Chính sách tỷ giá của Trung Quốc qua các giai đoạn từ năm 1997 đến

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế đánh giá những tác động của chính sách tỷ giá đến nền kinh tế việt nam (Trang 49 - 57)

Từ năm 1949 đến nay, Trung quốc đã có những thay đổi lớn về chính sách tỷ giá. Có thể chia thành 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn thứ nhất: Từ năm 1949 đến năm 1979: Giai đoạn này nền kinh tế Trung quốc gặp nhiều khó khăn.Trung quốc thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chính phủ thống nhất và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định gắn đồng NDT luôn cao hơn giá trị thực của nó. Ngân hàng nhân dân Trung quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua bán ngoại tệ của cả nền kinh tế.

Giai đoạn thứ hai: Từ năm 1979 đến năm 1993: Thời kỳ chuyển từ chính sách cố định sang thả nổi theo sát với những diễn biến tỷ giá thị trường

Năm 1979, Trung quốc tiến hành cải cách kinh tế. Nhiều chính sách kinh tế mới được ban hành nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Trung quốc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là Hoa kiều đầu tư vào trong nước để xuất khẩu thu ngoại tệ. Chính phủ Trung quốc bảo lãnh việc cân đối ngoại tệ cho các dự án xuất khẩu thu ngoại tệ.

Để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có thay đổi, bên cạnh tỷ giá chính thức do ngân hàng nhân dân Trung quốc công bố, sử dụng để hạch

toán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung quốc cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ.

Chính sách tỷ giá thời kỳ này giúp TQ đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt CCTM, CCTT và đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng

Năm 1991, Trung quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Tỷ giá trao đổi của đồng NDT thường xuyên dao động, đồng NDT hầu như hạ giá.Tỷ giá danh nghĩa giữa đồng NDT với USD tương đối ổn định ở mức 5.2 -> 5.8 NDT/USD  Lạm phát cao TQ, tác động xấu tới mục tiêu tăng trưởng và thúc đẩy xuất khẩu.

Giai đoạn thứ ba: Từ năm 1994 lại đây. Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi

Để khắc phục các khó khăn do thị trường tự phát gây nên, để thực hiện kế hoạch mở cửa kinh tế đối ngoại, đồng thời tạo điều kiện cải thiện cán cân thương mại, Trung quốc đã đưa tỷ giá chính thức lên ngang bằng với tỷ giá thị trường. Việc điều chỉnh thống nhất hai loại tỷ giá được thực hiện từ ngày 01/01/1994. Trung quốc đã cho đồng nhân dân tệ phá giá tới 35%, tỷ giá chính thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD. Kèm theo đó là các quy định xóa bỏ chế độ tự giữ ngoại hối, các doanh nghiệp thực hiện chế độ kết hối ngoại tệ 100%, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng được phép.

Từ năm 1994 đến nay Trung quốc đã thực hiện chuyển đổi tỷ giá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tuy nhiên trên thực tế Trung quốc vẫn thực hiện cơ chế tỷ giá cố định gắn với đồng USD. Những thay đổi của chính sách tỷ giá bắt đầu từ năm 1994 lại đây đã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung quốc. Trước năm 1994, Trung quốc luôn bị thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định.

Cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm.

Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai.

Trong năm 2005, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá. Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (Basket), đồng thời NHTW Trung Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương là 0,3%. Ngày 9/8/2005, Thống đốc NHTW Trung Quốc ZhouXia Chuan đã công bố 11 đồng tiền trong rổ, trong đó các đồng tiền chính là đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc, ngoài ra các đồng Bảng Anh, Ruble Nga và Baht Thái… cũng có mặt trong rổ tiền tệ nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều.

Bảng 4: Đồng Nhân dân tệ thời kì khủng hoảng tài chính Châu Á

Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD. Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao.

