Dự báo đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam năm 2009

Một phần của tài liệu Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 30 - 35)

Từ nghiên cứu lý thuyết và thực tế các cuộc khủng hoảng điểm hình trên thế giới và các cuộc suy thoái sau đó đã chỉ ra rằng nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu thì mức phụ thuộc giữa các nền kinh tế ngày càng trở nên mạnh mẽ. Quá trình toàn cầu hoá đã gắn kết các nền kinh tế trên thế giới gần lại với nhau hơn, sự phát triển của nền kinh tế này là yếu tố thúc đẩy cho nền kinh tế khác và ngược lại. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thu được, các quốc gia không những phải gành

chịu những rủi ro của chính mình mà còn có cả những tác động tiêu cực từ bên ngoài. Đó gọi là những “cú sốc” không lường trước của quá trình vận hành nền kinh tế - xã hội và là điều không thể tránh được của bất kỳ xã hội nào trong thời đại ngày nay. Lúc đó cú sốc xảy ra tại một nền kinh tế ngay lập tức ảnh hưởng tới nền kinh tế khác. Vấn đề nằm ở chỗ: hàng loạt các gói giải pháp như hạ lãi suất cơ bản, giảm thuế nhằm thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất đã được đề ra, nhưng vẫn chưa chạm đến cốt lõi của vấn đề. Thể chế quản lý toàn cầu tiền tệ dường như không có; có cũng không phù hợp với tình hình hiện nay. Trước mắt, cuộc khủng hoảng này sẽ khiến thương mại giảm sút, dẫn đến việc xuất nhập khẩu sẽ giảm; tín dụng ngân hàng giảm do lo ngại rủi ro, và ngân hàng phải chịu chi phí cho khoản tiền tồn đọng này.

Tuy nhiên theo Vụ tài chính - Tiền tệ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, FDI tháng 11 vẫn đạt mức kỷ lục 106 dự án với số vốn đăng ký là 781 triệu USD. Nhưng dự báo FDI năm tới đầy khó khăn.

Theo các chuyên gia tài chính, khủng hoảng tài chính có thể ảnh hưởng gián tiếp đến đầu tư nước ngoài của Việt Nam, vì 75% lượng vốn FDI cam kết đầu tư vàoViệt Nam là của các nhà đầu tư khu vực châu Á. Trong ngắn hạn sẽ không tránh được việc chậm giải ngân vốn FDI, vì 80% vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài là vốn vay, trong khi tín dụng toàn cầu sẽ khan hiếm trong thời gian tới.Do đó, có thể dự báo là vốn FDI có thể đăng ký nhiều nhưng dải ngân của năm 2009 sẽ rất ít và chúng ta nên tranh thủ thu hút nhân tài là các chuyên gia, các nhà kinh tế trong các lĩnh vực đòi hỏi nhiều chất xám như ngân hàng, tài chính .... mà trước đây chúng ta không thể có được do các tập đoàn lớn sa thải. Điều mà Trung Quốc đang làm và tỏ ra rất nhanh chân.

KẾT LUẬN

Trung Quốc đã tập trung đi sâu cải cách thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng và trình độ cải cách mở cửa. Sáu năm qua, áp lực từ bên ngoài đối với doanh nghiệp trong nước tương đối lớn, thúc ép doanh nghiệp Trung Quốc phải thực hiện quốc tế hóa, tăng cường sức cạnh tranh quốc tế. Song song với việc sửa đổi luật, Trung Quốc đặc biệt chú trọng tích cực bồi dưỡng nhân tài toàn diện. Nhân tài toàn diện của Trung Quốc là những người tinh thông ngoại ngữ, có hiểu biết tốt về mậu dịch quốc tế, tiền tệ quốc tế, am tường luật WTO và các nước trên thế giới để sẵn sàng đối diện với những cuộc khiếu kiện và có thể khởi kiện, cao hơn nữa là trực tiếp tham gia điều hành các tổ chức tài chính và phi tài chính quốc tế.

Tại Việt Nam, trong bối cảnh không mấy sáng sủa của những tháng cuối năm 2008, đoàn 60 nhà lãnh đạo các tập đoàn nổi tiếng thế giới thuộc Hiệp hội Russell 20-20 đến Việt Nam như một minh chứng cho sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Mỗi năm Russell 20-20 chỉ đến thăm hai thị trường mới nổi để đánh giá về môi trường đầu tư, sau đó cung cấp thông tin cho thành viên của mình. Tổng số vốn mà các thành viên của Russell 20-20 có thể đầu tư lên đến 12.000 tỉ USD và đã đầu tư hàng tỉ USD vào 18 quốc gia mà họ đã ghé thăm từ năm 1990 đến nay.

