Tiến trình CTXH cá nhân:

Một phần của tài liệu công tác xã hội với trẻ bị nghiện ma túy (Trang 36 - 41)

II. Phần ứng dụng: 1 Tổng quan vấn đề:

5.Tiến trình CTXH cá nhân:

Với trường hợp này chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp Công tác xã hội với cá nhân.

CTXH cá nhân là một phương pháp can thiệp (của CTXH) quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một thân chủ cảm nghiệm. Mục đích của CTXH cá nhân là phục hồi, củng cố và phát triển sự thực hành bình thường về chức năng xã hội của cá nhân và gia đình. NVXH thực hiện điều này bằng cách giúp tiếp cận các tài nguyên cần thiết. Về nội tâm, về quan hệ giữa người và người, và kinh tế xã hội. Phương pháp này tập trung vào các mối liên hệ về tâm lý xã hội, bối cảnh xã hội trong đó vấn đề của cá nhân và gia đình diễn ra và bị tác động.

CTXHCN là phương pháp giúp đỡ cá nhân có vấn đề về chức năng tâm lý xã hội. Nó đi sâu vào tiến trình giải quyết vấn đề gồm 7 bước. Đó là tiếp

cận thân chủ, xác định vấn đề, thu thập dữ liệu, thẩm định chẩn đoán, kế hoạch trị liệu, trị liệu và cuối cùng là lượng giá..

5.1. Tiếp cận thân chủ:

Với trường hợp này người mẹ của H đã tìm đến nhân viên xã hội để tìm sự trợ giúp, vì vậy nhân viên CTXH tiếp cận thân chủ thông qua sự giúp đỡ của mẹ H, sự khuyên bảo của mẹ, bởi lúc đầu H không chịu tiếp xúc với ai; cậu bé chán nản, đập phá, phải nghỉ học để ở nhà cai nghiện, tâm thần đang bị hoảng loạn.

5.2. Xác định vấn đề:

- Việc tạo dựng được niềm tin với thân chủ để khai thác thông tin, xác định vấn đề, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của em nhằm xác định đúng vấn đề và giúp em sớm thoát khỏi tình trạng hiện tại là rất quan trọng.

- Sau khi tiếp cận với H, có sự trò truyện, tâm sự và chia sẻ, chúng tôi xác định vấn đề của H đang gặp phải đó là việc em đang bị nghiện, đang phải nghỉ học, em có ý thức cai nghiện, mong muốn nhận được sự giúp đỡ giúp em cai nghiện.

5.3. Thu thập dữ liệu:

- Để thu thập dữ liệu đầy đủ và xác thực các thông tin, nhân viên CTXH cần sử dụng những kĩ năng cũng như các lý thuyết CTXH để tiến hành thu thập, các lý thuyết được sử dụng trong bước này là lý thuyết hệ thống, lý thuyết phát triển của ERIKSON.

- NVCTXH có thể thu thập thông tin:

+ Từ chính thân chủ H: Tiến hành thu thập thông tin từ chính H thông qua lời kể của em, nguyên nhân nào dẫn em đến việc sử dụng ma tuý và lạm dụng nó, em có ý thức được tác hại của ma tuý không? Vì sao bố mẹ lại không biết? Người cô đó nhờ em đưa hàng cho ai? … Ở đây nhân viên xã hội

đặt ra những câu hỏi thích hợp, để H có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em một cách chân thật, thẳng thắn mà không động chạm đến lòng tự ái của em.

+ Nguồn thông tin từ gia đình, thầy cô và bạn bè của H: Sử dụng lý thuyết hệ thống nhằm sự trợ giúp của những người xung quanh H giúp nhân viên CTXH thu thập thông tin. Hỏi những người có quan hệ như các thành viên trong gia đình, giáo viên, bạn bè của H... để xác nhận lại những lời H nói và có biện pháp tác động phù hợp.

+ Bên cạnh đó, sử dụng lý thuyết phát triển của ERIKSON, chúng tôi cho H làm một trắc nghiệm nhỏ nói lên suy nghĩ của em về bố mẹ, về người cô đã nhờ H đi đưa hàng, về tác hại của ma tuý. Kết quả cho thấy, H không được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên của bố mẹ, em bị người cô lợi dụng, em không hề có kiến thức về ma tuý và tác hại của chúng, do tò mò của tuổi hiếu kì, do ảnh hưởng của hành động của bố mà em đã mắc phải và lạm dụng chúng, chứ không phải do em tự nguyện.

- Mục đích của cuộc thu thập dữ liệu này là để giúp NVXH thử làm một chẩn đoán về cá nhân trong tình huống và trên cơ sở đó lên một kế hoạch trị liệu cho H.

5.4. Chẩn đoán:

- Sau khi thu thập thông tin, dựa trên những thông tin đó, chúng tôi xác định và đánh giá tình trạng của H:

+ Mặt mạnh của H là: Em là học sinh ngoan, học giỏi, có mong muốn và ý chí cai nghiện.

+ Mặt yếu là: rất ít được sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ, nhỏ tuổi, chưa hiểu biết về tác hại của ma tuý, hiện đang bi quan, chán nản, tâm thần bị hoảng loạn.

-Nguồn lực có sẵn trong thân chủ là trình độ học vấn, tay nghề… và nguồn lực có thể giúp đỡ cho H là gia đình, nhà trường và bạn bè, các trung tâm cai nghiện. Em vẫn có ý định muốn đi học tiếp.

