Phân tích dấu hiệu khủng hoảng năm 2011

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần thủy sản số 1 (Trang 35 - 38)

Do CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 1 là doanh nghiệp sản xuất niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng với mã là SJ1 nên để phân tích dấu hiệu khủng hoảng sẽ áp dụng công thức:

Z= 0.033X1 + 0.014X2 + 0.012X3 +0.010X4 + 0.006X5

X1 = EBIT/ Tổng tài sản = (14,269.826 + 999.203 )/154,830.391 =9.863%

X2= (Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối+ Quỹ dự phòng tài chính+ Quỹ đầu tư phát triển)/ Tổng tài sản = (17,302.414 +3,101.482 +10,002.818)/154,830.391 = 19.64%

X3 = (tài sản ngắn hạn- nợ ngắn hạn)/ Tổng tài sản = (75,456.761 - 63,147.480 )/154,830.391 =7.95%

X4 = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản = 242,757.445 / 154,830.391 =156.79%

X5= Vốn chủ sở hữu (giá thị trường)/ Nợ phải trả (giá ghi sổ) = (3500000* 0.026)/ 63,347.480 =143.65%

Z= 0.033 x 9.863 +0.014 x 19.64+ 0.012 x 7.95 + 0.010 x 156.79 + 0.006 x 143.65 = 3.126

Điểm số Z cho SJ1 năm tài chính 2011 là 3.126 cao hơn so với mức 2.675, thể hiện SJ1 đang có một tình hình tài chính rất tốt và nó không có nguy cơ phá sản trong 2 năm tới.

V. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH

CHỈ TIÊU CÁCH TÍNH NĂM 2010 NĂM 2011 CHÊNH LỆCH

DOL Δ%EBIT/Δ%DTT -1.342 2.683 1.341 DFL Δ%EPS/Δ%EBIT 1.523 0.672 -0.851

DTL DOL*DFL -2.044 4.486 2.442

a) Đòn cân định phí DOL:

năm 2011, DOL tăng 1.341 so với năm 2010, đạt 2.683, có ý nghĩa Doanh thu thuần tăng 1% thì EBIT tăng 2.683%. Điều này chứng tỏ công ty đang cải thiện khả năng tận dụng đòn cân định phí

b) Đòn cân nợ DFL:

Năm 2011, DEL giảm 0.851 so với năm 2010 chỉ còn 0.672, tức EBIT tăng 1% thì EPS tăng 0.672%

c) Đòn bẩy tổng hợp DTL:

Năm 2011, DTL tăng 2.442 so với năm 2010, đạt mức 4.486 thể hiện Doanh thu thuần tăng 1% thì EPS tăng 4.486%

 Qua phân tích, ta có thể thấy công ty đang sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính nhưng DFL của công ty đang giảm. Việc sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính giúp công ty tăng được lợi nhuận cho cổ đông, nhưng mặt khác khi tình hình kinh tế biến động theo hướng bất lợi, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tài chính công ty.

PHẦN 4

NHẬN XÉT VÀ BIỆN PHÁP

I. NHẬN XÉT:

- Nhìn chung công ty đang dần mở rộng quy mô sản xuất với việc tăng dần về cơ cấu vốn và tài sản hợp lí. Mặc dù trong kỳ đã có không ít những khó khăn về chủ quan lẫn khách quan làm cản trở phần nào hoạt động của Công ty.

- Khả năng thanh toán công ty đang giảm dân đi. Điều này cho thấy lượng tài sản lưu động chưa đáp ứng được tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, gây khó khăn trong việc đảm bảo thanh toán cũng như tạo long tin với các tổ chức tín dụng trong việc huy động vốn.

- Giá trị vốn bằng tiền có chiều hướng giảm dần chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán của công ty.

- Phần tài sản cố định của công ty qua các năm tăng dẩn, quy mô đầu tư sản xuất của công ty ngày càng mở rộng.

- Vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của công ty ngày càng tăng cao??

- Sức sinh lời của công ty các năm qua giảm dần do công ty còn bị chiếm dụng vốn nhiếu, hàng tồn kho các năm luôn ở mức cao.

II. BIỆN PHÁP:

1) Về tình hình quản lí và sử dụng vốn kinh doanh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ phải trả.

Trong các năm qua nợ phải trả của công ty luôn chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp, lợi nhuận để

bổ sung cho nguồn vốn ít. Nên khi nhu cầu vốn tăng cao, việc huy động cũng như

chiếm dụng vốn trong công ty đạt giá trị thấp bắt buộc công ty phải đi vay từ các tổ

chức bên ngoài để có thể trang trải cho các chi phí phát sinh trong hoạt động của mình.

