- Thiết lập quan hệ với các nhà cung cấp, chủ động trong
a. Nguyên nhân khách quan.
- Do ảnh hưởng một thời gian dài trong cơ chế bao cấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trường, Tổng công ty không tránh khỏi những bất cập trong bộ máy quản lý.
Việc nghiên cứu tìm kiếm thị trường do các cán bộ phòng kinh doanh thực hiện nên không có điều kiện trau dồi, nâng cao kiến thức mới, nhiều khi Tổng công ty không nắm bắt kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như lựa chọn được, cung cấp hàng hoá phù hợp để mang lại lợi ích cho Tổng công ty, giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Những biến động lớn của nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực Châu á làm cho giá cả một số mặt hàng Việt Nam tăng lên tương đối, giảm khả năng cạnh tranh.
- Những ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm trong năm 2004, đã làm cho giá cả của các mặt hàng trong nước tăng nhất là hàng thực phẩm, khiến sức mua của người dân trong nước giảm giá, một số nguyên liệu đầu vào tăng cao, chi phí sản phẩm tăng khiến cho hàng của Việt Nam có khả năng cạnh tranh kém trên thị trường thế giới.
- Tình hình chính trị tại một số nước biến động, chiến tranh khủng bố xảy ra liên miên chủ yếu là các nước theo đạo hồi như Iran, Irác…với các nước có tiềm lực
mạnh về kinh tế như Mỹ, Anh, úc….ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng nói chung và các sản phẩm của thế giới nói riêng.
- Các chính sách của Việt Nam về thuế, thủ tục hành chính một phần cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp.
- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế. Hàng của Tổng công ty phải đối mặt với các hàng nhập của Trung Quốc, Thái Lan về chất lượng và giá cả.