Đến năm 2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Đức. Đến cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu thế giới sau Mỹ. Trung quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong nhiều năm liên tục, tính đến cuối năm 2008 đã vươn lên vị trí thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật, năm 2009 vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP trên 8%. Dự trữ ngoại hối của Trung quốc đứng đầu thế giới…

Tỷ giá đồng NDT thời điểm này đã bị đánh giá thấp khoảng 30% so với các đồng tiền khác (40% so với USD và 20% so với EUR). Các nước châu Âu, Mỹ và Nhật bản cho rằng Trung quốc đang sử dụng chính sách tỷ giá thấp nhân tạo để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm với giá rẻ hơn sang các nước, làm mất cân đối nghiêm trọng thị trường vốn, tài chính quốc tế, đây là nguyên nhân chính gây nên khủng hoảng. Ngày càng nhiều nước phản đối chính sách tỷ giá của Trung quốc.

Tháng 6/2010, Trung Quốc chính thức công bố áp dụng tỷ giá linh hoạt. Tháng 6/2010, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 Trung Quốc đã chính thức công bố chấm dứt chính sách tỷ giá áp dụng trong thời kì khủng hoảng khi nền kinh tế hồi phục trở lại và áp lực lạm phát tăng lên. Đây được cho là biện pháp mà NHTW Trung quốc đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát cao, kích cầu, bước đi mới cho việc chuyển hướng từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa. Tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc tháng 5/2010 leo lên mức 3,1%, cao nhất trong 19 tháng và vượt mức mục tiêu của chính phủ. Tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức 5,31%. Tỷ lệ thất nghiệp 4,2%. Như vậy sau khi đồng NDT được điều chỉnh linh hoạt, đồng nhân dân tệ đã tăng 1,8% lên mức 6,7081 nhân dân tệ/USD từ mức 6,8202 nhân dân tệ/USD sau 23 tháng tỷ giá neo cố định.

Tính đến ngày 11/8/2011, tỷ giá NDT/USD đã tăng lên 6,39. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2010. Một ngày trước đó, Fed cam kết giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0 – 0,25% đến giữa năm 2013. Số liệu công bố ngày 10/8 cũng cho thấy thặng dư thương

mại tại Trung Quốc tháng 7/2011 lên mức cao nhất trong 2 năm. Tháng 7/2011, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, mức độ cao nhất trong 3 năm.

Việc Trung Quốc cho phép đồng NDT của mình tăng giá so với các đồng tiền khác phần nào đã làm giảm áp lực đối với Trung Quốc từ phía các nước phương Tây, tuy nhiên theo các chuyên gia đánh giá thì đồng NDT vẫn đang ở mức thấp hơn so với thực tế tới 30-40%

Năm 2012: Trung Quốc cố tình định giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp hơn giá trị thực nhằm hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu, theo đó tạo ra thế bất lợi cho các nước khác. Chính phủ Trung Quốc thiết lập tỷ giá tham chiếu giữa USD và nhân dân tệ là 6,3328 nhân dân tệ một USD, so với tỷ giá hôm qua là 6,3259 nhân dân tệ. Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho phép USD dao động trong biên độ 0,5% quanh mức tham chiếu trên trong ngày.

1.2.Tác động tích cực và hạn chế chính sách tỷ giá Trung Quốc

Việc duy trì chính sách đồng Nhân dân tệ yếu trong thời gian dài bên cạnh việc phối hợp đồng bộ với các công cụ tỷ giá, các chính sách tiền tệ đã giúp nền kinh tế Trung Quốc có những lợi thế nhất định về mặt thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang phải hứng chịu những hệ lụy từ chính sách tỷ giá của mình.

Tác động tích cực:

- Tạo ưu thế cạnh tranh thương mại cho các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trên trường Quốc tế, kích thích sản xuất trong nước.

- Chính sách duy trì đồng NDT yếu được xem như là một biện pháp bảo hộ của Trung Quốc đối trong thương mại quốc tế: một mặt vừa kích thích xuất khẩu, mặt khác lại hạn chế nhập khẩu. ( Hàng hóa XK của TQ trở nên rẻ đi đối với nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu vào TQ trở nên đắt đỏ hơn)

- Đạt thặng dư thương mại liên tiếp nhiều năm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.