Điều này bắt buộc công ty phải kinh doanh có hiệu quả để có thể trang trải cho chi phí lãi phải trả. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính này cũng như là con dao hai lưỡi: có thể giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn hoặc sẽ gây cho công ty khó khăn về tài chính và có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Do đó công ty nên chú ý đến việc gia tăng vốn tự có bằng việc phát triển tích lũy từ lợi nhuận hay thu hút đầu tư từ các thành viên. Bên cạnh đó công ty còn có thể tăng cường chiếm dụng vốn của đơn vị khác để có thể trang trải thêm mà giảm được áp lực vốn vay.

+ Quản lí tài sản lưu động: Đây là tài sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty nên cần được quan tâm quản lý chặt chẽ. Bên cạnh đó tài sản lưu động cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty, cần gia tăng tích lũy vốn bằng tiền từ các khoản thu nhiều hơn nữa để tăng khả năng thanh toán lên cao hơn. Đối với các khoản nợ phải thu ở đây chủ yếu là khoản ứng trước cho người bán và cho công nhân viên. Đối với khoản trả trước cho người bán thì công ty có thể thu dần từ việc mua nguyên vật liệu, nhưng công ty cần chú ý đến khoản ứng trước cho công nhân viên vì sự gia tăng khá lớn của khoản này. Khuyến khích công nhân viên hạn chế việc tạm ứng và chỉ cho tạm ứng với nhu cầu thực sự

cần thiết như đi công tác hoặc mua nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động của công ty. Việc hoàn trả nếu chậm trễ sẽ có thể bị cắt khen thưởng hoặc giảm thi đua…Đồng thời cần giải phóng nhanh lượng hàng tồn kho để thu hồi vốn bị chôn chân trong thời gian dài.

2) Về công tác quản lí và sử dụng tài sản cố định: Công ty cần chú trọng đến công tác thực hiện khấu hao, trích khấu hao nhanh sẽ tránh được hao mòn vô hình của tài sản và thu hồi vốn nhanh, tạo điều kiện để công ty có vốn đầu tư mua sắm, đổi mới thiết bị

công nghệ, tái sản xuất mở rộng nhanh hơn, nâng cao chất lượng các công trình cũng như thúc đẩy năng suất. Hơn nữa đẩy nhanh tốc độ khấu hao, trước mắt lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, quyền lợi trước mắt của doanh nghiệp giảm. Bên cạnh đó công ty cần chú ý đến việc bảo trì sửa chữa các máy móc thiết bị định kỳ, việc này sẽ giúp cho công ty sớm nhận ra hư hỏng để kịp thời sửa chữa ít hao tốn chi phí

Giảm giá vốn hàng bán bằng việc nắm bắt thông tin về thị trường nguyên vật liệu, dự

trữ sẵn nguồn nguyên vật liệu hay tìm các đối tác cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng giá cả ổn định sẽ giúp cho công ty chủ động hơn trong việc giảm chi phí bởi sự biến động giá cả nguyên vật liệu như hiện nay.Mở rộng thị trường hoạt động công ty từ đó gia tăng thêm doanh thu cho công ty.

4) Tăng cường công tác quản lí chi phí: công ty cần phải nghiên cứu xây dựng chi phí định mức,

dự toán cho các chi phí này một cách cụ thể dựa vào các chi phí đã phát sinh của các năm trước để ấn định nội dung chi tiêu, khung chi tiêu. Dựa theo bảng dự toán này, trong quá trình thực hiện công ty nên tiến hành cấp phát chi tiêu theo nội dung của bảng dự toán, xác minh các khoản chi phí vượt dự toán và ngoài dự toán, các khoản chi phí không đúng nội dung và kém hiệu quả. Quy rõ trách nhiệm cho từng bộ phận cá nhân trong việc sử dụng tài sản chung và phải có ý thức tiết kiệm từ đó đưa ra chính sách khen thưởng cũng như đền bù thiệt hại.

5) Quản lý và đào tạo đội ngũ công nhân viên: lãnh đạo nên quan tâm đến đời sống nhân viên,

tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên. Tăng cường công tường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Đứa ra quy chế bắt buộc công nhân viên tuân thủ đúng kỉ luật lao động nghiêm túc làm việc, đảm bào quyền lợi cho người lao động.

6) Hoạch định tài chính cho năm sau: Để nghiên cứu kỹ càng hơn về diễn biến tài chính trong những năm tới thì công ty phải đưa ra được các dự toán, dự báo năm tiếp theo để dễ dàng đề

ra các phương hướng hoạt động đúng đắn. Và để có thể tính toán được những sự chuyển biến này thì chúng ta cần xem xét các nhân tố của các năm trước để từ đó có thể đưa ra dự báo một cách gần chính xác nhất cho phương án.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần thủy sản số 1 (Trang 35 - 38)