Việt Nam có những lợi thế về nhân công giá rẻ, môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện cũng như vị trí địa lí nằm ở trung tâm ASEAN. Ngay ở Việt Nam cũng như ở các nước, người ta đều nhất trí rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.( Ông Kim Won Ho, Giám đốc Phòng Thương mại Hàn Quốc tạiHà Hà Nội - Kotra Nội)

Qua thời gian gần 2 năm gia nhập WTO, số vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng nhảy vọt, trọng tâm của việc thu hút vốn nước ngoài đối với đẩt nước ta không còn là ngoài số vốn đăng ký khổng lồ giống như một bức tranh đẹp như nhiều người nghĩ - vốn tăng thêm từ những dự án cũ là chỉ số rất quan trọng. Nó nói lên hiệu quả của dự án đầu tư, sự hào hứng của doanh nghiệp và tính hấp dẫn của môi trường đầu tư. Trọng tâm của thu hút vốn đầu tư nước ngoài đó là giải ngân vốn - bài toán cũ chưa có phương án đồng bộ mà hiệu quả.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức quốc tế tiếp tục dành sự quan tâm, ủng hộ Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO. Về phía mình, Việt Nam sẽ nỗ lực trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thời báo Ngân hàng Việt Nam các số từ 133 + 134+ ….. + 156 + 157 Kênh CNN của Hoa Kỳ.

Trang Web của bộ kế hoạch và đầu tư www.irv_moi_gov_vn.htm

Trang web của tổng cục thống kê.

Báo Thanhniendaily các số từ 250 + 251 +…… + 364 + 365 + 366. www.thanhniennews.com.

www.vietnamnet.vn

www.tienphongonline.com.vn www.vnexpress.net

Báo kinh tế và đô thị Báo VnEconomy Báo đầu tư

Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư Kênh BBCVietNamese

Diễn dàn: Cợ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ CHUNG...2

1.Tiếp cận vấn đề nghiên cứu...3

1.1.Các khái niệm cơ bản ...3

1.2.Tác động của đầu tư quốc tế...3

1.2.1.Đối với nước chủ đầu tư...4

1.2.2.Đối với nước tiếp nhận đầu tư...4

1.3. Đầu tư nước ngoài và đặc điểm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...5

1.3.1. Đầu tư gián tiếp...5

1.3.1.1. Đặc điểm và hình thức của đầu tư gián tiếp...5

1.3.1.2. Lợi thế và bất lợi của đầu tư gián tiếp nước ngoài...7

1.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài...7

1.4.1. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài...7

1.4.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài...8

1.4.3 Lợi thế và bất lợi của đầu tư trực tiếp nước ngoài...9

1.5. Một số vấn đề chung về luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...10

1.6.Mục đích, phạm vi và phương pháp nghiên cứu...10

CHƯƠNG II. CƠ HỘI VÀ THỰC TRẠNG CỦA ...12

VIỆT NAM VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI...12

2.1.Cỏ hội và thách thức đối với Việt Nam sau khi gia nhập WTO và tiếp nhận đầu tư nước ngoài...12

2.2. Thực trạng đầu tư nước ngoài...15

2.3.Điểm sáng thu hút FDI tại Việt Nam – bài học kinh nghiệm...19

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP VÀ CẢNH BÁO THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI...23

3.1. Định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam...23

3.1.1. Giải pháp chung cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam...23

3.2. Các biện pháp cụ thể, đồng bộ...24

3.3. Cảnh báo đầu tư trong xu thế cảnh báo sớm kinh tế - yêu cầu cấp thiết trong xu thế toàn cầu hoá...27

3.3.1. Lý thuyết cảnh báo sớm kinh tế...28

3.3.1.1. Vai trò, mô hình cảnh báo của thế giới và thực trạng tại Việt Nam ..29

3.3.2. Dự báo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 2009...30

KẾT LUẬN...32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...33

Nguồn tài liệu tham khảo.

Thời báo Ngân hàng Việt Nam các số từ 133 + 134+ ….. + 156 + 157 Kênh CNN của Hoa Kỳ.

Trang Web của bộ kế hoạch và đầu tư www.irv_moi_gov_vn.htm

Trang web của tổng cục thống kê.

Báo Thanhniendaily các số từ 250 + 251 +…… + 364 + 365 + 366. www.thanhniennews.com.

www.vietnamnet.vn

www.tienphongonline.com.vn www.vnexpress.net

Báo kinh tế và đô thị Báo VnEconomy Báo đầu tư

Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch đầu tư Kênh BBCVietNamese

Một phần của tài liệu Cơ hội, thách thức và giải pháp đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w