Khác [ ]

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 45 - 134)

tiến hành điều tra ngẫu nhiên 180 hộ trên địa bàn tỉnh với 6 xã đã chọn ở trên (30 hộ/xã), và 31 cán bộ đại diện cho cấp xã để đánh giá rõ tác động của đầu tƣ công đến các hộ nông dân và sự phát triển của kinh tế các xã .

Đối tƣợng

Số mẫu Nội dung thu thập Phƣơng pháp thu thập

+ Cấp tỉnh 30 ngƣời (cán bộ các Sở, ban ngành và các Trƣởng ban QLDA)

Những đánh giá về tổ chức triển khai thực hiện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá, kết quả thực hiện) và đề xuất các giải pháp đầu tƣ công cho chƣơng trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi. Phƣơng pháp tổ chức thảo luận nhóm/PRA + Cấp huyện 30 ngƣời (cán bộ lãnh đạo huyện và các trƣởng ban ngành) Nhận định về những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức của địa phƣơng và đánh giá về tổ chức triển khai thực hiện, đề xuất giải pháp đầu tƣ công cho chƣơng trình XĐGN ở cấp huyện. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi. Phƣơng pháp tổ chức thảo luận

Đối tƣợng

Số mẫu Nội dung thu thập Phƣơng pháp thu thập

+ Cấp xã 31 cán bộ thuộc 31 xã của 2 huyện Ba Bể và Chợ Mới

Đặc điểm của địa phƣơng, tình hình thực hiện và kết quả các chính sách đầu tƣ cho x ã và tác động của nó, thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng của xã đối với sự đầu tƣ cho xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi. Phƣơng pháp tổ chức thảo luận nhóm/PRA 180 hộ nông dân Tình hình hỗ trợ kinh tế cho hộ, tình hình thực hiện và giải pháp đầu tƣ công cho chƣơng trình XĐGN ở địa phƣơng.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi. Tổ chức thảo luận nhóm Phương pháp thu thập:

Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tƣợng là các hộ nông dân, các đơn vị về vấn đề đầu tƣ công cho XĐGN. Điều tra phỏng vấn sâu các hộ nông dân thuộc diện nghèo, có chú ý tới các hộ rất nghèo của xã và phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những ngƣời có chuyên môn của các cơ quan ban ngành, quản lý phụ trách và am hiểu lĩnh vực về đầu tƣ công. Tổ chức thảo luận nhóm/PRA đối với cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã và các hộ nông dân thuộc diện nghèo (tuy nhiên, để thảo luận nhóm có hiệu quả trong việc đề xuất giải pháp đầu tƣ công trong các chƣơng trình XĐGN sẽ lựa chọn thêm các hộ có kinh nghiệm vƣợt nghèo, các hộ làm ăn giỏi). Ngoài ra, tiến hành điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm các thông tin về cách nhìn nhận của ngƣời dân về hiệu quả của đầu tƣ công trong các chƣơng trình XĐGN của tỉnh. Đồng thời giúp đối chiếu so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra đƣợc.

2.1.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

* Xử lý thông tin sơ cấp

+ Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh.

+ Thông tin định lƣợng: Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phần mềm Excel để xử lý các số liệu điều tra.

2.1.3.3. Phương pháp phân tích * Phương pháp thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng đầu tƣ công cho đói giảm nghèo ở tỉnh Bắc Kạn.

Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hƣớng biến động, sự thay đổi của mức đầu tƣ công cho phát triển kinh tế.

* Phương pháp thống kê so sánh

Phƣơng pháp này dùng để so sánh tình hình đầu tƣ công xoá đói giảm nghèo qua các giai đoạn, các năm và so sánh thực tế với kế hoạch.

2.2. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng đầu tư công cho XĐGN

Số lượng: Số lƣợng vốn đầu tƣ cho các lĩnh vực, theo các chƣơng trình đầu tƣ và các lĩnh vực đầu tƣ trong nội bộ các chƣơng trình.

Cơ cấu: là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả tổng thể. Sử dụng chỉ tiêu này để xem xét tƣơng quan mức đầu tƣ công cho các lĩnh vực theo nguồn vốn, theo chƣơng trình, dự án.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu tư công cho XĐGN

Số lƣợng và quy mô công trình giao thông, thủy lợi, điện, trƣờng học … đƣợc thực hiện từ vốn đầu tƣ công cho xoá đói giảm nghèo.

