Xây  dựng  chương trình  cập nhật  và  quản  lý dữ  liệu  trong phạm vi  toàn  quốc;

+  Xây dựng mạng thông tin từ trung tâm đến các chi nhánh của Trung tâm  tại các tỉnh, thành phố lớn trong phạm vi toàn quốc;

+  Trang  bị  cơ  sở  vật  chất  cho  Trung  tâm  thông  tin,  dữ  liệu  tài  liệu,  phần  mềm quản lý dữ liệu, gồm: +  Chương trình cập nhật và quản lý cơ sở dữ liệu quy mô toàn quốc. +  Chương trình quản lý dữ liệu theo bản đồ: bao gồm các thành phố lớn ở  Việt Nam. +  Chương trình phân tích thống kê, dự báo sự biến động của giá tài sản, bất  động sản.

+  Chương trình quản lý các báo cáo: lưu trữ báo cáo, điều tra hay các báo  cáo nghiên cứu kèm theo từng tài sản.  3.2.4.8. Thành lập hội đồng TĐG quốc gia  Cần phải có Ban hoặc Hội đồng thẩm định. Thông thường, một hiệp hội sẽ đại  diện cho các hội viên của mình là các công ty cung ứng, các TĐV, và hiệp hội sẽ bảo  vệ cho quyền lợi của các hội viên của mình. Như vậy, Chính phủ cần thành lập một  Hội  đồng TĐG để bảo vệ người  sử dụng dịch  vụ  TĐG. Hội  đồng  TĐG cần  có  các  nhóm/đơn vị liên quan sau: +  Đại  diện của các cơ quan của Chính phủ có liên quan như Bộ Tài chính  (Cục Quản lý giá), Ngân hàng Nhà nước VN là nhóm nòng cốt. +  Nhóm các khách hàng lớn như đại diện của các khách hàng, các tổ chức  tài chính và các khách hàng có liên quan. +  Các đại diện của các công ty cung ứng DVTĐG. +  Những nhà khoa học, và các TĐV cao cấp có uy tín ở VN. +  Các đại diện của các hiệp hội có liên quan khác như các nhà phát triển địa  ốc,  các nhà thầu,  các chuyên  gia  tài chính  và  những người  có  liên quan  khác. 

Theo yêu  cầu  của mỗi cơ quan có liên quan đến  DVTĐG, hội  đồng  sẽ thực  hiện kiểm tra chất lượng các báo cáo TĐG theo quy trình kiểm tra ngẫu nhiên từ 5 –  10% các báo cáo TĐG. Với tư cách là Hội đồng TĐG quốc gia, hội đồng có quyền ra  những quy định quản lý và xử phạt những TĐV không trung thực.  Theo đó, những  TĐV hành nghề không trung thực sẽ bị tước quyền hội viên của tổ chức nghề nghiệp.  Ngoài ra, họ có thể phải chịu trách nhiệm trước tòa theo yêu cầu của khách hàng hoặc  cơ quan  có  thẩm quyền  liên quan như các  trường hợp  thông thường khác. Đối  với  những  TĐV  nhận  hối  lộ  hoặc  có  bằng  chứng  chứng  minh  là  thực  hiện  những  TĐ  không trung thực sẽ bị sa thải vĩnh viễn. Việc bị sa thải này sẽ được thông báo công  khai (không cần nêu rõ lý do). Ngoài ra, TĐV nào phạm lỗi vô tình hay không có ý  định lừa dối sẽ được xem xét quyết định nếu kết luận do năng lực yếu kém, họ sẽ tạm  thời  bị  đình  chỉ  công  tác.  Hơn  nữa,  các  mức  phạt  cung  sẽ  được  áp  dụng  đối  với  trưởng hoặc những người đứng đầu của công ty [27, tr 10].

Để làm rõ vai  trò quản lý nhà nước trong phát triển DVTĐG với  Viện thẩm  định giá và Hội đồng thẩm định giá trách chồng chéo, trùng lắp. Nghiên cứu sinh kiến  nghị:  Đối với quản lý nhà nước cần tập trung vào các việc:  ­  Nghiên cứu xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật, cơ chế chính  sách, tiêu chuẩn thẩm định giá, phương pháp thẩm định giá.  ­  Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về thẩm định giá.  Hội đồng thẩm định giá: Tập trung thẩm định giá những tài sản bí mật quốc  gia, an ninh quốc phòng và tái thẩm định tài sản mà Chính phủ yêu cầu để xử lý.  Viện Thẩm định giá (của Hội đồng thẩm định giá Việt Nam) được nhà nước 

hỗ trợ ban đầu.  Viện phấn đầu  từng bước  lấy  thu bù chi,  tự  trang trãi  chi  phí  hoạt  động. Nhà nước đặt hàng những đề tài nghiên cứu phục vụ việc xây dựng văn bản về  thẩm  định  giá,  các  công  ty  có  thể  đặt  hàng  để  Viện  nghiên  cứu  các  sản  phẩm  cho  công ty. Viện đào tạo chuyên ngành thẩm định giá cho Hội, cho các công ty và mọi  tầng  lớp  trong  xã hội  có  yêu  cầu.  Viện  xây  dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ  thẩm  định giá cho các công ty và cho xã hội.

