2.1.Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Thẻ thông minh – tiền đề cho tiền điện tử (Trang 27 - 28)

II. Thực trạng tiền điện tử và rủi ro trong quản lý tiền điện tử tại Việt Nam

2.1.Nguyên nhân khách quan

- Ngành thanh toán thẻ ở Việt Nam vẫn còn rất trẻ nếu so sánh với những thị trường khác trên thế giới đã có hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng thanh toán lâu đời. Tại Việt Nam, loại thẻ từ đã ít nhiều phổ biến, tuy nhiên, thẻ thông minh thì chưa có ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Thông dụng nhất hiện nay là SIM dùng cho điện thọai di động. Một số cơ quan đã sử dụng các lọai thẻ không tiếp xúc để chấm công và đảm bảo an ninh công sở. Tại Hà Nội, ngoài MK Technology Group - nhà sản xuất và phân phối thẻ chuyên nghiệp đã trang bị hệ thống thẻ không tiếp xúc, còn có một số đơn vị khác đã sử dụng loại thẻ này, chẳng hạn như Công ty Prudential... Mới đây, TP.HCM đã thử nghiêm hệ thống thu phí đường bộ dùng thẻ thông minh. Ngoại trừ thẻ do Công ty liên doanh thẻ thông minh MK (thuộc MK Technology Group) sản xuất trong nước, đa số thẻ thông minh được nhập vào dưới dạng thẻ trắng. Sau đó các nhà phân phối sẽ nạp thông tin, cài đặt phần mềm tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

- Việc sử dụng tiền mặt đã trở thành thói quen đối với người dân, không phải ai cũng thành thạo sử dụng thẻ, người ta hạn chế tới mức tối đa sử dụng những phương tiện mà người ta “không quen”. Thống kê NHNN VN cho thấy khối lượng những giao dịch thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng những phương tiện thanh toán, mặc dù xu hướng đã giảm dần. Đây là một khó khăn và thách thức trong quá trình ứng dụng thanh toán bằng thẻ. Một trong những thách thức nữa đó là mọi người đều có một khuynh hướng quên hoặc mất thẻ thông minh.

- Hiện tại, Việt Nam chưa có chỉ đạo tầm quốc gia (cơ chế hợp tác hiệu quả trong việc phát hiện sớm, phòng ngừa hiện tượng, hành vi gian lận và giả mạo thẻ; một hành lang pháp lý thích hợp cũng như quy định về dự phòng rủi ro cho các ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ nói chung và rủi ro về giả mạo thẻ nói riêng) để có thể thực hiện đồng bộ, tạo sự thống nhất và giảm thiểu chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện. Bởi vì, sự điều phối ở tầm quốc gia sẽ giúp quá trình

chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip êm thấm hơn, nhanh chóng hơn, đảm bảo niềm tin của người tiêu dùng đối với thanh toán điện tử.

Một phần của tài liệu Thẻ thông minh – tiền đề cho tiền điện tử (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w