Việt Nam
Một số tác giả trên thế giới đã đƣa ra sơ đồ chung đánh giá sản phẩm mô hình dự báo thời tiết số, nhƣ Henry R.Stanski, Laurence J. Wilson và William R. Burrows (1990); Murphy, A.H và R.L. Winkler (2004) …
Tuy nhiên tại mỗi quốc gia trên thế giới, các Cơ quan KTTV Quốc gia đều tự xây dựng cho riêng mình một hệ thống đánh giá mô hình NWP. Theo kết quả điều tra trên quy mô toàn cầu vào năm 1997 của WMO (tổ chức Khí tƣợng thế giới), 57% các Cơ quan KTTV quốc gia có hệ thống đánh giá dự báo đƣợc chính thức dùng trong nghiệp vụ trong đó bao gồm cả đánh giá mô hình NWP. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn về phƣơng thức và bản chất của cách đánh giá giữa quốc gia này với quốc gia khác vì các phƣơng pháp đánh giá đƣợc sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào đặc trƣng riêng của từng loại sản phẩm dự báo, yếu tố dự báo, cách xây dựng phƣơng pháp dự báo, và đôi khi còn do yếu tố chủ quan của ngƣời xây dựng phƣơng pháp đánh giá dự báo. Trong nhiều năm qua, WMO đã có những cố gắng để đƣa ra những chuẩn mực thống nhất về đánh giá chất lƣợng dự báo (bao gồm cả dự báo NWP) cho các cơ quan KTTV Quốc gia nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả mong muốn. Bởi vì mỗi quốc gia đều có những quy định, quy tắc riêng trong đánh giá chất lƣợng dự báo KTTV cho riêng quốc gia mình, phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, thực trạng công tác quan trắc đo đạc, công tác dự báo và trình độ khoa học công nghệ dự báo của quốc gia
đó.
Tại một số nơi nhƣ Cơ quan khí tƣợng Australia (BOM), dự báo mƣa từ mô hình NWP đƣợc đánh giá so với lƣợng mƣa quan trắc 24 giờ trên toàn lãnh thổ; độ phân giải của trƣờng phân tích là 0.25°, và trƣờng phân tích đƣợc quy về độ phân giải của mô hình. Các chỉ số đánh giá cơ bản là BIAS, RMSE và một số chỉ số khác áp dụng cho dự báo nhị phân (có/không). Tại Cơ quan Khí tƣợng Canada (CMC), ngƣời ta sử dụng các chỉ số BIAS và RMSE đối với các yếu tố nhƣ gió, nhiệt độ, điểm sƣơng, khí áp mặt đất và độ cao địa thế vị; các chỉ số BIAS và TS cho các ngƣỡng khác nhau đƣợc sử dụng để đánh giá mƣa. Tại Tổng cục khí tƣợng Trung Quốc (CMA), 400 trạm quan trắc đã đƣợc lựa chọn kỹ để dùng vào việc đánh giá mƣa từ mô hình NWP. Các sản phẩm dự báo số và dự báo khách quan đƣợc nội suy về vị trí các trạm này. Các chỉ số đƣợc sử dụng là BIAS và TS cho 1 số ngƣỡng (0,1; 10; 25; 50 và 100 mm/24 giờ). Tại Cơ quan khí tƣợng Pháp (Meteo France), ngƣời ta đánh giá các yếu tố mƣa, lƣợng mây, nhiệt độ và độ ẩm tại 2m, tốc độ gió, hƣớng gió, và cƣờng độ gió giật. Điểm lƣới gần điểm quan trắc nhất đƣợc sử dụng để đánh giá với các chỉ số BIAS, RMSE và các chỉ số đánh giá cho dự báo nhị phân. Tại Cơ quan khí tƣợng Nhật Bản (JMA) chỉ đánh giá mƣa và nhiệt độ. Số liệu quan trắc đƣợc biến đổi thành một lƣới số liệu đồng nhất độ phân giải 80 km, và số liệu dự báo đƣợc so sánh với số liệu quan trắc này sử dụng các chỉ số BIAS, TS và ETS. Tại Cơ quan khí tƣợng Anh (UKMet), MSE đƣợc sử dụng để đánh giá nhiệt độ và gió, trong khi đó ETS lại đƣợc dùng để đánh giá mƣa, lƣợng mây và tầm nhìn xa với các ngƣỡng khác nhau. Tại Cơ quan khí tƣợng Mỹ (NWS), chỉ có các yếu tố nhƣ nhiệt độ, gió, độ ẩm, lƣợng mƣa, trƣờng khí áp, độ cao địa thế vị đƣợc đánh giá. Các chỉ số đƣợc sử dụng là BIAS, ETS, POD, FAR và Odds ratio.
Tại Việt Nam, kể từ sau khi đƣa vào áp dụng các mô hình dự báo số trị, cũng đã có một số nghiên cứu về đánh giá chất lƣợng dự báo mô hình số. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá kỹ năng dự báo một số yếu tố khí tƣợng bề mặt nhƣ lƣợng mƣa, khí áp và nhiệt độ đối với một số mô hình đã chạy nghiệp vụ ở Việt Nam. Các nghiên cứu đánh giá này mới chỉ áp dụng cho một số biến dự báo và một số khu vực nhỏ mà chƣa thực hiện đƣợc một đánh giá tổng thể theo cả không gian, thời gian cũng nhƣ các hình thế thời tiết. Đánh giá dự báo mƣa, có tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình (2002), Trần Quang Năng (2009), Nguyễn Văn Bảy (2004). Đánh giá kết quả dự báo nhiệt độ,
có tác giả Vũ Anh Tuấn (2003). Đánh giá kết quả trƣờng áp, tác giả Nguyễn Văn Bảy (2004). Hoàng Đức Cƣờng (2004), Nghiên cứu thử nghiệm áp dụng mô hình khí tượng động lực quy mô vừa MM5 trong dự báo hạn ngắn ở Việt Nam, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng – Đề tài cấp Nhà nƣớc. Hoàng Đức Cƣờng (2007), Nghiên cứu thử nghiệm dự bao mưa lớn ở Việt Nam bằng mô hình MM5, Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng – Đề tài cấp Nhà nƣớc; Đỗ Lệ Thủy (2009), Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo các yếu tố khí tượng bằng phương pháp thống kê trên sản phẩm mô hình HRM,
Trung tâm Khí tƣợng Thủy văn Quốc gia – Đề tài cấp Nhà nƣớc. Ngoài ra trong Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ tác giả Dƣơng Liên Châu – Nguyễn Viết Thi (2007) có xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng dự báo Khí tƣợng Thủy văn.
Hiện nay Cục Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu đang thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá khách quan các sản phẩm của mô hình dự báo số cho khu vực Việt Nam” nhằm xây dựng đƣợc hệ thống đánh giá khách quan các sản phẩm dự báo số trị, qua đó tổ chức đánh giá và so sánh chất lƣợng dự báo của các mô hình dự báo thời tiết số trị hiện có tại Việt Nam, do thạc sỹ Nguyễn Thị Bình Minh chủ nhiệm đề tài, hoàn thành trong tháng 12 năm 2011.
CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ CÁC MÔ HÌNH DỰ BÁO THỜI TIẾT SỐ HRM, MM5 VÀ NGUỒN SỐ LIỆU SỬ DỤNG