NAM HIỆN NAY
Trong những năm gần đây nền kinh tế- xã hội của Việt Nam tương đối ổn định, mức lạm phát duy trì ở mức độ thấp ,một trong những nguyên nhân quan trọng là do chính phủ Việt Nam đã chuyển từ việc tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước chủ yếu bằng phát hành tiền trong thập kỷ 80 đến mức tối thiểu,và chấm dứt hẳn biện pháp này vào năm 1992.Nhưng do nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn,nguồn
thu lại eo hẹp nên thâm hụt ngân sách nhà nước vẫn có xu hướng gia tăng và để bù đắp nhà nước phải tăng cường vay nợ trong nước cũng như ngoài nước. Theo số liệu thống kê, nợ nước ngoài của Việt Nam chưa lớn .Tính đến cuối năm 2000,số dư nợ nước ngoài khoảng 12,8 tỷ USD (cả gốc và lãi ) vẫn còn nằm trong “giới hạn an toàn”,chiếm 40-45% so với GDP,chiếm 90-105% so với xuất khẩu.
Thâm hụt ngân sách nhà nước và cơ cấu bù đắp thâm hụt 1991-1998(%)
Năm Thâm hụt NSNN so với GDP Phát hành tiền để bù đắp Vay trong nước Vay nước ngoài 1991 2,4 4,2 25 70,8 1992 3 0 60 40 1993 6,5 0 52,3 47,7 1994 4,9 0 71,4 28,6 1995 4,2 0 71,4 28,6 1996 0 45,2 54,8 1997 0 52,4 47,6 1998 0 52,6 47,4
Cùng với việc bù đắp thâm hụt ngân sách bằng các nguồn,không gây lạm phát,việc đổi mới cơ chế tài chính và cơ chế quản lý doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng giảm thâm hụt ngân sách.Đó là việc chấm dứt tình trạng bao cấp về tài chính cho các doanh nghiệp nhà nước.Các XNQD phải tự trang trải chi phí,tự chịu trách nhiệm về lãi ,lỗ. Ngoài ra việc tăng cường đẩy mạnh hoạt động kho bạc và công tác kiểm toán tạo hiệu quả trong việc kiểm soát thu chi cũng góp phần làm giảm thâm hụt ngân sách.
Việt Nam đang từng bước tiến hành công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước ,cần rất nhiều vốn để đầu tư và phát triển.Do đó ,thâm hụt ngân sách nhà nước còn là một vấn đề nan giải.Để giải quyết cần thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp,triển khai trên các mặt thu và chi ngân sách,tăng thu cho ngân sách bằng chính sự tăng trưởng kinh tế.
Vay trong và ngoài nước để tài trợ thâm hụt ngân sách phải tính toán hiệu quả,đặc biệt nhanh chóng chấm dứt tình trạng vay ngắn hạn với lãi suất cao làm tăng gánh nặng trả nợ cho ngân sách.
KẾT LUẬN
Thâm hụt ngân sách không phải là hiện tượng mới mẻ mà phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới,từ những nước công nghiệp phát triển đến những nước nghèo đang phát triển song mức thâm hụt mỗi nước là khác nhau.
Nó là nguyên nhân gây nên hiện tượng lạm phát,nhập siêu...gây ảnh hưởng xấu đến nềnkinh tế,do đó đây là mối quan tâm sâu sắc của mỗi quốc gia.
Thực ra về lý luận,thâm hụt ngân sách không phải hoàn toàn là tiêu cực.Theo kinh nghiệm nếu ở mức độ nhất định (dưới 5% năm ) thì nó còn có thể kích thích sản xuất.Cho nên ở các nước phát triển cũng chỉ cố gắng thu hẹp thâm hụt ngân sách nhà nước chứ chưa loại trừ được hoàn toàn.
Có nhiều biện pháp tài trợ như phát hành tiền,vay trong nước,vay nước ngoài,cắt giảm chi tiêu..song chúng đều chứa những nhược điểm riêng có thể gây tác dụng phụ đến nền kinh tế.Để tài trợ thâm hụt ngân sách một cách có hiệu quả cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp và nghệ thuật quản lý vĩ mô là phải hạn chế và trung hoà các mặt tiêu cực,đẩy mạnh mặt tích cực nhằm hạn chế những tác động xấu đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước,cần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tuỳ vào đặc điểm mỗi nước mà nước đó sẽ đưa ra những chính sách cụ thể và thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A- SÁCH
1-Giáo trình kinh tế vĩ mô
2- Hoạt động tài chính trong nền KTTT(Ngô Thị Cúc...)(trang44-48, ,56-57,114-115, 136-137,280-281 )
NXB - thống kê 1998
3- Nhà nước và công cụ kinh tế vĩ mô (trang 60-66 )
4- Quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và các nước TBCN (trang88-99 ) 5-Cuộc tranh luận trong kinh tế vĩ mô (HILLER-phần thâm hụt kép...)
B- Tạp chí tài chính các số: Số 1-2-3-4 năm 2001
Số 5-11-12 năm 2000 Số 6-9 năm 99
(Chuyên mục tài chính vĩ mô )