- Công lao của Heghen ở chổ ông là người phê phán mạnh mẽ phương pháp tư duy siêu hình Ông cũng là người đầu tiên diễn đạt được những quy luật của phép biện chứng
5. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác và Ph.Ăng-ghen đã biến đổi căn bản tính chất của triết học, đối tượng của nó và mố
Ph.Ăng-ghen đã biến đổi căn bản tính chất của triết học, đối tượng của nó và mối quan hệ với các khoa học khác. Triết học Mác không hòa tan vào các khoa học cụ thể, cũng không có tham vọng đóng vai trò" khoa học của mọi khoa học", thay thế các khoa học hoặc tồn tại tách rời chúng mà nó là cơ sở phương pháp luận của các khoa học cụ thể
Triết học Mác có chức năng cơ bản là xóa bỏ những cái kế thừa cũ và tạo lập cái mới, luôn gắn liền hữu cơ với thực tiển cuộc sống, với phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, cũng như với sự phát triển của khoa học. Vì vậy, nó không phải là một học thuyết ngưng đọng mà trái lại là một học thuyết sáng tạo, không ngừng được bổ sung, được làm phong phú thêm bởi chính thực tiển và cũng phát triển cùng với thực tiễn. Sự hình thành các quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen qua hàng loạt tác phẩm đã cho thấy đó là một quá trình phát triển liên tục, không ngừng. Sự ra dời của tuyên ngôn của Đảng cộng sản năm 1848 tuy đánh đấu bước chuyển căn bản của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về thế giới quan cũng như về lập trường chính trị nhưng triết học Mác không phải dừng lại tại đó mà sau thời kỳ này hai ông đã sáng tạo nhiều công trình triết học lớn nhằm tổng kết về mặt lý luận những kinh nghiệm thực tiểãn phong phú của phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, đưa triết học Mác phát triển lên một đỉnh cao mới.
Các nguyên lý triết học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã được Lênin và các đảng Mác xít làm sâu sắt thêm trong thực tiễn phát triển của thời kỳ lịch sử mới. Cho nên, triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung như các nhà sáng lập ra nó (C.Mác, Ph.Ăng-ghen, Lênin) đã nói, không phải là một tính điều, một khuôn mẫu,
một công thức mà là kim chỉ nam cho hành động,triết học Mác dù đạt tới trình độ cao như thế nào vẫn chưa phải làđã"xong xuôi"hẳn mà còn tiếp tục được thực tiển kiểm nghiệm bổ sung và phát triển.
Như Bác Hồ nói" chủ nghĩa Mác có ưu điểm là biện chứng, chủ nghĩa Lênin có ưu điểm là chỉ ra con đường giải phóng các nước thộc địa, phật tổ có ưu điểm là hướng con người tới cái thiện...khổng tử, phật tổ, Mác, Lênin chẳng lẽ không có điểm chung đó sao.Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, sự phồn thịnh cho xã hội, tôi tin các vị ấy còn sống sẽ đi một hướng, tôi cố gắng là người học trò của các vị ấy".
Vấn đề thứ hai:
Sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật siêu hình, giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy tâm.
1. Sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy siêu hình là hai trong ba hình thức của chủ nghĩa duy vật cùng với chủ nghĩa duy vật chất phác. Để thấy sự khác nhau của hai hình thức này, trước hết ta phải hiểu về hai thuật ngữ “siêu hình” và “biện chứng”.
