1.Số liệu BOP VN và TQ giai đoạn 2010-2012 2.So sánh cơ cấu cán cân vãng lai của VN và TQ 3.Phân tích

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam 2010 – 2012 và so sanh cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam với trung quốc (Trang 34 - 36)

nguyên nhân tạo nên thặng dư BOP - Xuất khẩu hàng hoá(FOB)

- Nhập khẩu hàng hoá (FOB)

Cán cân dịch vụ

- Thu từ xuất khẩu dịch vụ -Chi chi nhập khẩu dịch vụ

Cán cân thu nhập

Cán cân thu nhập thường thâm hụt mặc dù đầu tư luôn tăng.

- Thu - Chi

Chuyển giao vãng lai một

chiều Cán cân chuyến giao biến động phụ thuộc nhiều vào kiều hối

-Thu - Chi

3. Phân tích 3.1. Việt Nam

Thương mại hàng hoá quốc tế của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng nhanh chính là kết quả của cải cách thị trường được Việt Nam thực hiện từ giữa thập kỷ 90, thể hiện thông qua ký kết các hiệp định thương mại song phương với các đối tác khu vực, gia nhập WTO, sức cạnh tranh hàng xuất khẩu tăng lên, đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào ở mức cao, nhập khẩu máy móc và công nghệ từ nước ngoài và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn.

Xuất khẩu:

Xuất khẩu có những khiếm khuyết nhất định làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu, đó là:

- Việt Nam chưa thực sự hội nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực và chỉ đóng vai trò là nơi thực hiện hoạt động lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia chứ chưa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao.

- Tỷ lệ nhập khẩu là cấu phần trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng.

- Hàng hoá xuất khẩu chưa đa dạng, tập trung vào một số ngành hàng như dầu thô, dệt may, thuỷ sản, nông sản và giày dép. Do vậy, Việt Nam dễ chịu ảnh

hưởng tiêu cực khi có sự biến động lớn về giá hàng hoá cũng như biến động trong nhu cầu ở thị trường nước ngoài.

- Khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế tại các nước phát triển làm thu hẹp nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam dẫn đến sự sụt giảm lớn trong năm 2009.

- Mặc dù đồng đôla Mỹ mất giá đôi chút vào giữa năm 2009 đã giúp làm dịu tính thiếu cạnh tranh đi kèm với tỷ giá thực tăng lên, nhưng tỷ giá thực hiện nay vẫn còn được định giá cao.

Nhập khẩu

Từ góc độ nhập khẩu, có một số yếu điểm trong nhu cầu trong nước dẫn tới sự phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu. Cụ thể:

- Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức khá cao dẫn tới thực tế là nếu xuất khẩu muốn tăng lên thì nhất thiết nhập khẩu sẽ tăng.

- Thu nhập ở Việt Nam tăng lên sẽ tạo thêm nhu cầu đối với hàng tiêu dùng và xa xỉ phẩm.

- Nền kinh tế quá nóng, đầu cơ bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn chính là mầm mống dẫn tới nhập khẩu gia tăng vượt mức yêu cầu phục vụ cho sản xuất trong những năm gần đây.

- Sự biến động trong giá hàng hoá thế giới dẫn tới hoạt động đầu cơ hàng hoá, nên nhiều hàng hoá được nhập khẩu để tích trữ trước khi giá tăng.

- Đồng Việt Nam được dự báo sẽ mất giá, và vào cuối năm 2008 làm gia tăng đột biến vàng nhập khẩu trong vì vàng được coi là tài sản đầu tư an toàn. - Việc áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và nâng cao các

dịch vụ hỗ trợ thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu nhưng cũng đồng thời thúc đẩy cả hoạt động nhập khẩu.

- Áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn đối với thương mại hàng hoá theo FTA trong nội khối ASEAN (AFTA), FTA giữa ASEAN với Trung Quốc (ACFTA), và việc gia nhập WTO trong 2007, làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ đi tương đối so với các sản phẩm trong nước và phù hợp hơn với túi tiền của dân chúng nên đã tạo ra tỷ lệ tiêu dùng hàng nhập khẩu cao hơn.

3.2. Trung Quốc

- Từ 1978 khi chính sách mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình thực hiện kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ:

Năm ngạch XKKim Tăng so với nămtrước 1978 9.75 1985 27.25 4.6 1990 62.09 18.2 1995 148.78 23 2000 249.2 27.8 2005 762 28.4 2006 969.08 27.2 2007 1218.01 25.7 2008 1317.16 19.3 2009 1201.66 -16 2010 1577.93 31.3

( Kim ngạch XK TQ 1878-2010- Đơn vị tính: tỷ USD)

- Các chính sách hỗ trợ XK:

Chính sách tỷ giá: Phá giá NDT, thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi từ 1994-nay. Việc phá giá NDT hay nói cách khác là đinh giá thấp hơn so với giá trị thực của nó thực chất là chính sách trợ giá cho người nước ngoài khi mua hàng hoá Trung Quốc, làm cho hàng Trung Quốc bán rẻ hơn, sức cạnh tranh tăng lên

Tín dụng xuất khẩu cho cả người bán và người mua : chủ yếu trong ngành đóng tàu biển, đường sắt

Bảo hiểm xuất khẩu: Cho các khoản vay trung và dài hạn vì lý do chính trị thương mại.

Chính sách cơ cấu hàng hoá xuất khẩu: giảm tỷ trọng hàng chế biến thô sơ, tăng tỷ trọng thành phẩm, sản phẩm sử dụng lao động và nâng cao tỷ lệ sản phẩm kỹ thuật sử dụng nhiều vốn và hàm lượng chất xám.

Cơ cấu một số mặt hàng xuât khẩu chính của Trung Quốc 2010:

Tên hàng hoá Kim ngạch

Sản phẩm cơ điện 933.43

Quần áo phụ kiện may mặc 129.48

Nông sản 48.87 Vật liệu thép 36.82 Giầy dép 35.63 Dụng cụ gia đình 32.99 Nhựa và các chế phẩm nhựa 18.66 Dầu thành phẩm 17.04

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế tìm hiểu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam 2010 – 2012 và so sanh cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của việt nam với trung quốc (Trang 34 - 36)

w