- Các khoản vay bằng ngoại tệ và rủi ro đầu tư trong tương lai tăng lên khi các nhà đầu tư dự kiến về tính không ổn định của tỷ giá hối đoái

- Tình hình tài chính bất ổn

- Tăng sự phụ thuộc nền kinh tế vào yếu tố bên ngoài

- Bóp méo nền kinh tể thế giới cụ thể các nước có quan hệ thương mại với TQ Tuy nhiên, ngay trong những ngày đầu năm 2013, tỷ giá giao dịch của nhân dân tệ so với USD trên thị trường đã liên tục tăng lên. Trên bảng giao dịch ngày 11/01/2013, đồng nhân dân tệ đã tăng tới 81 điểm cơ bản lên 6,2712 RMB/USD, mức tăng cao nhất trong 19 năm trở lại đây.

1.3.Ảnh hưởng tới Việt Nam:

Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Năm 2008 con số này đạt 21,659 tỷ USD, năm 2009 đạt 20,751 tỷ USD, hết quý I năm 2010 là 5,37 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nhập siêu của Việt nam từ thị trường Trung quốc ngày càng lớn về giá trị, năm 2005 nhập siêu là 2,82 tỷ USD, năm 2007 là 9,15 tỷ USD, năm 2008 là 11,12 tỷ USD, năm 2009 11,53 tỷ USD, và quý I năm 2010 là 2,55 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục thống kê). Mặt khác nhập siêu từ Trung quốc chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt nam, theo số liệu của bộ công thương công bố và báo cáo tổng hợp của tác giả Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên Phó Văn phòng bộ Thương mại cho thấy tỷ lệ nhập siêu từ Trung quốc so với nhập siêu của cả nước đã và đang duy trì ở mức rất cao, năm 2001 là 18,7 %, năm 2007 là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là 97,1% và dự đoán năm 2010 là 94,4%. Đây thực sự là những khó khăn của ngoại thương nước ta, trong khi ta luôn xuất siêu với các thị trường như Mỹ, Anh, Đức, Úc, song nhập siêu từ thị trường Trung quốc ngày một tăng và duy trì ở mức cao chưa từng có. Do đó, muốn hạn chế nhập siêu của

Việt nam thì phải có những biện pháp thực sự hiệu quả để giảm thâm hụt thương mại với Trung quốc.

1.4.Kinh nghiệm của Trung Quốc về điều hành chính sách tỷ giá – Bài học cho Việt Nam Đối với ý kiến cho rằng nên để đồng Việt nam mất giá nhiều hơn nữa để khuyến khích xuất khẩu.

Việc này Trung quốc đã làm thành công. Song qua nghiên cứu cho thấy đặc điểm của nền kinh tế Trung quốc năm 1994, năm Trung quốc thực hiện phá giá đồng nhân dân tệ không giống như Việt nam. Trước đó Trung quốc đã chuẩn bị những điều kiện tốt để phá giá tiền tệ. Từ việc định hướng phát triển của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, cho đến việc kết hối ngoại tệ, cân đối ngoại tệ, cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu đều phù hợp với việc phá giá tiền tệ. Đối với Việt nam việc phá giá tiền tệ mạnh có thể liên quan đến 2 vấn đề, phá giá có lợi cho xuất khẩu song giá đồng USD cao không có lợi cho nhập khẩu, nhập

khẩu giảm sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, mặt khác cơ cấu thương mại của Việt nam quá phụ thuộc vào nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm cho xuất khẩu giảm theo. Để làm rõ vấn đề này, cần tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân thâm hụt thương mại của Việt nam gia tăng trong những năm gần đây.

Cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả, có những đóng góp quan trọng của việc điều hành cơ chế tỷ giá linh hoạt, chủ động của các cơ quan chức năng Trung Quốc. Những kinh nghiệm thành công cũng như các khó khăn trong cải cách kinh tế của Trung Quốc là những bài học quý giá cho các nước chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam nghiên cứu và vận dụng. Chính sách tỷ giá cũng cần được cải cách cho phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế và những mục tiêu đề ra qua từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế đánh giá những tác động của chính sách tỷ giá đến nền kinh tế việt nam (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w