Trong lịch sử triết học, thuật ngữ “siêu hình” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “Metaphysique”. Thuật ngữ đó được các nhà triết học Aritxtot sử dụng để chỉ những hoạt động nghiên cứu khoa học sau vật lý học. Mặc dù khoa học thực nghiệm đã được Rôgiê Bêcơn – nhà triết học thời Trung cổ Tây Âu khai sáng nhưng từ nửa cuối thế kỷ XV, nó mới thực sự bắt đầu phát triển. Đến thời kỳ này khoa học tự nhiên đã tích lũy được nhiều sự kiện khoa học và phải đi sâu phân tích. Muốn thế, khoa học tự nhiên phải chia nhỏ giới tự nhiên, các sự vật thành những bộ phận riêng rẽ, biệt lâp, cố định để nghiên cứu. Nhờ vậy, khoa học đã đạt được những thành tựu vĩ đại trong sự phát triển của mình. Nhưng phương pháp đó lại tạo ra thói quen xem xét sự vật ở trạng thái tĩnh, cô lập, tách rời, không biến đổi – đó là phương pháp tư duy siêu hình. Phương pháp này Ph.Bê cơn, Tômat Hốpxơ - những nhà triết học duy vật Anh thời cận đại, đưa sang triết học. Phương pháp tư duy đó dần dần trở thành phương pháp thống trị trong tư duy triết học ở thế kỷ XVIII.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, khoa học đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Việc nghiên cứu khoa học phải chuyển từ giai đoạn sưu tập sang giai đoạn chỉnh lý, vạch ra quá trình phát sinh, phát triển của sự vật. Phương pháp tư duy siêu hình không còn phù hợp, không đáp ứng yêu cầu của nhận thức khoa học. Nhu cầu đó đòi hỏi một phương pháp tư duy mới ra đời để nghiên cứu một cách biện chứng về thế giới.
Thuật ngữ biện chứng đã được hình thành trong triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền với phép biện chứng duy tâm của các nhà triết học Xôcrat và Platon. Phép biện chứng đó được hiểu là nghệ thuật tranh luận. Trong quá trình tranh luận phải phát hiện ra các mâu thuẫn và phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn để từ đó tìm ra chân lý. Thực ra trước Xôcrat đã có những phép biện chứng tự phát, trực quan của Hêraclít. Phép biện chứng tự phát, trực quan phải nhường bước trước phép biện chứng duy tâm của Xô crat và P la tôn, bởi vì về cơ bản phép biện chứng là đúng song đó là kết quả của những trực giác chứ chưa phải kết quả của nghiên cứu khoa học. Đến lượt mình, phép biên chứng duy tâm của Xôcrat lại bị phép siêu hình, xuất hiện từ thế kỷ XV và đỉnh cao là ở thế kỷ XVIII phủ định.
Sự phát triển của khoa học đòi hỏi phải có cách nhìn biện chứng về thế giới nên phép biện chứng duy tâm cận đại Đức ra đời lại phủ định phép siêu hình. Phép biện chứng đó bắt đầu từ Cantơ và hoàn chỉnh ở Hêghen.
Hêghen coi “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần tuyệt đối” là điểm xuất phát trong hệ thống triết học của mình, xem biện chứng là sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”. “Ý niệm tuyệt đối” tự chuyển hóa thành giới tự nhiên, thành con người và xã hội rồi cuối cùng lại trở về chính bản thân mình. Vì vậy, ở Hêghen sự phát triển biện chứng của thế giới chỉ là sự thể hiện của sự tự vận động của ý niệm tuyệt đối.
C.Mác và Ăngghen đã cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Các ông đã chứng minh rằng, những ý niệm trong đầu óc con người chẳng qua chỉ là sự phản ánh của các sự vật hiện thực. Do vậy, biện chứng của ý niệm cũng chỉ là phản ánh biện chứng của thế giới khách quan. Các ông đã tạo ra phép biện chứng duy vật – giai đoạn phát triển cao của phép biện chứng.
Quan điểm siêu hình “chỉ nhìn thấy những vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa các sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy hay chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng.
Trái lại quan điểm biện chứng vừa nhìn thấy sự vật cá biệt, vừa thấy mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau, vừa thấy sự tồn tại của sự vật, không thấy trạng thái tĩnh của sự vật mà còn thấy cả trạng thái vận động, phát triển của sự vật.