Số lƣợng vốn đã đầu tƣ cho các lĩnh vực, số hộ dân đƣợc đầu tƣ.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư công cho XĐGN - Đánh giá hiệu quả kinh tế

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời kì sản xuất nhất định (thƣờng là 1 năm) nó đƣợc tính bằng tổng của tích giữa sản lƣợng từng loại sản phẩm, dịch vụ và giá cả tƣơng ứng.

n

GO = ∑Qi * Pi i=1

Trong đó: Qi là khối lƣợng sản phẩm thứ I ; Pi là đơn giá sản phẩm loại i

- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng giá trị sản xuất các ngành

- Hệ số Hlv(GO): Thể hiện mức tăng về giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.

Công thức tính nhƣ sau:

H lv(GO) = ∆GO/IvPHTD, trong đó:

∆GO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của địa phƣơng. IvPHTD: Vốn đầu tƣ công phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu . - Đánh giá hiệu quả xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo/Tổng số hộ trƣớc và sau khi thực hiện dự án.

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ CÔNG CHO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BẮC KẠN

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Bắc Kạn đƣợc tái thành lập ngày 01-01-1997 trên cơ sở tách bốn huyện, thị từ tỉnh Bắc Thái cũ và hai huyện thuộc tỉnh Cao Bằng.

Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 4.857,21 km2 Bắc Kạn, tỉnh có 1 thị xã, 7 huyện, bao gồm thị xã Bắc Kạn và các huyện Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì, Pác Nặm, Chợ Đồn, với 122 xã phƣờng, thị trấn.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở địa đầu Đông Bắc của Việt Nam, giáp Cao Bằng về phía Bắc, Lạng Sơn về phía Đông, Tuyên Quang về phía Tây và Thái Nguyên về phía Nam. Tỉnh lỵ thị xã Bắc Kạn, nằm trên trục Quốc lộ 3, cách thủ đô Hà Nội 168 km về phía Đông Bắc.

3.1.1.2. Đặc điểm đất đai, địa hình

Vùng núi chiếm 100% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; điểm cao nhất gần 1.700 m và điểm thấp nhất cũng cao 40 m so với mực nƣớc biển. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lƣng về phía đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng nhƣ sau:

Vùng phía Tây và Tây Bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hƣớng vòng cung Tây Bắc - Đông Nam.

Vùng phía Đông và Đông - Bắc: là hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hƣớng Bắc-Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc.

Vùng giữa: là vùng địa hình thấp, thung lũng chân núi kéo dài, kẹp giữa một bên là dãy núi cao phía Bắc thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông.

Với địa hình nhƣ vậy, nên dù diện tích đất bình quân trên đầu ngƣời cao nhƣng đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 36.650 ha chiếm 8,87%. Trong đó chủ yếu là ruộng một vụ và diện tích nƣơng rẫy. Đất lâm nghiệp có rừng diện tích 375.337 ha chiếm 77,24% trong đó rừng trồng là 39.352,5 ha, rừng tự nhiên 224.151,1 ha, diện tích đất trống còn rất lớn 111.833 ha.

Bảng 3.1. Bảng phân bố sử dụng đất tỉnh Bắc Kạn

TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

I 1 2 II 1 2 3 III IV V

Đất sản xuất nông nghiệp Đất cây hàng năm

Đất cây lâu năm

Đất lâm nghiệp có rừng Đất rừng SX Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất khu dân cƣ Đất chuyên dùng Đất chƣa sử dụng 36.650 31.338 5.312 375.337 245.836 107.513 21.988 3.333 12.348 51.738 8,87 85,51 14,49 77,24 65,5 28,64 5,86 15,76 58,36 10,65

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2011)

3.1.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn

Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Khí hậu Bắc Kạn thay đổi rõ rệt theo theo mùa về nhiệt độ, lƣợng mƣa, độ dài ngày và đêm giữa hai mùa.