KẾT LUẬN 

Gắn  liền  với  sự  phát  triển  kinh  tế,  DVTĐG  ngày  càng  phát  triển.  Luận  án  “Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam” được thực hiện nhằm làm cơ sở thúc  đẩy  phát  triển  dịch  vụ  này  ở  VN  trong  những  năm  tới.  Sau  nghiên  cứu  phát  triển  DVTĐG ở VN, Luận án đi đến kết luận sau: 

1.  Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề căn bản về DVTĐG, như: DVTĐG, đặc  điểm  DVTĐG,  vai  trò,  mục  tiêu phát  triển  DVTĐG.  Luận  án  cũng  đã nghiên  cứu  lý  thuyết  cung  cầu  về  phát  triển  DVTĐG,  các  nhân  tố  tác  động  đến  thị  trường DVTĐG và xây dựng mô hình phân tích các nhân tố tác động đến phát  triển DVTĐG.  2.  Phát triển DVTĐG là một đòi hỏi khách quan của nhu cầu phát triển nền kinh tế  quốc dân. Thông qua phát triển DVTĐG để đảm bảo mục đích bảo toàn tài sản,  mua sắm tài sản, chuyển đổi quyền sử dụng tài sản, cho thuê, thế chấp, thanh lý  tài sản, … của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân.  3.  Luận án cũng tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DVTĐG tại một số  quốc gia. Bao gồm một số nước trong khu vực ASEAN có DVTĐG đã và đang  phát  triển  và  có  hoàn  cảnh  kinh  tế  ­  xã  hội  tương  đối  gần  với  VN.  Ngoài  ra,  luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm của Australia, là một nước công nghiệp  có nguồn tài nguyên phong phú, và là một trong những nước có DVTĐG từ khá  lâu đời (hơn 100 năm). Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm từ các quốc gia này,  luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho sự phát triển DVTĐG ở VN  4.  Luận án đã đánh giá tình hình phát triển DVTĐG ở VN, phân tích các nhân tố  tác động đến phát triển DVTĐG. Đó là các nhân tố: giá trị thực của dịch vụ, giá  cả  dịch  vụ,  năng  lực  của  doanh  nghiệp  cung  ứng,  và  môi  trường  pháp  lý  tác  động đến phát triển DVTĐG. Luận án cũng đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu,  cơ hội và đe dọa đến DVTĐG 

5.  Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển và phân tích các nhân tố tác động phát  triển DVTĐG, Luận án đã đề ra các quan điểm và giải pháp phát triển DVTĐG  ở VN.

6.  Các giải pháp phát triển DVTĐG ở VN là giải pháp nâng cao chất lượng và giá  trị  DVTĐG,  giải  pháp  nâng  cao  năng  lực  cạnh  tranh  của  doanh  nghiệp  cung  ứng DVTĐG, giải pháp hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực của  doanh nghiệp cung ứng DVTĐG, giải pháp cung ứng DVTĐG tài sản vô hình,  phát  triển hợp  tác  quốc  tế  và  cung ứng  DVTĐG  ra  thị trường  thế giới  và  giải  pháp phát triển số lượng các doanh nghiệp kinh doanh DVTĐG. 

7.  Luận  án  đã  đề  ra  các  kiến  nghị  với  cơ  quan  hữu  quan  nhằm  tạo  môi  trường  pháp lý cho phát triển DVTĐG gắn liền với quản lý nhà nước về dịch vụ này.  8.  Luận án còn đề ra các kiến nghị dành cho Hội TĐG Việt Nam, tăng cường hợp  tác quốc tế trong lĩnh vực TĐG, nâng cao năng lực của đội ngũ thẩm định viên  cả về số lượng và chất lượng, tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, cơ  sở dữ liệu phục vụ hoạt động của DVTĐG và thành lập Hội đồng thẩm định giá  quốc gia.  Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo  ­  Luận án chỉ tập trung phân tích tình hình của các doanh nghiệp cung ứng cũng  như  nhu  cầu  của  phía  người  sử  dụng  DVTĐG  nói  chung,  chứ  không  nghiên  cứu DVTĐG của từng ngành cụ thể (DVTĐG tài sản vô hình: thương hiệu, lợi  thế kinh doanh, …). Đây  là một  hạn chế của đề tài  mà  cũng là cơ  sở  cho các  hướng nghiên cứu tiếp theo. 

­  Khi  nghiên  cứu  về  nhu  cầu  sử  dụng  DVTĐG,  NCS  sử  dụng  mẫu  thuận  tiện.  Đây cũng là hạn chế của đề tài và cũng là cơ hội cho NCS tiếp tục nghiên cứu  hoàn thiện trong tương lai./.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở việt nam (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)