Ăngghen đã nhận xét, tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa trên những phần đề tuyệt đối, không dung hòa được, họ nói có là có, không là không. Đối với họ, một sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, một hiện tượng không thể vừa là chính nó lại vừa là cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ lẫn nhau…Ngược lại tư duy biện chứng là một tư duy mềm dẻo, linh hoạt, không còn biết đến những ranh giới tuyệt đối nghiêm ngặt, đến những cái “hoặc là…hoặc là…” vô điều kiện nữa (kiểu như là hoặc là có hoặc là không, hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại). Tư duy biện chứng thừa nhận trong những trường hợp cần thiết, bên cạnh cái “hoặc là..hoặc là..” còn có cái “vừa là..vừa là..” nữa. Chẳng hạn theo quan điểm biện chứng, một vật hữu hình trong mỗi lúc vừa là nó lại vừa không phải là nó, một cái tên đang bay trong mỗi lúc vừa ở vị trí A lại vừa không phải đang ở vị trí A, cái phủ định và khẳng định vừa loại trừ lẫn nhau lại không thể xa lìa nhau. ..
Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII mà đỉnh cao là thế kỷ XVII – XVIII. Đây là thời kỳ mà cơ học cổ điển thu được những thành tựu rực rỡ nên trong khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp siêu hình, máy móc – phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục hưng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được V.I.Lênin phát triển. Với việc kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện
chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
Như vậy, sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng là: chủ nghĩa duy vật siêu hình xem xét sự vật ở trạng thái tĩnh, biệt lập với tư duy cứng nhắc, còn chủ nghĩa duy vật biện chứng xem xét sự vận ở trạng thái vận động biến đổi không ngừng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau với những sự vật khác với tư duy mềm dẻo, linh hoạt, năng động.
2. Sự khác biệt giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy tâm.
Lịch sử triết học từ thời cổ đại đến nay là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Vấn đề cơ bản của triết học chính là chuẩn mực để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm cùng các hình thức cơ bản của chúng.
Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần là vấn đề cơ bản của triết học.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt là điểm để thấy sự khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: ý thức hay vật chất, tinh thần hay giới tự nhiên, cái nào cái trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Tùy thuộc vào lời giải đáp cho câu hỏi này, các học thuyết triết học khác nhau chia thành hai trào lưu cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức con người và không do ai sáng tạo ra, còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người; không thể có ý thức tinh thần nếu không có vật chất. Chủ nghĩa duy vật trải qua ba hình thái lịch sử cơ bản trong đó chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thái thứ ba phát triển cao và hoàn thiện nhất.
Đối lập với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm cho rằng tinh thần, ý thức có trước và là cơ sở tồn tại của giới tự nhiên, của vật chất. Chủ nghĩa duy tâm cũng có
hai phái chủ yếu: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan. Hai trường phái này tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cơ bản là cả hai, bằng cách này hay cách khác đều phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, đều thừa nhận thế giới tự sáng tạo.
Ở vấn đề thứ hai của triết học: vấn đề khả năng nhận thức của con người.
Chủ nghĩa duy vật xuất phát từ chỗ cho rằng, vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, do đó thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới và các quy luật của thế giới.
Đa số các nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận thế giới là có thể nhận thức. Nhưng họ xuất phát từ quan niệm cho rằng, ý thức có trước vật chất và vật chất phụ thuộc vào ý thức cho nên theo họ, nhận thức không phản ánh thế giới mà chỉ là tự nhận thức, tự ý thức về bản thân ý thức. Họ phủ nhận thế giới khách quan là nguồn gốc của nhận thức, phủ nhận cảm giác, khái niệm, ý niệm của con người là cái phản ánh các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan.
Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm đó là trong vấn đề nhận thức những vấn đề cơ bản của triết học. Thêm vào đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng bên cạnh những quan điểm của chủ nghĩa duy vật thì nó còn mang theo phương pháp khoa học nhất – phương pháp biện chứng: xem xét sự vận ở trạng thái vận động biến đổi không ngừng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau với những sự vật khác với tư duy mềm dẻo, linh hoạt, năng động.