- Xem xét dự định của em sẽ là như thế nào sau khi em cai nghiện xong, em có tự tin dũng cảm để có thể chịu đựng được một số bàn tán về em không? Để làm được điều đó em cần sự ủng hộ rất lớn từ phía gia đình, bạn bè và trường lớp... để có thể giải quyết được vấn đề và nhân viên CTXH sẽ chẩn đoán những vấn đề phát sinh trong quá trình trị liệu. Từ đó ta lập kế hoạch trị liệu phù hợp với H.

- Vấn đề của H trước hết là cần giúp em có quyết tâm cai nghiện, tiếp sau đó là đưa em tái hoà nh ập cộng đồng, giúp em quay về trường tiếp tục học và không sợ sự kì thị của mọi người.

5.5. Kế hoạch trị liệu:

- Sau khi chẩn đoán về vấn đề của H, chúng tôi đưa ra kế hoạch trị liệu gồm 3 bước:

+ Bước thứ nhất: chúng tôi tiến hành tiếp cận với H,thu thập các dữ liệu liên quan đến H từ H, gia đình ,thầy cô, bạn bè…và những người thân của H.

+ Bước thứ hai: lên kế hoạch đưa ra các biện pháp trị liệu, với ca này chúng tôi áp dụng lý thuyết trị liệu nhận thức - h ành vi, thuyết vai trò, thuyết tập nhiễm xã hội, cùng với việc sử dụng các kỹ năng : quan sát , phỏng vấn, lắng nghe và thấu cảm.

Dự kiến trị liệu cho H trong thời gian càng sớm càng tốt, sớm giúp em có thể cai nghiện, quay trở lại học tập và lao động như trước, tái hoà nhập xã hội.

Với trường hợp của H chúng tôi để em tự do bộc lộ suy nghĩ,cảm xúc của mình, chúng tôi lắng nghe em nói quan sát hành vi thái độ của em chia sẻ và đồng cảm cùng em. Đưa ra những lời khuyên tạm thời, lên kế hoạch trị liệu.

+ Bước thứ ba: chúng tôi lượng giá lại toàn bộ tiến trình để thấy được sự tiến bộ của H, những thay đổi sau khi được trị liệu. Lên kế hoạch cho tương lai và có thể kết thúc ca khi thấy H có khả năng hoà nhập tốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.6. Trị liệu:

- Sau khi tiếp cận thân chủ và thu thập các thông tin, nhân viên CTXH thực hiện các bước trị liệu cho thân chủ theo kế hoạch đã đề ra.

+ Trước hết giúp thân chủ có ý chí và quyết tâm cai nghiện. H sẽ tạm thời nghỉ học để cai nghiện. Áp dụng lý thuyết hệ thống, chúng tôi sử dụng sự trợ giúp từ phía gia đình, đặc biệt là sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương từ phía cha mẹ, sự động viên, khíc lệ và giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn của H để em có thêm nghị lực cai nghiện và không tự ti, xấu hổ.

+ Bố mẹ nên dành thời gian cho H hơn, quan tâm và lắng nghe suy nghĩ của em trong thời gian cai nghiện, vẫn cho em được gặp gỡ với những người bạn thân ở lớp, gặp gỡ thầy cô để họ động viên, giúp đỡ em về tinh thần, củng cố về tình cảm.

- Áp dụng lý thuyết nhận thức, chúng tôi cung cấp cho H những hiểu biết cơ bản về các chất gây nghiện nói chung và ma tuý nói riêng, giúp em thấy được tác hại của ma tuý đối với bản thân, gia đình và xã hội. Qua trị liệu nhận thức giúp em có kiến thức để thay đổi suy nghĩ và hành vi để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Với lý thuyết vai trò chúng tôi sử dụng trong trị liệu nhằm giúp em nhận ra mình là một học sinh ngoan, học giỏi em vẫn còn có cha mẹ yêu thương, lo lắng cho em, có những người bạn tốt và sự yêu quý của thầy cô… mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ em. Từ đó cho em nhận biết được vai trò trong tương lai của em, là một người con ngoan, trò giỏi, là một công dân tốt và đóng góp tích cực cho xã hội.

- Lý thuyết học hỏi - tập nhiễm xã hội chỉ ra cho em thấy việc em nghiện ma tuý là do hoàn cảnh môi trường tạo dựng, em bị dụ dỗ rồi tò mò mà dùng thử, bản thân không hề biết tác hại của tuý, việc em học hỏi và tập nhiễm xã hội (hành vi của bố) là do bản năng của mỗi người.

- Những lý thuyết này nhằm giúpH thay đổi thái độ, hành vi trong hoàn cảnh trước mặt: Nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan hơn. Cung cấp một dịch vụ, trung tâm cai nghiện cụ thể cho H. Tham vấn điều trị tâm lý cho H.

- Với những biện pháp,kĩ năng cùng với một trái tim nhân hậu, ấm áp chúng tôi hy vọng có thể đưa H sớm thoát khỏi sự lệ thuộc vào ma túy ,cai nghiện hoàn toàn và giúp em sớm quay trở lại môi trường học tập, lao động như trước- một môi trường tốt để em được phát triển toàn diện.

5.7. Lượng giá:

Thường xuyên đánh giá quá trình giúp đỡ thân chủ H để thấy được sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực để từ đó đưa ra những biện pháp giúp đỡ có hiệu quả hơn.

III. Kết luận:

Giúp đỡ cá nhân và gia đình không chỉ đơn thuần là hỗ trợ vật chất hay tài nguyên xã hội nhưng quan trọng hơn đó là giúp họ tự mình giải quyết vấn đề. Nhằm mục đích này NVXH phải thực hiện một loạt công việc đòi hỏi kiến thức khoa học về con người và môi trường xã hội trong đó họ sống và các phương pháp can thiệp của CTXH.

Một phần của tài liệu công tác xã hội với trẻ bị nghiện ma túy (Trang 36 - 41)