Khí hậu của tỉnh chia làm 2 mùa: mùa mƣa và mùa khô. Mùa nóng và mƣa nhiều bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, trong khi mùa lạnh và khô hanh kéo dài từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình năm dao động trong phạm vi 21oC -23oC, nhƣng có sự chênh lệch tƣơng đối lớn giữa các mùa và các tiểu vùng.

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm ở Bắc Kạn dao động trong khoảng 1.400mm - 1.800mm. Trong mùa mƣa, có những tháng có thể tới 15 - 20 ngày có mƣa. Vào mùa khô, số ngày mƣa trong tháng là dƣới 10 ngày với lƣ- ợng mƣa không đáng kể, có khi gần nhƣ cả tháng không có mƣa hoặc chỉ là mƣa phùn, mƣa mù.

Thủy văn: Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn, nên Bắc Kạn là khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lƣới khá dày đặc và chảy theo những hƣớng khác nhau. Các sông suối chảy theo hƣớng nam vào châu thổ Bắc Bộ có sông Cầu, sông Năng. Các dòng chảy sang hƣớng đông bắc thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng về phía Trung Quốc có sông Na Rì, Bắc Giang.

Ngoài ra, Bắc Kạn còn có hồ Ba Bể - hồ kiến tạo lớn nhất cả nƣớc. Hồ Ba Bể không những là danh thắng du lịch tiềm năng, mà còn có giá trị thuỷ lợi cho vùng đất sản xuất nông nghiệp ở các xã ven hồ.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Đặc điểm dân số, dân tộc và lao động

* Dân số, dân tộc

Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số tỉnh Bắc Kạn có 296.500 ngƣời gồm bảy dân tộc anh em: Tày, Kinh, Dao, Nùng, Mông, Hoa và Sán Chay, trong đó ngƣời Tày chiếm 60,4%, ngƣời Kinh: 19,3%, ngƣời Dao: 9,5%, ngƣời Nùng: 7,4% và 3,4% còn lại là ngƣời thuộc các dân tộc khác.

Dân số phân bố không đều, tạo ra những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các xã vùng cao, vùng sâu có mật độ dân số thấp, lao động không đủ để khai thác tiềm năng đất đai. Vấn đề xây dựng, phát triển hạ tầng nông thôn cũng gặp rất nhiều khó khăn, vƣớng mắc do tình

trạng phân bố dân cƣ không đều. Do vậy, việc điều chỉnh mật độ dân số và lao động giữa các vùng cho hợp lý cũng là vấn đề rất cần sự quan tâm của Nhà nƣớc và địa phƣơng.

* Lao động

Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động là 214.200 ngƣời, chiếm 72,2% dân số toàn tỉnh. Trong đó tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo khá cao gần 86%, nhƣ vậy nguồn nhân lực của tỉnh tuy dồi dào nhƣng lại thiếu lao động kỹ thuật, thiếu nguồn nhân lực đƣợc đào tạo chính quy.

Bảng 3.2. Cơ cấu lao động tỉnh Bắc Kạn năm 2011

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Số lƣợng Cơ cấu (%)

Lao động trong độ tuổi 212.000 100

Lao động có việc làm 172.722 81,5

Lao động xuất khẩu nƣớc ngoài 450 0,2

Lao động chƣa có việc làm 38.828 18,3

Trong đó ở thành thị 6.784 3,2

Lao động phân theo ngành

Lao động các ngành nông, lâm nghiệp 131.975 76,4 Lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ 20.823 12,1

Lao động các ngành khác 19.924 11,5

Lao động phân theo giới tính

Lao động nam 111.300 52,5

Lao động nữ 100.700 47,5

Lao động phân theo trình độ chuyên môn

Lao động đã qua đào tạo 29.871 14,09

Lao động chƣa qua đào tạo 182.129 85,91

3.1.2.2. Đặc điểm văn hoá, giáo dục, y tế

* Về Văn hoá:

Bắc Kạn mang đậm màu sắc của nền văn hoá các dân tộc miền núi phía Bắc. Dân tộc Tày, Nùng sinh sống tập trung ở những vùng tƣơng đối bằng phẳng, thuận tiện đi lại, nghề nghiệp chủ yếu là trồng lúa nƣớc, trồng ngô, chăn nuôi… Dân tộc H‟Mông, Dao vừa canh tác trên ruộng nƣớc, vừa làm nƣơng rẫy, cƣ trú tập trung ở vùng cao. Sản xuất độc canh cây lƣơng thực, du canh, du cƣ, phá rừng làm nƣơngvà chăn thả gia súc là đặc trƣng lâu đời của dân tộc H‟Mông, Dao. Ngoài ra, dân tộc Dao, H‟Mông còn có những phong tục tập quán có hại cho sức khoẻ nhƣ: uống nƣớc lã, ăn tái, đi chân đất, để ngƣời chết ở nhà nhiều ngày làm ma…Các tập tục ăn uống linh đình khi có đám ma, đám cƣới kéo dài 3 đến 4 ngày vẫn còn phổ biến.

* Về Giáo dục

Toàn tỉnh có 116 trƣờng mầm non; 222 trƣờng học phổ thông các cấp. Ở trung tâm các huyện đều có trƣờng THPT, ở trung tâm các xã đều có trƣờng tiểu học và PTCS nhƣng cơ sở vật chất còn rất nghèo nàn, ở điểm trƣờng chính chủ yếu là nhà xây cấp 4, còn ở những phân trƣờng, nhà lớp học chủ yếu vẫn là nhà tạm bằng tranh, tre.

Bảng 3.3. Hiện trạng giáo dục tỉnh Bắc Kạn năm 2011 TT Số lƣợng Chỉ tiêu Đơn vị tính Tổng số Chia theo cấp học MN TH THCS THPT 1 Số trƣờng Trƣờng 338 116 130 77 15 2 Số phòng Phòng 2.623 916 1.652 717 254 Số phòng kiên cố Phòng 1.285 573 511 201 Số phòng bán kiên cố Phòng 1.087 879 181 27 Nhà tạm Phòng 251 473 200 25 26

3 Số giáo viên Ngƣời 5.378 1.229 2.094 1.461 594 4 Số học sinh Ngƣời 66.209 16.333 22.971 16.911 9.994

* Về Y tế

Hiện tại toàn tỉnh có 8 bệnh viện với 790 giƣờng bệnh và 122 trạm y tế xã, phƣờng. Tổng số y bác sỹ trên toàn tỉnh là 1.224 y bác sỹ và chỉ có 75 cán bộ ngành dƣợc. Nhƣ vậy bình quân cứ 1000 dân mới có 4,13 y bác sỹ và 0,25 cán bộ ngành dƣợc.

Bảng 3.4. Hiện trạng y tế tỉnh Bắc Kạn năm 2011

STT Chỉ tiêu Đơn vị Số lƣợng

1 Bênh viện BV 08

2 Trạm y tế trạm 122

Trong đó: Số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia trạm 49

3 Số giƣờng bệnh giƣờng 790

4 Số bác sỹ bình quân 1 vạn dân ngƣời 11,43 5 Số giƣờng bệnh BQ/1vạn dân giƣờng 26,64

6 Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ % 55,74

7 Tỷ lệ trạm y tế có nữ hộ sinh % 83,61

(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, 2012)

Nhìn chung các cơ sở y tế khám chữa bệnh đã đƣợc đầu tƣ xây dựng, nhƣng thiết bị y tế còn thiếu. Tình trạng thiếu cán bộ y tế xã, thôn bản vẫn chƣa đƣợc khắc phục.

Công tác kế hoạch hoá gia đình mặc dù đã đƣợc vận động nhƣng chƣa thƣờng xuyên, do đó tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao, nhất là ở các bản vùng cao, xa trung tâm xã.

3.1.2.3. Kết cấu hạ tầng

* Giao thông

Bắc Kạn cũng là tỉnh hội đủ các yếu tố không thuận lợi về giao thông nhƣ: không đƣờng thủy, không đƣờng sắt, không đƣờng hàng không; giao thông duy nhất chỉ có đƣờng bộ. Bắc Kạn có 3 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 3, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 279 với tổng chiều dài trên 320 km; có 15 tuyến tỉnh lộ với chiều dài 484,7 km, chủ yếu là đƣờng cấp VI miền núi. Hiện nay

tỉnh đã đạt đƣợc 100% xã có đƣờng ô tô đến trung tâm; Tỷ lệ km đƣờng trục xã, liên xã đƣợc nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Bắc Kạn (Trang 45 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)