Ưu điểm: Có thể thu được năng lượng lớn từ một lượng nhiên liệu rất

Một phần của tài liệu SKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho hs thông qua dạy học theo tinh thần dạy học dự án môn vật lý ở trường thpt (Trang 29 - 32)

nhỏ nên chi phí nhiên liệu thấp.

b. Nhược điểm: chất thải phóng xạ duy trì tác hại hàng nghìn năm và việc cất giữ nó an toàn rất tốn kém. Kinh phí xây dựng và tháo gỡ lớn. Về mặt xã hội, nhiều người e ngại năng lượng hạt nhân không muốn sống gần các nhà máy điện hạt nhân.

1.3.4. Một số nguồn điện sạch

Các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt, đẩy nhân loại vào nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng trong tương lai. Để đối phó với tình trạng đó, nhiều quốc gia trên thế gới đang ra sức nghiên cứu công nghệ khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới và nguồn năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo là những nguồn năng lượng có thể phục hồi như năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, thủy lực,…

1.4.Vai trò của năng lượng

Năng lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất cũng như sinh hoạt đời sống con người. Kinh tế - văn hóa – xã hội càng phát triển thì nhu cầu năng lượng ngày càng cao. Nhưng hầu hết các nguồn năng lượng mà chúng ta đang sử dụng hiện nay không phải là vô tận và sẽ cạn kiệt trong tương lai. Vì vậy thế giới ngày nay đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng.

1.5.Tình hình sử dụng năng lượng

Năng lượng đang sử dụng trên thế giơi hiện nay nếu quy đổi ra dầu là 8,5 tỷ tấn.

Các nước đang phát triển, năng lượng tiêu thụ bình quân trên đầu người thấp hơn 1/10 so với các nước phát triển.

Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu năng lượng của thế giới tăng tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.

Khả năng cung cấp năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt.

Dạng năng lượng thay thế mới chỉ cung cấp được 10% tổng số năng lượng cần thiết.

1.6. Nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng

Hiện nay con người đã và đang sử dụng một nguồn năng lượng lớn nhiên liệu hóa thạch và phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu này (80% nguồn cung cấp năng lượng sơ cấp ).

Dầu mỏ: Dự kiến trữ lượng dầu mỏ chỉ đủ dùng trong vòng 40 năm nữa. Trữ lượng dầu có hạn trong khi nhu cầu sử dụng trên thế giới ngày một tăng làm tăng giá dầu kéo theo sự tăng giá cả thị trường. Mỏ dầu bị khai thác đến 1/2 trữ lượng sẽ suy giảm năng suất, sụt giảm sản lượng. Mặt khác 2/3 tài nguyên dầu nằm ở khu vực Trung Đông đầy bất ổn.

Khí tự nhiên: Dự kiến còn đủ dùng trong 57 năm tới. Xấp xỉ 57% trữ lượng nằm ở khu vực Trung Đông và Liên Xô cũ, một trữ lượng nhỏ trong khu vực Đông Nam Á.

Than đá: Dự kiến có thể cung cấp cho nhân loại khoảng 230 năm nữa. sự cháy của than đá sinh ra năng lượng phát xạ nhiều khí CO2 hơn so với các nhiên liệu khác nên gây ra nhiều tác động xấu đến khí hậu, môi trường.

Hạt nhân: Dự tính có trữ lượng đủ dùng gần 60 năm nữa, Urani dùng cho phát điện nguyên tử chỉ dùng được một lần nếu dùng phản ứng nơtron thì có thể kéo dài thời gian khai thác 60 lần.

1.7. Dân số tác động đến năng lượng

Dân số trên Trái đất tăng nhanh, muốn duy trì được sự phát triển của xã hội phải khai phá được một lượng tài nguyên đủ lớn cân đối với yêu cầu. Kinh tế phát triển, nguồn năng lượng tiêu hao ngày càng cao, môi trường bị ô nhiễm nặng nề.

Năm1994, năng lượng tiêu phí một lần của thế gới quy đổi ra than nguyên chất là 11 tỉ 149 triệu tấn.

Dự tính đến năm 2050 dân số thế giới xấp xỉ10 tỉ, nhu cầu năng lượng tăng là áp lực đối với nhân loài.

SỬ DỤNG ĐIỆN TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ2. Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả 2. Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả

2.1. Tại sao phải sử dụng điện năng tiết kiệm

- Vì điều đó giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên.

- Vì nguồn cung cấp điện luôn luôn thiếu và là vấn đề khó khăn đối với bất cứ quốc gia nào.

- Vì tiết kiệm điện năng giúp bạn tiết kiệm tiền.

- Vì để không bị bực mình mỗi khi mất điện, không thiệt hại vật chất lẫn tinh thần mỗi khi mất điện.

- Vì điện năng không phải là vô hạn.

- Để giá điện không tăng cao, ảnh hưởng chi phí chi tiêu.

2.2. Các biện pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả2.2.1. Biện pháp quản lý 2.2.1. Biện pháp quản lý

-Nhà nước đang sớm hoàn thiện khung pháp lý (văn bản hướng dẫn, luật, nghị định) về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp cũng như trong sinh hoạt.

- Ban hành quy chuẩn xây dựng Việt Nam về “Các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.

- Ban hành bộ tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng là cơ sở dán nhãn tem tiết kiệm năng lượng.

- Phổ biến kinh nghiệm từ các mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thành công trong và ngoài nước.

- Tổ chức mạng lưới quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm đến các tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương.

- Xây dựng mô hình quản lý năng lượng mẫu cho doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc các ngành công nghiệp lựa chọn.

- Thành lập các trung tâm tư vấn sử dụng nưng lượng tiết kiệm và hiệu quả

2.2.2. Biện pháp tuyên truyền giáo dục

- Thực hiện các chương trình truyền hình, truyền thanh hàng tháng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Phát triển các trang thông tin điện tử về tiết kiệm năng lượng tại các tỉnh, thành phố.

- Đào tạo tập huấn về tiết kiệm năng lượng cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật công nghệ và các tuyên truyền viên.

- Tổ chức các cuộc thi sáng tạo giải pháp, ý tưởng công nghệ, thiết bị tiết kiệm năng lượng.

- Lồng ghép nội dung tiết kiệm năng lượng vào hệ thống giáo dục quốc gia.

2.2.3.Phát triển các trang thiết bị tiết kiệm năng lượng.

- Nghiên cứu các phương pháp kỹ thuật để năng cao, cải tiến hiệu suất của các động cơ.

- Khuyến khích các đơn vị sản xuất đầu tư hiện đại hóa công nghệ sản xuất

- Tổ chức hội thảo diễn đàn đối thoại với các nhà sản xuất trong nước về thiết bị tiết kiệm năng lượng nhằm xác định các yêu cầu cần thiết áp dụng vào thiết kế, công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm hiệu suất cao hơn.

- Đào tạo nâng cao năng lực phân tích kinh tế dự án cho doanh nghiệp, nhằm tính toán chi phí lợi ích trong thiết kế sản phẩm mới,tiếp nhận chuyển giao công nghệ, cải tạo dây chuyền sản xuất để thực hiện được các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng.

2.2.4. Trong hộ gia đình

Thực hành tiết kiệm năng lượng trong gia đình không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.

Các biện pháp gồm: Vận động xây dựng mô hình tiết kiệm năng lượng. Tập huấn cho cán bộ địa phương các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Xây dựng thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng ở các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu SKKN Rèn luyện kỹ năng sống cho hs thông qua dạy học theo tinh thần dạy học dự án môn vật lý ở trường thpt (Trang 29 - 32)