Vận dụng quy luật giá trị vào những chính sách về giá cả

Một phần của tài liệu Vấn đề nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế thị trường trong học thuyết giá trị của Mác đối với công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam (Trang 27 - 28)

Như ta đã biết thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thì tất cả các giá cả của các loại hàng hóa đều do Chính phủ kiểm soát, bởi trong giai đoạn này nền kinh tể nước ta vẫn còn yếu kém và nếu để thị trường tự điều tiết sẽ có những bất ổn không kiểm soát được về giá. Quả thật đúng như vậy, năm 1986 đã cải cách và để cho một sốhàng hóa được thị trường tự điều tiết của giá cả cùng với sự yếu kém của nền kinh tế đã đẩy lạm phát lên tới 747.7%. Nhà nước đã rời bỏ quyền can thiệp trực tiếp, chỉ định giá các loại hàng hóa, dịch vụ mang tính độc quyền và trả lại cho thị trường quyết định giá cả các hàng hóa dịch vụ còn lại. Nhà nước cũng đã xác định từ thời kỳ này nước ta thực hiện cơ chế một giá là giá kinh doanh thương nghiệp, chính sách giá cà phải vận dụng tổng hợp của quy luật, trong đó quy luật giả trị có tác động trực tiếp. Giá cả phải phù hợp với giá trị của đồng tiền và trong sự tác động với quy luật cung cầu, không thể giữ giá theo ý muốn chủ quan cứng nhắc bất chấp các quan hệ cung cầu, bất chấp sức mua của đồng tiền và các yếu tố cấu thành nên giá cả khác. Qua đây, ta thấy được ngay trong Nhà nước cũng đã nhận ra được vai trò quan trọng của quy luật gía trị trong việc hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường. Lúc này quy luật giá trị đã thực sự phát huy tác dụng về mặt tác động vào giá cả. Còn về phía Nhà nước thực hiện xây dựng môi trường pháp lý, sử dụng các chính sách biện pháp kinh tể

vĩ mô để tác động đến sự hình thành và vận động của giá cả như: Chính sách phát triển sản xuất, điều hòa cung-cầu, chính sách tài khóa, tiền tệ.. .Cuộc cải cách đó của Nhà nước ta đã thực sự hiệu quả, đưa nước ta với mức lạm phát từ 3 con số những năm cuối thập kỷ 80 cho đến nay thì lạm phát dừng ở một con số. Thành công này của nước ta đã làm cho giá cả tương đối ổn định, lạm phát ở mức kiểm soát được đã khuyến khích đầu tư bỏ vốn sản xuất, khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoải, phân bổ một cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả hem nguồn lực của đất nước, tạo ra được động lực kích thích sản xuất phát triển.

Từ năm 1986 cho đến nay, đã có rất nhiều mặt hàng thông qua quy luật giá trị đã biểu hiện giá trị của mình bằng giá cả. Các mặt hàng sinh hoạt như gạo, thịt, cá, trứng, ... các mặt hàng này được tự do lưu thông trên thị trường. Tuy vậy trên thực tế vẫn còn một số hàng hóa có tính chất độc quyền do Nhà nước quy định: điện, nước, bưu điện...hay một số mặt hàng độc quyền do lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường. Các ngành này dựa vào thể độc quyền đó để thu những khoản siêu thặng dư và có thu nhập rất cao so với các ngành khác. Điều đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng rất nhiều. Hơn nữa những ngành này có vốn đầu tư rất lớn vì vậy mà các doanh nghiệp tư nhân rất khó có thể chen chân vào cạnh tranh. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách khuyến khích cho tư nhân tham gia vào trong các lĩnh vực, phá vỡ thế độc quyền, tạo ra sự lành mạnh trong cạnh tranh về giá để cho quy luật giá trị phát huy hết vai trò của nó đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Vấn đề nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế thị trường trong học thuyết giá trị của Mác đối với công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w